Răng miệng vốn thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, nước uống nên sẽ “chịu trận” nhiều nhất và dễ bị tổn thương nhất khi bị "tấn công", dẫn tới ngả màu, ố vàng, thậm chí sâu răng hay viêm lợi.
Chất Flo
Y khoa chia các nguyên nhân gây xỉn màu răng thành các nhóm do tuổi tác, do sử dụng nguồn nước nhiễm Flo, dùng thuốc kháng sinh, sử dụng đồ uống và thực phẩm có hàm lượng axit cao, thói quen hút thuốc lá, uống cà phê hoặc không vệ sinh răng miệng đúng cách…
Trong các nguyên nhân kể trên, Flo là chất chúng ta tiếp xúc nhiều nhất, trong nước sinh hoạt hàng ngày, trong thức ăn, nước súc miệng nhưng lại ít được đề phòng nhất.
Flo có mùi hăng và có khả năng gây ăn mòn, vốn được xếp vào dạng chất độc mạnh đứng thứ 20 trong tổng số 275 chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nếu tiếp xúc nhiều với Flo có thể gây nguy hiểm đến răng miệng. Nếu thường xuyên sử dụng nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4mg/l sẽ gây ố men răng nặng và rỗ bề mặt răng. Đối với trẻ nhỏ, khi Flo ở nồng độ 2 mg/l có thể làm chậm quá trình mọc răng và tăng nguy cơ nhiễm Flo trong men răng.
Bánh kẹo, đồ uống
Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như kẹo, bánh, sữa, socola sẽ dễ khiến răng hình thành mảng bám trên bề mặt và bị lên men axit. Đây chính là là nguyên nhân gây xói mòn men răng. Những mảng bám này sẽ khiến men răng bị phá hủy và dẫn đến sâu răng, răng xỉn màu.
Những loại đồ uống như trà, socola, nước ép trái cây, cafe cũng nằm trong danh sách thực phẩm “phá hoại” hàm răng cần được lưu ý. Những loại đồ uống này có thể làm thay đổi sắc tố trên bề mặt răng và khiến răng đổi màu vàng hoặc tối màu.
Đồ uống có ga có chứa chất làm ngọt, đường và khí carbon dioxide. Thường xuyên sử dụng đồ uống có ga sẽ khến bề mặt răng kém chắc khỏe, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và làm thay đổi màu sắc răng.
Thuốc lá
Hút thuốc không những gây hại cho sức khỏe, cho người xung quanh bạn mà còn là nguyên nhân gây xỉn màu răng. Chất nicotine gây xỉn màu răng. Răng sẽ chuyển sang màu nâu đến đen.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu từ vệ sinh răng miệng kém như lười đánh răng, đánh răng không kỹ hoặc không dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn khu trú ở các khe răng, gây vàng và xanh răng. Bạn nên tập cho mình thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách nếu không muốn răng bị ”đổi màu”.
Video: Làm sao để răng trẻ không bị ngả màu
Bình luận