Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khuyên các thí sinh không nên vào lò luyện thi, bởi kiểu đề vận dụng kiến thức như năm nay, việc luyện thi không có ích lợi gì.
- 38 trường ĐH chủ trì các cụm thi và 64 Sở GD&ĐT dường như đang bị động chờ vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi chính thức vào cuối tháng 4, mới có thể bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi. Có cập rập quá không, thưa ông?
Cuối tháng tư thì vẫn còn 3 tháng để chuẩn bị. Theo tôi là đủ thời gian.
- Số lượng thí sinh mỗi ĐH được giao chủ trì vượt trội con số thí sinh truyền thống mà họ phải lo hằng năm (gấp 2 thậm chí 2,5 lần), trong khi cả trường và sở cùng phải đồng thời thuê phòng thi, chuẩn bị cơ sở vật chất. Liệu có điều gì đáng lo ngại không, thưa ông?
Những trường được chọn chủ trì cụm thi là những trường có năng lực và kinh nghiệm tổ chức. Trước khi giao nhiệm vụ Bộ đã khảo sát và đã bàn thảo về tất cả các điều kiện, thấy có khả năng thực hiện được Bộ mới giao. Không phải toàn bộ thí sinh đổ vào thi ở cụm trường, dự kiến có khoảng 20% thí sinh không thi vào ĐH, CĐ, thậm chí có một số địa phương có đến 50-60% thí sinh không thi ĐH.
Vì vậy, số thí sinh sẽ giảm chứ không nhiều như lo ngại. Ngoài ra, các cụm thi địa phương không ở khu vực thành phố mà thường nằm ở các trường phổ thông ở vùng xa cho nên không ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất của các cụm thi.
- Các nhà tuyển sinh e ngại số lượng người đổ về các cụm thi tăng đột biến, do vậy khó có thể đảm bảo được nơi ăn chốn ở, đi lại, an toàn vệ sinh thực phẩm cho thí sinh?
Bộ đã trao đổi với tất cả các địa phương có tổ chức thi và thấy có thể đảm bảo đủ cơ sở vật chất, cho dù là tối đa số lượng thí sinh. Ngoài ký túc xá, các địa phương có thể vận động để sử dụng nhà dân. Vừa qua, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị chỉ đạo các trường ĐH, các địa phương, các cơ quan đoàn thể, các ban ngành… cùng tham gia phối hợp để tổ chức thành công kỳ thi.
Có ý kiến cho rằng, có những địa phương dù khó khăn vẫn muốn được giao tổ chức thi, như vậy có đảm bảo không thưa ông?
Chỉ có Long An muốn tổ chức một cụm thi riêng. Theo nguyên tắc phải là 2 tỉnh trở lên mới được tổ chức một cụm thi. Vì vậy, Bộ giải quyết bằng phương án sau: riêng tỉnh này cho phép thí sinh thi cả ở TP.HCM và Đồng Tháp.
- Thí sinh đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, điều các em băn khoăn là nên đăng ký thi các môn như thế nào cho hợp lý, ông có lời khuyên gì đối với các thí sinh?
Thí sinh khi nộp hồ sơ phải xuất phát từ ngành nghề mình chọn để làm trong tương lai, tiếp đến là cân nhắc xem trường mình định thi vào sẽ xét tuyển ngành đó bằng những tổ hợp môn nào để lựa chọn cho phù hợp chứ không phải thích môn gì thi môn đó. Tôi khuyên các em là, Bộ cho thi 8 môn nhưng các em đừng chọn thi tất cả mà chỉ nên thi những môn sở trường, và, xuất phát cơ bản vẫn là ngành nghề mình yêu thích.
- Vậy các em nên ôn thi như thế nào cho kỳ thi này, thưa ông?
Bộ đã công bố đề thi minh họa với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm câu hỏi khó, bao nhiêu phần trăm câu hỏi dễ. Đề thi sẽ không hỏi máy móc như trước nữa mà yêu cầu khả năng vận dụng, suy luận, đối chiếu, cập nhật kiến thức. Vì vậy, các em đừng đi học thêm nữa, với kiểu đề thi này, đi luyện thi là vô ích!
