Mỗi tháng phòng phẫu thuật chuyên khoa thẩm mỹ của bác sĩ H. ở Lê Hồng Phong, quận 10 thu về ít nhất cũng 400-500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.
Mỗi tháng phòng phẫu thuật chuyên khoa thẩm mỹ của bác sĩ H. ở Lê Hồng Phong, quận 10 thu về ít nhất cũng 400-500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Ông H. đăng ký hoạt động ngoài giờ nhưng phòng khám của ông luôn có vài cô gái cao ráo, da dẻ hồng hào nhiệt tình chào đón khách, tư vấn kể cả trong giờ hành chính.
Một nhân viên ở đây cho biết, sau vụ thẩm mỹ Cát Tường, khách đến phòng phẫu thuật thẩm mỹ này giảm sút, các thủ thuật nâng ngực, hút mỡ đều không được bác sĩ H., thực hiện nữa nên thu nhập giảm. “Tuy nhiên, thẩm mỹ viện như tụi em thì lúc nào cũng sống khỏe. Mỗi tháng chỉ phẫu thuật vài ba khách là đủ rồi”- người này nói.
Tại đây, một ca nâng ngực “chui” có giá khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí túi ngực loại tốt, công phụ phẫu thuật, bác sĩ H., cũng bỏ túi 35 triệu đồng. Hút mỡ có giá trên 30 triệu đồng, chỉ tốn vài triệu tiền thuốc, còn lại bác sĩ hưởng hết.
Làm một ăn mười
Nhìn bảng giá của cơ sở thẩm mỹ V. ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 và số khách hàng đi làm đẹp tại đây với vài chục ca mỗi tháng mới biết mức thu “khủng” của bác sĩ ở cơ sở này. “Có tháng cơ sở em làm đến 3 ca độn mông”- nhân viên cơ sở này cho biết.
Với mức giá hơn 100 triệu đồng/ca, thời gian phẫu thuật chỉ 3 tiếng, cộng với chi phí đặt túi gel hoặc silicon khoảng 15-20 triệu đồng, ê kíp thực hiện phẫu thuật này bỏ túi không dưới 70 triệu đồng. Các thủ thuật khác như cấy mỡ ở mặt, thái dương hay làm cằm chẻ, độn cằm... đơn giản hơn nhiều.
“Chỉ làm trong vòng vài chục phút, chỉ từ 15-20 triệu đồng/thủ thuật thôi”, nhân viên tư vấn. Với những ca thông thường như vậy, các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thực hiện vô tư. Tuy nhiên, theo bác sĩ phẫu thuật P., ai cũng thích làm nâng ngực, độn mông và hút mỡ vì chúng đem lại nhiều tiền.
Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc ở đường Phan Kế Bính, quận 1, được một số khách hàng ví là “máy chém” khi đến đây làm đẹp. “Nâng ngực chảy xệ sau sinh… 60 triệu, trong khi nâng ngực đặt túi có giá 70 triệu đồng”- nhân viên ở đây thông tin.
Dù phòng khám này được Sở Y tế TP.HCM cấp phép tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ và tạo hình mí mắt, mũi, môi nhưng trang web của cơ sở này quảng cáo làm “tất tần tật”.
Nơi đây cũng để bảng giá chi tiết các thủ thuật kể cả hút mỡ và nâng ngực, dù không được cấp phép. Bác sĩ T.V, người từng làm trong một phòng thẩm mỹ, nay về hưu và cho thuê giấy phép thẩm mỹ, cho biết: “Không cần phải nâng ngực hoặc các kỹ thuật phức tạp, các bác sĩ thẩm mỹ cứ túc tắc làm má lúm đồng tiền, tạo cằm chẻ, căng da cũng hốt bạc rồi”.
