(VTC News) - Thủ tướng đã nêu ra những ví dụ cụ thể về bất cập trong cải cách thể chế, thủ tục hành chính và đề nghị các Bộ ngành, địa phương cùng tháo gỡ trong năm 2016.
Sáng 29/12, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng điểm lại năm 2015 cũng như toàn bộ kế hoạch 5 năm 2011-2015 có nhiều thuận lợi và cũng rất nhiều khó khăn, thách thức.
Thủ tướng đánh giá tuy nền kinh tế của Việt Nam có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực nhưng chúng ta không được chủ quan, tự mãn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam phải hội nhập sâu rộng với thế giới, cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày càng quyết liệt.
“Đó là việc cộng đồng ASEAN hình thành cuối năm 2015 và hàng chục các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên thế giới”, Thủ tướng dẫn chứng.
Xu thế toàn cầu hóa của thế giới khiến cho Việt Nam không thể đứng ngoài. Đó là xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh một cách quyết liệt.
Bên cạnh đó tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường. Ngay trong năm 2015, việc giá dầu thế giới giảm sâu, giảm giá đồng nhân dân tệ, cộng thêm tình hình phức tạp tại Biển Đông…cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho tình hình trong nước.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng bộc lộ rõ một số hạn chế, yếu kém, khó khăn.
Để thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Đầu tiên cần phải kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta không được chủ quan điều này. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược. Các bộ ngành địa phương biết rất rõ 3 đột phá này rồi".
Thủ tướng lưu ý trọng tâm trong lĩnh vực kinh tế là thể chế kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, việc cải cách môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vướng mắc.
“Chúng ta không thể hài lòng với kết quả vừa qua đạt được là đứng vào nhóm ASEAN 6. Chúng ta phải đứng vào nhóm đầu của ASEAN chứ không chỉ dừng lại ở nhóm ASEAN 6”, Thủ tướng lưu ý.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng trước hết cần phải cải cách thể chế để có được những đột phá trong phát triển kinh tế xã hội.
Tại hội nghị trực tuyến, một số kiến nghị của các địa phương tập trung vào cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính.
“Có đồng chí vừa nói, có một dự án nhỏ thôi mà 200 ngày mới được làm thì bây giờ làm sao. Có lần tôi cũng trao đổi với các đồng chí, với bằng đó ngày người ta lên vũ trụ cũng về rồi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Vì vậy, một mặt nhà nước cần quản lý chặt chẽ để phát triển hiệu quả nhưng mà phải tạo mọi thuận lợi cho người dân, cho doanh nghiệp làm ăn sinh sống, phát triển sản xuất kinh doanh.
Thể chế quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Nước nào có thể chế tốt thì sẽ cạnh tranh tốt, thu hút đầu tư nước ngoài tốt.
Thủ tướng cho rằng vừa qua, tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam có nhiều khởi sắc là nhờ hàng loạt các cải cách về đầu tư.
Bên cạnh, Thủ tướng lưu ý cần xác định đột phá về kết cấu hạ tầng.
“Nếu chỉ nhìn vào ngân sách thì không đủ. Cứ xách cặp chạy suốt ở Hà Nội mà xin thì không được đâu. Cần tạo ra thể chế để thu hút đầu tư của xã hội.
Bộ trưởng Thăng vừa báo cáo nếu xây đường cao tốc mà có cơ chế thuận lợi thì nhà đầu tư sẽ làm. Làm sao ngân sách mà có tiền đầu tư, trong khi đó vốn vay ODA cũng đã giảm đi”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, các vấn đề về phát triển văn hóa, an sinh xã hội cũng cần phải được quan tâm.
Hiện nay 70% dân số sống ở nông thôn. Do đó, các địa phương cần triển khai quyết liệt có hiệu quả 2 chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2016.
“Xét cho cùng chúng ta phát triển cũng vì đời sống của người dân”, Thủ tướng khẳng định.
Phạm Thịnh
Sáng 29/12, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng điểm lại năm 2015 cũng như toàn bộ kế hoạch 5 năm 2011-2015 có nhiều thuận lợi và cũng rất nhiều khó khăn, thách thức.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam phải hội nhập sâu rộng với thế giới, cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày càng quyết liệt.
“Đó là việc cộng đồng ASEAN hình thành cuối năm 2015 và hàng chục các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước trên thế giới”, Thủ tướng dẫn chứng.
Xu thế toàn cầu hóa của thế giới khiến cho Việt Nam không thể đứng ngoài. Đó là xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh một cách quyết liệt.
Bên cạnh đó tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường. Ngay trong năm 2015, việc giá dầu thế giới giảm sâu, giảm giá đồng nhân dân tệ, cộng thêm tình hình phức tạp tại Biển Đông…cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho tình hình trong nước.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng bộc lộ rõ một số hạn chế, yếu kém, khó khăn.
Để thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Đầu tiên cần phải kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta không được chủ quan điều này. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược. Các bộ ngành địa phương biết rất rõ 3 đột phá này rồi".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
“Chúng ta không thể hài lòng với kết quả vừa qua đạt được là đứng vào nhóm ASEAN 6. Chúng ta phải đứng vào nhóm đầu của ASEAN chứ không chỉ dừng lại ở nhóm ASEAN 6”, Thủ tướng lưu ý.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng trước hết cần phải cải cách thể chế để có được những đột phá trong phát triển kinh tế xã hội.
Tại hội nghị trực tuyến, một số kiến nghị của các địa phương tập trung vào cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính.
“Có đồng chí vừa nói, có một dự án nhỏ thôi mà 200 ngày mới được làm thì bây giờ làm sao. Có lần tôi cũng trao đổi với các đồng chí, với bằng đó ngày người ta lên vũ trụ cũng về rồi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thể chế quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Nước nào có thể chế tốt thì sẽ cạnh tranh tốt, thu hút đầu tư nước ngoài tốt.
Thủ tướng cho rằng vừa qua, tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam có nhiều khởi sắc là nhờ hàng loạt các cải cách về đầu tư.
Bên cạnh, Thủ tướng lưu ý cần xác định đột phá về kết cấu hạ tầng.
“Nếu chỉ nhìn vào ngân sách thì không đủ. Cứ xách cặp chạy suốt ở Hà Nội mà xin thì không được đâu. Cần tạo ra thể chế để thu hút đầu tư của xã hội.
Bộ trưởng Thăng vừa báo cáo nếu xây đường cao tốc mà có cơ chế thuận lợi thì nhà đầu tư sẽ làm. Làm sao ngân sách mà có tiền đầu tư, trong khi đó vốn vay ODA cũng đã giảm đi”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, các vấn đề về phát triển văn hóa, an sinh xã hội cũng cần phải được quan tâm.
Hiện nay 70% dân số sống ở nông thôn. Do đó, các địa phương cần triển khai quyết liệt có hiệu quả 2 chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, giảm nghèo bền vững ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2016.
“Xét cho cùng chúng ta phát triển cũng vì đời sống của người dân”, Thủ tướng khẳng định.
Phạm Thịnh
Bình luận