Ông Bùi Danh Liên
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng thời điểm đó thực hiện thu phí thì được, nhưng đến thời điểm hiện tại – với sự ra đời của hàng loạt văn bản luật mới thì không được. Thu phí bây giờ là trái với các quy định, văn bản pháp luật”, ông Liên nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp vận tải phản đối
Trước những lý giải của Hà Nội về việc thu phí này, ông Liên phân tích: “Lãnh đạo Hà Nội cũng nói: Chính vì thế nên chúng tôi phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, nếu Thủ tướng đồng ý thì mới làm. Tôi xin thưa rằng cách giải trình như thế là không được.
Nên nhớ năm nay là năm kỷ cương của Hà Nội. Do vậy, thủ đô càng phải gương mẫu thực hiện đúng kỷ cương, pháp luật của nhà nước. Chưa có tiền lệ lãnh đạo tỉnh, thành nào lại tự đặt một chế độ thu phí riêng như thế. Hà Nội là thủ đô của cả nước càng không thể phá luật.
Nếu Hà Nội mà được thu phí đại lộ Thăng Long thì các tỉnh khác cũng xin ý kiến Thủ tướng thu phí đường, kể cả đường làng, ngõ xóm thành ra việc quản lý nhà nước không thống nhất. Cái đó rất nguy hiểm, nó có thể gây rối loạn xã hội”.
Đại lộ Thăng Long
Nếu có được thu thì hiệu quả sẽ như thế nào? Xin thưa rằng khi đường 32 được hoàn thành rồi đường 6 được mở rộng thì ai dại gì đi đoạn đường dài tới 28 km đó để tốn xăng, tốn tiền phí?
Một khi người dân ít đi qua Đại lộ Thăng Long tức là Hà Nội sẽ không khai thác được công năng của đoạn đường nghìn tỷ đó. Nhân dân hai bên đường đã phải chịu thiệt thòi, nhường đất đai để làm công trình đó, lẽ nào bắt họ đi đường gom chỉ vì có trạm thu phí?
Đấy là những hệ quả dễ nhận thấy từ đề xuất này”.
Đừng đẩy khó cho Thủ tướng!
Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội khẳng định quyền quyết định thu phí đại lộ Thăng Long là do Thủ tướng khiến các chuyên gia cho rằng: "Hà Nội đang đẩy khó" cho Thủ tướng.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Liên nói: “Tôi nghĩ rằng lãnh đạo Hà Nội không nên đá quả bóng đó sang Thủ tướng, Chính phủ. Không nên cái gì cũng đẩy lên Chính phủ xem xét, giải quyết bởi Chính phủ còn rất nhiều việc trong khi để có thể ký một nghị định nhiều khi mất cả tháng trời nghiên cứu. Các tư lệnh ngành, những người đứng đầu các Ủy ban hãy tuân thủ pháp luật, đẩy mạnh vai trò của mình và làm trong phạm vi cho phép”.
Hà Nội đang đẩy khó cho Thủ tướng?
Khi ấy Hà Nội mới đẩy cái đó về cho Bộ Giao thông vận tải. Do hăng hái chuẩn bị mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long nên Hà Nội đã quyết định bỏ ngân sách ra để làm. Kết quả cuối cùng là ngân sách của Hà Nội vốn eo hẹp, lại phải chi một khoản lớn cho sự kiện 1000 năm Thăng Long trong đó có cả việc xây dựng Đại lộ Thăng Long dẫn tới tình trạng bây giờ đang… thủng túi.
“Mà đã thủng túi thì họ phải nghĩ cách thu phí để tăng ngân sách. Tôi cho rằng đó là việc làm không hợp với lòng dân! Nên nhớ các doanh nghiệp vận tải hiện nay cũng đang rất khó khăn.
Chúng tôi cho rằng về vấn đề này chắc chắn Thủ tướng sẽ không chấp nhận nên cũng không cần tham gia, góp ý nhiều. Thủ tướng không thể làm trái các quyết định đã ban hành của mình. Chưa kể, trước khi quyết định còn có sự tham mưu của các Bộ.
Bộ Giao thông vận tải đã không đồng tình. Bộ Tài chính chắc chắn lại càng không vì họ còn đang nghiên cứu điều chỉnh lại phí bảo trì đường bộ. Loại phí này hiện nay cũng đang có những cái bất hợp lý, cao quá gây khó cho doanh nghiệp”, ông Liên cho biết.
VTC News sẽ tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia, giới chức về vấn đề đang gây tranh cãi này.
Bình luận