Ngày đi dạy ở trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ H., đăng ký phẫu thuật thẩm mỹ ngoài giờ gọi là “nghề tay trái”, nhưng với ông thu nhập từ thẩm mỹ mỗi tháng 300-500 triệu, gấp cả 20 lần nghề tay phải. Nếu “trời yên bể lặng thì mổ chui” ở cơ sở của mình, mổ một ca ăn trọn tiền một ca, còn “thấy động” thì đưa khách sang một bệnh viện đã liên kết sẵn, phẫu thuật thẩm mỹ để ăn chia với tỷ lệ 7/3.
Giàu sụ trong giới thẩm mỹ ở Sài Gòn phải kể đến bác sĩ T, V, H, N… “Ông H., làm ở hội thẩm mỹ nên đi hội thảo nhiều, mỗi lần như vậy chụp hình với ông này, ông nọ nổi tiếng trong giới thẩm mỹ rồi về đưa lên trang web của mình quảng cáo, nên bệnh nhân tin. Việt kiều về nước cũng chạy tới ông phẫu thuật”- một bác sĩ trong Hội Thẩm mỹ kể.
Người này nói thêm: “TP.HCM có khoảng 100 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, có khoảng 100.000 khách hàng nữ đến làm thẩm mỹ, tính trung bình mỗi năm một phòng khám có hàng trăm khách. Vì vậy bác sĩ thẩm mỹ đều thành đại gia”.
Đổ xô đi học thẩm mỹ
Một bác sĩ giấu tên cho biết, vì lợi nhuận và thu nhập từ nghề phẫu thuật thẩm mỹ quá lớn, nhiều bác sĩ sau khi có “bảo bối” là chứng chỉ đã “chạy” giấy xác nhận thực hành để được cấp giấy phép hành nghề. Từ đây, dù tay nghề sàn sàn nhiều người hoặc mở cơ sở thẩm mỹ hoặc hợp tác làm ở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ và cho thuê chứng chỉ với giá 40-50 triệu đồng/tháng.
Trừ bác sĩ ra trường với chuyên khoa y học dân tộc, còn lại các bác sĩ đều có thể đăng ký học trong 8-10 tháng một lớp học định hướng phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Đây là lớp học sơ đẳng nhưng lại là “bảo bối” đầu tiên để tạo ra các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ sau này.
Cách đây 10 năm, muốn có chứng chỉ này tất cả bác sĩ phải về Đại học Y Hà Nội. Năm 2009, ĐH Y Dược TP.HCM mở lớp đào tạo chuyên khoa này. TS-BS Nguyễn Anh Tuấn, trưởng khoa- bộ môn Tạo hình thẩm mỹ của ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết mỗi năm chỉ mở một khóa và chỉ tiêu chỉ 30-40 học viên.
Bác sĩ Tuấn cho biết, lớp đào tạo này chỉ là sơ đẳng, chưa thể hành nghề được bởi trong thời gian 8-10 tháng này, bác sĩ chỉ học lý thuyết, một số thực hành ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược và Ung bướu nhưng chỉ ngắm là chính.
“Nếu phẫu thuật tạo hình trên bệnh nhân thì có học viên phụ mổ còn với phẫu thuật thẩm mỹ thì chỉ cho xem mà thôi, tuyệt đối không cho mổ”- bác sĩ Tuấn nói và theo ông, muốn được cấp phép hành nghề, một bác sĩ phải thực hành ít nhất 54 tháng ở một bệnh viện có chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ.
Tuy nhiên, điều trái khoáy là hầu như các bác sĩ theo học lớp định hướng phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đều là công chức, viên chức hoặc lao động hợp đồng tại các bệnh viện công lập. Trong khi ở TP.HCM nhiều bệnh viện chưa có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ nên bác sĩ muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phải đi thực tập tại các bệnh viện có chuyên khoa này.
“Có nhiều bác sĩ là công chức, viên chức làm toàn thời gian ở bệnh viện A. nên không còn thời gian để đi thực tập ở bệnh viện B. có chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ nhưng nhiều trường hợp vẫn được xác nhận “đủ quá trình thực tập liên tục”- bác sĩ Tuấn nói.
