(TVC News) - Theo ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế: "Ngành tài chính nói chung, ngành thuế nói riêng đang nỗ lực hết sức để bảo đảm thu nội địa trong 3 tháng cuối năm ở mức cao nhất chứ không dám chắc là có hoàn thành nhiệm vụ hay không".
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn thành thấp
Số liệu của Bộ Tài chính cho hay, tổng thu ngân sách trong 3 quý đầu năm 2013 mới đạt được 66,6% kế hoạch năm, thấp hơn mức tương ứng các năm trước là 80%, cho thấy việc hoàn thành kế hoạch thu ngân sách năm 2013 sẽ là một thách thức lớn cho ngành thuế. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong các sắc thuế có mức độ hoàn thành thấp, chỉ gần 62%.
Theo kế hoạch, năm 2013 khối doanh nghiệp nhà nước sẽ phải đảm nhiệm tới 34% tổng số thuế thu nhập của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho tới hết tháng 9, các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đóng góp khoảng 35 nghìn tỷ đồng, đạt 46,55% kế hoạch của năm 2013. Trong khi các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân và khối FDI không tính dầu thô có tỷ lệ thực hiên cao hơn nhiều (khoảng 60%).
Chỉ có các doanh nghiệp hoạt động trong khai thác dầu, khí đốt đạt được tỷ lệ thực hiện trên 80% so với kế hoạch. Kết quả là tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm hơn 25% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2013, thấp hơn tới gần 10 điểm phần trăm so với kế hoạch 2013 và thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với năm 2012. Rõ ràng là các doanh nghiệp nhà nước cần phải nỗ lực nhiều mới có hi vọng hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra năm 2013.
Có được kết quả trên là nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải ghi nhận những cố gắng của Chính phủ trong việc kịp thời ban hành nhiều biện pháp gia hạn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như Gia hạn 09 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ.
Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty; và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội tại Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
Doanh nghiệp khó khăn chưa nhận được hỗ trợ.
Theo lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là 22% từ năm 2014 và giảm xuống 20% từ năm 2016. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là 20%. Xu hướng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp gần như không thể đảo ngược. Do vậy, những chính sách hỗ trợ trên chỉ có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận tăng nhanh hơn mức giảm thuế thì mới có thể gia tăng tổng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về thực chất chỉ là trợ giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng lợi ích trực tiếp của chính sách này.
Về lâu dài, Chính phủ cần tạo điều kiện trợ giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu và giải quyết những tồn tại trong hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn giá rẻ của các doanh nghiệp.
Số liệu của Bộ Tài chính cho hay, tổng thu ngân sách trong 3 quý đầu năm 2013 mới đạt được 66,6% kế hoạch năm, thấp hơn mức tương ứng các năm trước là 80%, cho thấy việc hoàn thành kế hoạch thu ngân sách năm 2013 sẽ là một thách thức lớn cho ngành thuế. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong các sắc thuế có mức độ hoàn thành thấp, chỉ gần 62%.
Theo kế hoạch, năm 2013 khối doanh nghiệp nhà nước sẽ phải đảm nhiệm tới 34% tổng số thuế thu nhập của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho tới hết tháng 9, các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đóng góp khoảng 35 nghìn tỷ đồng, đạt 46,55% kế hoạch của năm 2013. Trong khi các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân và khối FDI không tính dầu thô có tỷ lệ thực hiên cao hơn nhiều (khoảng 60%).
Chỉ có các doanh nghiệp hoạt động trong khai thác dầu, khí đốt đạt được tỷ lệ thực hiện trên 80% so với kế hoạch. Kết quả là tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm hơn 25% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2013, thấp hơn tới gần 10 điểm phần trăm so với kế hoạch 2013 và thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với năm 2012. Rõ ràng là các doanh nghiệp nhà nước cần phải nỗ lực nhiều mới có hi vọng hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra năm 2013.
Có được kết quả trên là nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải ghi nhận những cố gắng của Chính phủ trong việc kịp thời ban hành nhiều biện pháp gia hạn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như Gia hạn 09 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ.
Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty; và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội tại Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
Doanh nghiệp khó khăn chưa nhận được hỗ trợ.
Theo lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là 22% từ năm 2014 và giảm xuống 20% từ năm 2016. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là 20%. Xu hướng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp gần như không thể đảo ngược. Do vậy, những chính sách hỗ trợ trên chỉ có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận tăng nhanh hơn mức giảm thuế thì mới có thể gia tăng tổng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về thực chất chỉ là trợ giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng lợi ích trực tiếp của chính sách này.
Về lâu dài, Chính phủ cần tạo điều kiện trợ giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu và giải quyết những tồn tại trong hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn giá rẻ của các doanh nghiệp.
Khi khối doanh nghiệp vượt qua khó khăn và làm ăn có lãi trở lại, đóng góp của các doanh nghiệp không chỉ tăng về thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn thông qua thuế giá trị gia tăng, thuế đất, thuế tiêu thụ đặc biệt ... qua đó tăng mức đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách quốc gia.
Bên cạnh đó, các biện pháp nhằm ngăn chặn chuyển giá và nâng cao ý thức đóng thuế của các doanh nghiệp FDI cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho ngân sách.
Minh Loan
Bên cạnh đó, các biện pháp nhằm ngăn chặn chuyển giá và nâng cao ý thức đóng thuế của các doanh nghiệp FDI cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho ngân sách.
Minh Loan
Bình luận