Cám ơn ông!
Nguồn: Hồ Thu(Tiền phong)
- 38 trường ĐH chủ trì các cụm thi và 64 Sở GD&ĐT dường như đang bị động chờ vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi chính thức vào cuối tháng 4, mới có thể bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi. Có cập rập quá không, thưa ông?
Cuối tháng tư thì vẫn còn 3 tháng để chuẩn bị. Theo tôi là đủ thời gian.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đi kiểm tra thi năm 2014. Ảnh: Hồ Thu. |
- Số lượng thí sinh mỗi ĐH được giao chủ trì vượt trội con số thí sinh truyền thống mà họ phải lo hằng năm (gấp 2 thậm chí 2,5 lần), trong khi cả trường và sở cùng phải đồng thời thuê phòng thi, chuẩn bị cơ sở vật chất. Liệu có điều gì đáng lo ngại không, thưa ông?
Những trường được chọn chủ trì cụm thi là những trường có năng lực và kinh nghiệm tổ chức. Trước khi giao nhiệm vụ Bộ đã khảo sát và đã bàn thảo về tất cả các điều kiện, thấy có khả năng thực hiện được Bộ mới giao. Không phải toàn bộ thí sinh đổ vào thi ở cụm trường, dự kiến có khoảng 20% thí sinh không thi vào ĐH, CĐ, thậm chí có một số địa phương có đến 50-60% thí sinh không thi ĐH.
Vì vậy, số thí sinh sẽ giảm chứ không nhiều như lo ngại. Ngoài ra, các cụm thi địa phương không ở khu vực thành phố mà thường nằm ở các trường phổ thông ở vùng xa cho nên không ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất của các cụm thi.
|
Bộ đã trao đổi với tất cả các địa phương có tổ chức thi và thấy có thể đảm bảo đủ cơ sở vật chất, cho dù là tối đa số lượng thí sinh. Ngoài ký túc xá, các địa phương có thể vận động để sử dụng nhà dân. Vừa qua, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị chỉ đạo các trường ĐH, các địa phương, các cơ quan đoàn thể, các ban ngành… cùng tham gia phối hợp để tổ chức thành công kỳ thi.
Có ý kiến cho rằng, có những địa phương dù khó khăn vẫn muốn được giao tổ chức thi, như vậy có đảm bảo không thưa ông?
Chỉ có Long An muốn tổ chức một cụm thi riêng. Theo nguyên tắc phải là 2 tỉnh trở lên mới được tổ chức một cụm thi. Vì vậy, Bộ giải quyết bằng phương án sau: riêng tỉnh này cho phép thí sinh thi cả ở TP.HCM và Đồng Tháp.
- Thí sinh đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, điều các em băn khoăn là nên đăng ký thi các môn như thế nào cho hợp lý, ông có lời khuyên gì đối với các thí sinh?
Thí sinh khi nộp hồ sơ phải xuất phát từ ngành nghề mình chọn để làm trong tương lai, tiếp đến là cân nhắc xem trường mình định thi vào sẽ xét tuyển ngành đó bằng những tổ hợp môn nào để lựa chọn cho phù hợp chứ không phải thích môn gì thi môn đó. Tôi khuyên các em là, Bộ cho thi 8 môn nhưng các em đừng chọn thi tất cả mà chỉ nên thi những môn sở trường, và, xuất phát cơ bản vẫn là ngành nghề mình yêu thích.
- Vậy các em nên ôn thi như thế nào cho kỳ thi này, thưa ông?
Bộ đã công bố đề thi minh họa với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm câu hỏi khó, bao nhiêu phần trăm câu hỏi dễ. Đề thi sẽ không hỏi máy móc như trước nữa mà yêu cầu khả năng vận dụng, suy luận, đối chiếu, cập nhật kiến thức. Vì vậy, các em đừng đi học thêm nữa, với kiểu đề thi này, đi luyện thi là vô ích!
Cám ơn ông!
Nguồn: Hồ Thu(Tiền phong)
Bình luận