Ngày 8/11, Văn phòng Chính phủ ra thông cáo cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý về cơ bản Kế hoạch thanh tra năm 2015 của Thanh tra Chính phủ.
Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung vào thanh tra tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trọng tâm thanh tra là về trách nhiệm của một số bộ, ngành trong công tác chống buôn lậu, thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, mua sắm tài sản, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; đối với một số UBND tỉnh, thành phố về quản lý sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư.
Một số nội dung thanh tra khác bao gồm: Việc sản xuất và nhập khẩu thiết bị y tế; công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước…
* Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, sáng 8-11, Đoàn công tác số 2 do Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng Uông Chu Lưu làm Trưởng đoàn đã công bố kết quả kiểm tra, giám sát tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 5 đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương và Thanh Hóa.
Qua kiểm tra, đôn đốc, Đoàn công tác đã chỉ rõ những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng tại ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam về: Nhận thức về công tác phòng chống tham nhũng của cán bộ, công chức; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng; Công tác triển khai, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; Quản lý tài chính, thu chi, đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị...
Đoàn công tác nhấn mạnh: Bảo hiểm xã hội là lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ phát sinh tham nhũng. Do vậy, công tác phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong ngành bảo hiểm xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Đoàn công tác kiến nghị Ban cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc nội dung nghị quyết, kết luận, chỉ thị và văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa tham nhũng.
* Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với nội dung kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Thủ tướng yêu cầu đối với một số vụ việc vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tội phạm, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ, VRG đã có một số vi phạm chủ yếu như: Hội đồng thành viên VRG quyết định tăng vốn điều lệ năm 2010 và 2011 cho các đơn vị thành viên không đúng quy định; VRG quyết định tăng vốn điều lệ để góp vào các công ty cổ phần thuộc ngành nghề kinh doanh chính không đúng thẩm quyền 3.540,5 tỷ đồng; VRG đã đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp vượt so với vốn điều lệ 2.591 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt rất thấp, lỗ và tiềm ẩn nguy cơ mất vốn lớn.
Bên cạnh đó, VRG chưa thu 127,7 tỷ đồng phí quản lý ngành năm 2010, làm giảm doanh thu tương ứng về thuế thu nhập phải nộp 31,9 tỷ đồng; Công ty Cao su Phú Riềng (thuộc VRG) hạch toán sai khoản "chi phí sản xuất kinh doanh - chi phí tạo rừng" số tiền hơn 14,6 tỷ đồng, làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên 3,6 tỷ đồng…
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi về tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra Chính phủ các khoản về thuế và chi phí do VRG và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định trị giá 42,968 tỷ đồng; đồng thời xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân thuộc VRG và đơn vị thành viên liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản…
Theo TTXVN
Một số nội dung thanh tra khác bao gồm: Việc sản xuất và nhập khẩu thiết bị y tế; công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước…
* Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, sáng 8-11, Đoàn công tác số 2 do Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng Uông Chu Lưu làm Trưởng đoàn đã công bố kết quả kiểm tra, giám sát tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và 5 đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương và Thanh Hóa.
Qua kiểm tra, đôn đốc, Đoàn công tác đã chỉ rõ những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng tại ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam về: Nhận thức về công tác phòng chống tham nhũng của cán bộ, công chức; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng; Công tác triển khai, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; Quản lý tài chính, thu chi, đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị...
Đoàn công tác nhấn mạnh: Bảo hiểm xã hội là lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ phát sinh tham nhũng. Do vậy, công tác phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong ngành bảo hiểm xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Đoàn công tác kiến nghị Ban cán sự đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc nội dung nghị quyết, kết luận, chỉ thị và văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa tham nhũng.
* Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với nội dung kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Thủ tướng yêu cầu đối với một số vụ việc vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tội phạm, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ, VRG đã có một số vi phạm chủ yếu như: Hội đồng thành viên VRG quyết định tăng vốn điều lệ năm 2010 và 2011 cho các đơn vị thành viên không đúng quy định; VRG quyết định tăng vốn điều lệ để góp vào các công ty cổ phần thuộc ngành nghề kinh doanh chính không đúng thẩm quyền 3.540,5 tỷ đồng; VRG đã đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp vượt so với vốn điều lệ 2.591 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt rất thấp, lỗ và tiềm ẩn nguy cơ mất vốn lớn.
Bên cạnh đó, VRG chưa thu 127,7 tỷ đồng phí quản lý ngành năm 2010, làm giảm doanh thu tương ứng về thuế thu nhập phải nộp 31,9 tỷ đồng; Công ty Cao su Phú Riềng (thuộc VRG) hạch toán sai khoản "chi phí sản xuất kinh doanh - chi phí tạo rừng" số tiền hơn 14,6 tỷ đồng, làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên 3,6 tỷ đồng…
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi về tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra Chính phủ các khoản về thuế và chi phí do VRG và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định trị giá 42,968 tỷ đồng; đồng thời xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân thuộc VRG và đơn vị thành viên liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản…
Theo TTXVN
Bình luận