Theo Tiền Phong
Hầu hết các bác sĩ đứng chân trong gần 100 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ ở TP.HCM đều công tác ở bệnh viện công. Họ coi phẫu thuật thẩm mỹ là “nghề tay trái” nhưng mang lại thu nhập chính.
Phẫu thuật thẩm mỹ đang là nghề tay trái hái ra tiền của các bác sỹ. Ảnh: L.N. |
Một nhân viên ở đây cho biết, sau vụ thẩm mỹ Cát Tường, khách đến phòng phẫu thuật thẩm mỹ này giảm sút, các thủ thuật nâng ngực, hút mỡ đều không được bác sĩ H., thực hiện nữa nên thu nhập giảm. “Tuy nhiên, thẩm mỹ viện như tụi em thì lúc nào cũng sống khỏe. Mỗi tháng chỉ phẫu thuật vài ba khách là đủ rồi”- người này nói.
Tại đây, một ca nâng ngực “chui” có giá khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí túi ngực loại tốt, công phụ phẫu thuật, bác sĩ H., cũng bỏ túi 35 triệu đồng. Hút mỡ có giá trên 30 triệu đồng, chỉ tốn vài triệu tiền thuốc, còn lại bác sĩ hưởng hết.
Làm một ăn mười
Nhìn bảng giá của cơ sở thẩm mỹ V. ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 và số khách hàng đi làm đẹp tại đây với vài chục ca mỗi tháng mới biết mức thu “khủng” của bác sĩ ở cơ sở này. “Có tháng cơ sở em làm đến 3 ca độn mông”- nhân viên cơ sở này cho biết.
Với mức giá hơn 100 triệu đồng/ca, thời gian phẫu thuật chỉ 3 tiếng, cộng với chi phí đặt túi gel hoặc silicon khoảng 15-20 triệu đồng, ê kíp thực hiện phẫu thuật này bỏ túi không dưới 70 triệu đồng. Các thủ thuật khác như cấy mỡ ở mặt, thái dương hay làm cằm chẻ, độn cằm... đơn giản hơn nhiều.
“Chỉ làm trong vòng vài chục phút, chỉ từ 15-20 triệu đồng/thủ thuật thôi”, nhân viên tư vấn. Với những ca thông thường như vậy, các phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thực hiện vô tư. Tuy nhiên, theo bác sĩ phẫu thuật P., ai cũng thích làm nâng ngực, độn mông và hút mỡ vì chúng đem lại nhiều tiền.
Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc ở đường Phan Kế Bính, quận 1, được một số khách hàng ví là “máy chém” khi đến đây làm đẹp. “Nâng ngực chảy xệ sau sinh… 60 triệu, trong khi nâng ngực đặt túi có giá 70 triệu đồng”- nhân viên ở đây thông tin.
Dù phòng khám này được Sở Y tế TP.HCM cấp phép tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ và tạo hình mí mắt, mũi, môi nhưng trang web của cơ sở này quảng cáo làm “tất tần tật”.
Nơi đây cũng để bảng giá chi tiết các thủ thuật kể cả hút mỡ và nâng ngực, dù không được cấp phép. Bác sĩ T.V, người từng làm trong một phòng thẩm mỹ, nay về hưu và cho thuê giấy phép thẩm mỹ, cho biết: “Không cần phải nâng ngực hoặc các kỹ thuật phức tạp, các bác sĩ thẩm mỹ cứ túc tắc làm má lúm đồng tiền, tạo cằm chẻ, căng da cũng hốt bạc rồi”.
Ngày đi dạy ở trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ H., đăng ký phẫu thuật thẩm mỹ ngoài giờ gọi là “nghề tay trái”, nhưng với ông thu nhập từ thẩm mỹ mỗi tháng 300-500 triệu, gấp cả 20 lần nghề tay phải. Nếu “trời yên bể lặng thì mổ chui” ở cơ sở của mình, mổ một ca ăn trọn tiền một ca, còn “thấy động” thì đưa khách sang một bệnh viện đã liên kết sẵn, phẫu thuật thẩm mỹ để ăn chia với tỷ lệ 7/3.
