Với mức thù lao bèo bọt, khi lập gia đình và có con, NSƯT Đức Hải phải đi làm những việc khác.
NSƯT Đức Hải chia sẻ trong một bài phỏng vấn gần đây, vào những năm 1980, khi diễn vở Romeo và Juliet cùng nghệ sĩ Lê Khanh và Chí Trung, để hoàn thành một vở kịch, diễn viên phải vắt mồ hôi trên phục trang đến mấy lần.
'Vậy mà thù lao cho diễn viên chính chỉ đủ mua một bát phở, diễn viên phụ đủ tiền ăn phở 'không người lái'... nhưng vẫn vui, vẫn hết mình', Đức Hải nói.
Anh chia sẻ tiếp, sau này vật giá leo thang, tiền bồi dưỡng diễn viên có tăng 'nhưng vẫn không bao giờ vượt quá một bát phở'. Với mức thù lao bèo bọt, khi lập gia đình và có con, Đức Hải không thể nuôi sống mái ấm của mình nếu chỉ đi diễn. Hiện tại, ngoài việc diễn kịch, anh còn đóng phim và làm MC.
Với những nhóm hài, không phải ai cũng nhận được mức thù lao lớn như sao hạng A như Việt Hương, Hoài Linh, Trấn Thành… Diễn viên Thanh Tùng, trưởng một nhóm hài gồm 11 thành viên, chia sẻ, gần 20 năm qua, nhóm chỉ nhận được mức thu nhập bấp bênh 'thường xuyên dưới 1 triệu đồng, nếu chia ra đầu người rất ít'.
NSƯT Hoài Linh từng bức xúc: 'Tôi không có ý so sánh nhưng thật không công bằng khi một nhóm 7-8 người diễn xong nhận thù lao chưa bằng một ca sĩ mới vào nghề'.
Cách đây không lâu, cư dân mạng tranh cãi về mức thù lao chưa nổi 100.000 cho một thành viên nhóm hài. Một số bạn đưa ra nhận xét 'vì nhóm hài chưa nổi tiếng nên không thể có cát-xê cao được'. Trong khi có người cho rằng, 'dù họ là nhóm không nổi tiếng nhưng tiền công không tương xứng với công sức họ bỏ ra'.
Nghệ sỹ có thu nhập thấp còn phải kể đến những người hoạt động trên sân khấu tuồng. Trong một bài báo gần đây cho biết, thù lao của diễn viên chính trong một vở diễn của Nhà hát tuồng Đào Tấn và Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định trong năm 2015 vẫn chỉ mức 50.000 đồng.
Những diễn viên phụ chế độ còn thấp hơn. Lương các nghệ sĩ ở Nhà hát tuồng chỉ từ 4-5 triệu đồng/tháng. Mức bồi dưỡng cho một đêm diễn với vai chính là 50 nghìn, vai phụ là 40 nghìn, diễn viên quần chúng hoặc tham gia phục vụ vở diễn được 20 nghìn. Đây cũng là lý do khiến thế hệ trẻ ít tâm huyết với tuồng.
NSƯT Tiến Mộc là gương mặt quen thuộc trong nhiều bộ phim truyền hình. Trước ông ở Đoàn Nghệ thuật Quân đội, quân hàm đại tá. Ông chia sẻ những ngày tháng gian khó của thập niên 90, rong ruổi theo đoàn phim.
Ông kể, cả tập phim khi đó quay trong nửa tháng cũng chỉ được 1 triệu đồng, đủ tiền đóng học cho con và một số chi phí điện nước, gạo là hết.
Thời xưa thu nhập thấp là thế nhưng đến nay, với những nghệ sĩ lão thành như Tiến Mộc và nhiều người khác, dù lao động nghệ thuật nghiêm túc, cả năm có đắt sô đến mấy thì 'mang về 40 triệu đồng đã được gọi là bội thu'.
Nghệ sỹ Tiến Mộc xót xa: 'Những nghệ sĩ lão thành, cả người còn và người đã khuất núi, họ sống một cuộc đời nghèo khó nhưng luôn cống hiến vì nghệ thuật. Có người không dám đi viện vì sợ tốn tiền dù mắc trọng bệnh, có người sống ở căn nhà hơn 10m2, đồng lương hưu 2-3 triệu/đồng, dù đã là nghệ sĩ ưu tú'.
Nguồn:Dân Việt
Đức Hải không đủ sống nếu chỉ làm đúng nghề diễn kịch. |
'Vậy mà thù lao cho diễn viên chính chỉ đủ mua một bát phở, diễn viên phụ đủ tiền ăn phở 'không người lái'... nhưng vẫn vui, vẫn hết mình', Đức Hải nói.
Anh chia sẻ tiếp, sau này vật giá leo thang, tiền bồi dưỡng diễn viên có tăng 'nhưng vẫn không bao giờ vượt quá một bát phở'. Với mức thù lao bèo bọt, khi lập gia đình và có con, Đức Hải không thể nuôi sống mái ấm của mình nếu chỉ đi diễn. Hiện tại, ngoài việc diễn kịch, anh còn đóng phim và làm MC.
Hoài Linh từng lên tiếng bức xúc vì thu nhập thấp của những nhóm hài hạng trung. |
NSƯT Hoài Linh từng bức xúc: 'Tôi không có ý so sánh nhưng thật không công bằng khi một nhóm 7-8 người diễn xong nhận thù lao chưa bằng một ca sĩ mới vào nghề'.
Cách đây không lâu, cư dân mạng tranh cãi về mức thù lao chưa nổi 100.000 cho một thành viên nhóm hài. Một số bạn đưa ra nhận xét 'vì nhóm hài chưa nổi tiếng nên không thể có cát-xê cao được'. Trong khi có người cho rằng, 'dù họ là nhóm không nổi tiếng nhưng tiền công không tương xứng với công sức họ bỏ ra'.
Diễn viên chính trên sân khấu tuồng Bình Định. |
Những diễn viên phụ chế độ còn thấp hơn. Lương các nghệ sĩ ở Nhà hát tuồng chỉ từ 4-5 triệu đồng/tháng. Mức bồi dưỡng cho một đêm diễn với vai chính là 50 nghìn, vai phụ là 40 nghìn, diễn viên quần chúng hoặc tham gia phục vụ vở diễn được 20 nghìn. Đây cũng là lý do khiến thế hệ trẻ ít tâm huyết với tuồng.
Nghệ sĩ Tiến Mộc hơn 40 năm trong nghề diễn viên. |
Ông kể, cả tập phim khi đó quay trong nửa tháng cũng chỉ được 1 triệu đồng, đủ tiền đóng học cho con và một số chi phí điện nước, gạo là hết.
Thời xưa thu nhập thấp là thế nhưng đến nay, với những nghệ sĩ lão thành như Tiến Mộc và nhiều người khác, dù lao động nghệ thuật nghiêm túc, cả năm có đắt sô đến mấy thì 'mang về 40 triệu đồng đã được gọi là bội thu'.
Nghệ sỹ Tiến Mộc xót xa: 'Những nghệ sĩ lão thành, cả người còn và người đã khuất núi, họ sống một cuộc đời nghèo khó nhưng luôn cống hiến vì nghệ thuật. Có người không dám đi viện vì sợ tốn tiền dù mắc trọng bệnh, có người sống ở căn nhà hơn 10m2, đồng lương hưu 2-3 triệu/đồng, dù đã là nghệ sĩ ưu tú'.
Nguồn:Dân Việt
Bình luận