GDP bình quân năm 2015 ước đạt 2.200 USD, tính theo ngang giá sức mua PPP đạt trên 5.600 USD.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc sáng 14/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Thế Phương nhận định kinh tế Việt Nam thời gian qua có chuyển biến tốt. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP ở mức 6,28%, dự kiến cả năm tăng 6,5% - cao nhất từ năm 2011.
Với mức tăng GDP đạt 5,4% trong năm 2013 (trung bình 3 năm là 5,6%), quy mô kinh tế hiện tại của Việt Nam hiện đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD, nếu tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) sẽ đạt 5.293 USD.
Như vậy, trong hai năm qua, thu nhập người Việt Nam ước tăng 15%, ước đạt 2.200 USD năm 2015. Vượt mục tiêu đạt 2.000 USD (khoảng 3,8 triệu/tháng) vào năm 2015 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.
Thấp hơn cả Lào và Campuchia?
Dù thu nhập bình quân/đầu người tăng mạnh, nhưng theo nhận định của ông Nguyễn Chí Dũng - Thứ trưởng Bộ KHĐT "chỉ 3-5 năm nữa thu nhập người Việt thấp hơn cả Lào, Campuchia".
Cụ thể, tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức", ông Dũng cho hay, kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.
Điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.
“Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn. Đã tới lúc kinh tế nước ta cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển”, ông Dũng nói.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.
Trong khi, nhiều chuyên gia chỉ thẳng những dấu hiệu Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), Giám đốc Dự án Diễn đàn Phát triển Việt Nam lo ngại, tăng trưởng ngày càng chậm, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ mang tính hình thức, các chỉ số xếp hạng toàn cầu vẫn trì trệ.
Cùng đó, các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng gây ra đều đã hiện hữu ở Việt Nam như lạm phát, bong bóng bất động sản, tắc nghẽn giao thông, môi trường, tham nhũng.
Ông chia sẻ, với mức thu nhập trung bình thấp như vậy thì còn quá sớm để chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại. Việt Nam có cơ cấu dân số vàng, với 70% dân số ở độ tuổi lao động trẻ. Điều này sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng hiện nay, dân số Việt Nam đang già đi.
“Nếu vẫn giữ tình trạng như hiện nay , rất có thể, Việt Nam sẽ rơi vào cảnh chưa giàu đã già”, GS Ohno cảnh báo.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng thẳng thắn: “Ta hãy còn sĩ diện khi nói thẳng vào vấn đề này. Theo tôi là chúng ta ta đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình rồi”.
Nguồn: Báo Đất Việt
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc sáng 14/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Thế Phương nhận định kinh tế Việt Nam thời gian qua có chuyển biến tốt. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP ở mức 6,28%, dự kiến cả năm tăng 6,5% - cao nhất từ năm 2011.
Thu nhập người Việt tăng 15% trong hai năm |
Như vậy, trong hai năm qua, thu nhập người Việt Nam ước tăng 15%, ước đạt 2.200 USD năm 2015. Vượt mục tiêu đạt 2.000 USD (khoảng 3,8 triệu/tháng) vào năm 2015 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra.
Thấp hơn cả Lào và Campuchia?
Dù thu nhập bình quân/đầu người tăng mạnh, nhưng theo nhận định của ông Nguyễn Chí Dũng - Thứ trưởng Bộ KHĐT "chỉ 3-5 năm nữa thu nhập người Việt thấp hơn cả Lào, Campuchia".
Cụ thể, tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức", ông Dũng cho hay, kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.
Điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.
“Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn. Đã tới lúc kinh tế nước ta cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển”, ông Dũng nói.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.
Trong khi, nhiều chuyên gia chỉ thẳng những dấu hiệu Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), Giám đốc Dự án Diễn đàn Phát triển Việt Nam lo ngại, tăng trưởng ngày càng chậm, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ mang tính hình thức, các chỉ số xếp hạng toàn cầu vẫn trì trệ.
Cùng đó, các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng gây ra đều đã hiện hữu ở Việt Nam như lạm phát, bong bóng bất động sản, tắc nghẽn giao thông, môi trường, tham nhũng.
Ông chia sẻ, với mức thu nhập trung bình thấp như vậy thì còn quá sớm để chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại. Việt Nam có cơ cấu dân số vàng, với 70% dân số ở độ tuổi lao động trẻ. Điều này sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng hiện nay, dân số Việt Nam đang già đi.
“Nếu vẫn giữ tình trạng như hiện nay , rất có thể, Việt Nam sẽ rơi vào cảnh chưa giàu đã già”, GS Ohno cảnh báo.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng thẳng thắn: “Ta hãy còn sĩ diện khi nói thẳng vào vấn đề này. Theo tôi là chúng ta ta đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình rồi”.
Nguồn: Báo Đất Việt
Bình luận