• Zalo

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT giải thích vì sao có ô vuông, tam giác khi đọc thơ

Giáo dụcThứ Bảy, 08/09/2018 18:58:00 +07:00Google News

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, ô vuông, tam giác chỉ là cách để trẻ phân tách lời nói thành các tiếng, những cách hiểu được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội gần đây hoàn toàn sai lầm về chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục.

Những ngày vừa qua, dư luận đang quan tâm tới cách đọc thơ theo ô vuông tam giác. Những bài văn, đơn xin phép toàn ô vuông, tam giác được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội. Thậm chí có những clip ghi lại cảnh cha mẹ "nổi đóa" vì con đọc được ô vuông, tam giác nhưng không đọc được chữ.

Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ khẳng định, đây là những cách hiểu hoàn toàn sai lầm về chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục (TV1-CNGD).

photo1536158719529-1536158719529516116579

Theo Thứ trưởng, ô vuông, tam giác chỉ là cách để trẻ phân tách lời nói thành các tiếng, những cách hiểu được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội gần đây hoàn toàn sai lầm về chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục. 

Theo Thứ trưởng, ô vuông, tam giác chỉ là cách để trẻ phân tách lời nói thành các tiếng. Trẻ sẽ chỉ học “ô vuông” vài tuần đầu của lớp 1. Tất nhiên, lúc mới vào lớp 1 thì cha mẹ yêu cầu đọc chữ, con sẽ chưa thể đọc được. Trẻ chỉ có thể học thuộc lòng các đoạn thơ, ca dao và nhìn theo “ô vuông” để đọc lại.

GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông) nhận xét về cách dạy trẻ tập đọc của Tài liệu TV1-CNGD: “Ở mấy bài đầu, chủ trương của tác giả cuốn sách là học sinh sẽ học cách tách lời nói thành các tiếng, từ đó hiểu cách đọc lời thơ, chứ không phải là học chữ hay học đánh vần. Học sinh sẽ hình dung mỗi mô hình hình tam giác, hình vuông là khối chữ mà không đọc thừa, thiếu chữ.

Cách dạy này đã được GS Hồ Ngọc Đại thực nghiệm qua rất nhiều năm ở các trường thực nghiệm, đem lại kết quả và đã được các nhà chuyên môn kiểm chứng. Sau này, học sinh nắm rất vững quy tắc phát âm, dùng từ, đặt câu trong tiếng Việt, ít bị sai sót”.

Như vậy, trẻ có thể học đánh vần theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của chương trình phổ thông hay chương trình thực nghiệm đều được. Cách đánh vần khác nhau nhưng đích đến cuối cùng là trẻ đọc thông viết thạo, đọc đúng viết đúng Tiếng Việt vẫn có thể đạt được.

Ngoai ra, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng khẳng định, Tài liệu TV1-CNGD là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.

Video: Cách đánh vần lạ tiếng Việt gây hoang mang, tác giả chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục nói gì?

"Khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng Quốc gia thẩm định", Thứ trưởng Độ cho hay. 

Căn cứ vào kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định Quốc gia, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo Chương trình giáo dục phổ thông mới) được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, căn cứ vào các quy định, các cơ sở giáo dục được phép lựa chọn sách giáo khoa phù hợp.

Tuệ Lâm
Bình luận
vtcnews.vn