Thiết bị ngỡ như chỉ có trong khoa học viễn tưởng đã được thử nghiệm thành công trên cừu con và sẽ sẵn sàng thử nghiệm trên trẻ sơ sinh trong 3-5 năm tới.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, tử cung nhân tạo không nhằm chấm dứt thai kỳ mà chỉ nhằm cung cấp một môi trường an toàn cho trẻ sinh non.
Hệ thống sinh học không giống như các lồng ấp thông thường này đã cố gắng mô phỏng các điều kiện trong tử cung. Theo đó, thai sẽ được bao bọc bởi 1 chất lỏng tương tự như nước ối, cho phép trẻ thở qua dây rốn, giống hệt trong bụng mẹ. Môi trường chất lỏng sẽ giữ cho sự vô trùng được tốt hơn là một lồng ấp.
Trong khi nằm trong một máy ấp thông thường, trẻ sẽ được thở qua phổi nhỏ và đang kém phát triển, nhưng viêm phổi luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sinh non và đây chính là lý do hệ thống mới nhắm đến.
TS. Alan Flake, Giám đốc TT Nghiên cứu Fetal của Bệnh viện Nhi Philadelphia (Hoa Kỳ) cho biết: “Hệ thống của chúng tôi sẽ ngăn ngừa các rủi ro do sinh non nhờ một công nghệ chưa từng có.
Và nếu chúng tôi phát triển thành công tử cung nhân tạo, chúng ta sẽ cải thiện đáng kể các biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non tháng, thiết lập một tiêu chuẩn mới trong chăm sóc trẻ sinh non”.
6 con cừu sinh non đã tham gia vào thử nghiệm phiên bản mới nhất của thiết bị đã được cải tiến từ một bể thủy tinh sang chất liệu nhựa trong 3 năm qua.
Viết trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu mô tả, các con cừu non đã “thở”, nuốt bình thường, mở mắt, mọc lông, hệ thần kinh tiếp tục hoàn thiện và các cơ quan nội tạng hoạt động tốt.
Các con cừu sinh non này đã sống trong “tử cung” hơn 1 tháng rồi tiếp đó, một số con sẽ được mổ xẻ để phân tích bộ não, phổi và các cơ quan trong cơ thể; một số con sẽ được nuôi dưỡng bằng cách bú bình khi ra ngoài môi trường sống bình thường.
“Chúng đã phát triển bình thường về mọi khía cạnh”, TS Flake, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.
TS Flake cũng để mở hướng hợp tác với các bên khác để nghiên cứu về giới hạn cũng như khả năng sinh tồn của sinh vật.
Tuy nhiên, cần lưu ý là có sự khác biệt đáng kể giữa cừu và người. Cừu phát triển nhanh hơn, chỉ mất 5 tháng trong bụng mẹ là hoàn thiện. Ngoài ra cừu cũng lớn nặng gấp 3 lần người.
“Đây là một bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong việc tinh chỉnh kỹ thuật để tạo một tử cung nhân tạo gần hơn với tử cung của người mẹ cũng như đối chiếu kết quả với các chiến lược chăm tích cực trẻ sinh non hiện nay”, GS Colin Duncan, ĐH Edinburgh đánh giá.
Hiện tại Anh, trẻ sinh sớm, ở tuần thứ 23, có khoảng 1/3 cơ hội sống sót, mặc dù vẫn rất phổ biến các biến chứng. Những trẻ sống sót có 90% nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính hay các vấn đề với các cơ quan chưa trưởng thành.
Video: Thử nghiệm thành công tử cung nhân tạo dành cho bé sinh non
Bình luận