Giàu sụ trong giới thẩm mỹ ở Sài Gòn phải kể đến bác sĩ T, V, H, N… “Ông H., làm ở hội thẩm mỹ nên đi hội thảo nhiều, mỗi lần như vậy chụp hình với ông này, ông nọ nổi tiếng trong giới thẩm mỹ rồi về đưa lên trang web của mình quảng cáo, nên bệnh nhân tin. Việt kiều về nước cũng chạy tới ông phẫu thuật”- một bác sĩ trong Hội Thẩm mỹ kể.
Người này nói thêm: “TP.HCM có khoảng 100 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, có khoảng 100.000 khách hàng nữ đến làm thẩm mỹ, tính trung bình mỗi năm một phòng khám có hàng trăm khách. Vì vậy bác sĩ thẩm mỹ đều thành đại gia”.
Đổ xô đi học thẩm mỹ
Một bác sĩ giấu tên cho biết, vì lợi nhuận và thu nhập từ nghề phẫu thuật thẩm mỹ quá lớn, nhiều bác sĩ sau khi có “bảo bối” là chứng chỉ đã “chạy” giấy xác nhận thực hành để được cấp giấy phép hành nghề. Từ đây, dù tay nghề sàn sàn nhiều người hoặc mở cơ sở thẩm mỹ hoặc hợp tác làm ở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ và cho thuê chứng chỉ với giá 40-50 triệu đồng/tháng.
Trừ bác sĩ ra trường với chuyên khoa y học dân tộc, còn lại các bác sĩ đều có thể đăng ký học trong 8-10 tháng một lớp học định hướng phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Đây là lớp học sơ đẳng nhưng lại là “bảo bối” đầu tiên để tạo ra các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ sau này.
Cách đây 10 năm, muốn có chứng chỉ này tất cả bác sĩ phải về Đại học Y Hà Nội. Năm 2009, ĐH Y Dược TP.HCM mở lớp đào tạo chuyên khoa này. TS-BS Nguyễn Anh Tuấn, trưởng khoa- bộ môn Tạo hình thẩm mỹ của ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết mỗi năm chỉ mở một khóa và chỉ tiêu chỉ 30-40 học viên.
Bác sĩ Tuấn cho biết, lớp đào tạo này chỉ là sơ đẳng, chưa thể hành nghề được bởi trong thời gian 8-10 tháng này, bác sĩ chỉ học lý thuyết, một số thực hành ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược và Ung bướu nhưng chỉ ngắm là chính.
“Nếu phẫu thuật tạo hình trên bệnh nhân thì có học viên phụ mổ còn với phẫu thuật thẩm mỹ thì chỉ cho xem mà thôi, tuyệt đối không cho mổ”- bác sĩ Tuấn nói và theo ông, muốn được cấp phép hành nghề, một bác sĩ phải thực hành ít nhất 54 tháng ở một bệnh viện có chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ.
Tuy nhiên, điều trái khoáy là hầu như các bác sĩ theo học lớp định hướng phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đều là công chức, viên chức hoặc lao động hợp đồng tại các bệnh viện công lập. Trong khi ở TP.HCM nhiều bệnh viện chưa có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ nên bác sĩ muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phải đi thực tập tại các bệnh viện có chuyên khoa này.
“Có nhiều bác sĩ là công chức, viên chức làm toàn thời gian ở bệnh viện A. nên không còn thời gian để đi thực tập ở bệnh viện B. có chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ nhưng nhiều trường hợp vẫn được xác nhận “đủ quá trình thực tập liên tục”- bác sĩ Tuấn nói.
Theo Tiền Phong
Bình luận