(VTC News) Lá thư kêu cứu của một nữ sinh đã động chạm vào những vấn đề nhức nhối và nhiều tranh cãi trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng không ít ý kiến cho rằng 9x thực sự là một thế hệ đáng trách, và không thể lấy sai lầm của người lớn để biện minh cho những hành động của các em…
Nguyễn – Vinh, [email protected]: Không nên biện minh
Số bạn được nuông chiều và phá bĩnh chỉ là số nhỏ. Phần lớn là các em có ý thức đạo đức. Có học sinh gia đình gia giáo và kinh tế bình thường được quan tâm dạy bảo vẫn hư. Những bạn đó chủ yếu là do ý thức tự rèn luyện yếu kém. Không nên đổ lỗi do nguyên nhân này nọ. Bạn không nên biện minh.
Quỳnh, [email protected]: Vấn đề của nhà trường và đoàn thể
Em ạ!
Thế hệ nào cũng vậy, môi trường nào cũng vậy, đều có người nọ người kia và mỗi nhà mỗi cảnh. Có thể báo chí nói hơi quá, nhưng chúng tôi, những người từng trải hơn các em không phải chỉ nhìn nhận từ 1 trường hợp này mà đánh giá cả thế hệ các em đâu. Thật sự những tin bài mà chúng tôi đọc được, những con người mà chúng tôi tiếp xúc, và thấy ở trên đường, những 9x thật sự làm chúng tôi quá thất vọng. Từ Blog, tới Facebook, tới các diễn đàn trẻ, tới các tụ điểm, thực sự tới 90% những Teen mà tôi gặp, tôi không thể thiện cảm. Các em dường như chi nổi lên vẻ bề ngoài, các em xinh đẹp, búp bê nhưng không hề dễ thương. Tình cảm, cái động lực dẫn tới hành vi của các em, không được sâu lắng mà cũng chỉ nổi như vẻ bề ngoài của các em vậy. Và do đó, nó chỉ dừng lại ở cảm xúc, và sự nông nổi đó đẩy cảm xúc lên mạnh mẽ. Các em lầm tưởng đó là vì tình cảm. Và hành động thiếu suy nghĩ theo cái tình cảm đó.
Lời nói của em, cũng chỉ là 1 tiếng nói đơn độc, không chứng minh được gì cả em ạ. Vả chăng, lời nói gió bay, hành động mới có giá trị. Dù các em xuất thân ở đâu, thì hành động xấu vẫn là hành động xấu, sai vẫn là sai, không thể bào chữa được. Bao biện, dung túng không khác gì 1 bà mẹ nuông chiều đứa con hư.
Chúng tôi đối với các em không đủ gần để có thể tìm hiểu, an ủi, khuyên bảo, giúp đỡ, chúng tôi chỉ có thể lên án, để các em biết đó là điều xấu. Nếu các em thật sự tốt, các em sẽ nhận ra và dần thay đổi. Chúng tôi chỉ có thể hành động tích cực với con em chúng tôi mà thôi.
Vấn đề quan trọng nhất ở đây là nhận thức của các em. Vấn đề này do nhà trường và đoàn thể, cùng bạn bè cùng trang lứa quyết định phần lớn. Gia đình có thể tác động tiêu cực vì hoàn cảnh này kia, nhưng khi bạn bè, thầy cô quan tâm, sẻ chia, đùm bọc và yêu thương, giúp các em định hướng tốt thì các em sẽ đi theo con đường tốt. Ngoài gia đình thì chỉ có thầy cô, bạn bè là gần gũi nhất với các em.
Nếu 9x muốn chứng minh thì không thiếu gì cách làm. Hiện giờ các phương tiện truyền thông đều hiện đại và phong phú hơn thời 8x chúng tôi và các lớp đi trước nữa. Nhưng 8x đã làm được nhiều, đã chứng minh được nhiều. 7x, 6x còn nhiều hơn nữa. Các em hãy tự đặt câu hỏi vì sao? Và hành động để tự trả lời cho câu hỏi đó nhé!
Dư luận không bao giờ là phiến diện đâu em ạ, đặc biệt là của những người đi trước các em. Vì chúng tôi cũng đã từng là các em.
Hải, [email protected]: Phải chăng là lời ngụy biện!?
Một hành động như thế... rồi bạn là đưa ra những lời than trách và ngụy biện như thế, có phải chăng là ủy thác? Tôi đồng ý là xã hội và gia đình phải có trách nhiệm, nhưng trước tiên hãy hỏi lại trách nhiệm về chính bản thân của các bạn kìa, các bạn sống phí và thừa quá mức. Hãy nhìn ra xã hội ngoài kia xem, nhiều mảnh đời còn bất hạnh hơn nhiều đấy, các bạn ạ! Bên cạnh đó, các bạn còn là hình mẫu cho cả một thế hệ, vì vậy hãy xem lại mình đã... trước khi đã quá muộn.
Men, [email protected]:
Mệt mỏi quá, mấy cô mấy cậu 9X chỉ biết thể hiện mình trên sự đau xót của người khác. Tôi thấy cái cảnh đánh nhau mà tức lộn gan lên, tại sao phải đánh nhau rồi quay lại đoạn đó, giải thích đi, nếu là mâu thuẫn bộc phát tức thời thì không có chủ ý quay phim đâu, cái này là đánh nhau có tổ chức, mấy cô mấy cậu muốn thể hiện mình...
Thực sự tôi thấy ớn người khi ngày nào cũng đọc báo và bắt gặp, giết người, cướp của, đánh nhau… và không có ngày nào không đưa tin kèm theo mấy cô cậu 9X.
Thời tôi bằng tuổi cô cậu, xe đạp còn không có đi học, điện thoại đâu mà xài… Mà mấy cô mấy cậu đua đòi quá, tất cả mọi cái thứ hiện đại đó cô cậu lại dùng để bôi trơn cái giá trị của mình...
Vân, [email protected]: Hơi lạ
Hơi lạ là lá thư này được đăng ngay trước khi CA công bố danh tính 10 kẻ liên quan trong vụ đánh nhau. Ngoài ra, nội dung lá thư thì hết sức bênh vực cho kẻ đánh người, thay vì xót xa cho nạn nhân.
Tôi cho rằng đuổi học là hành động không nên áp dụng, nhưng xem xét kỷ luật nặng thậm chí là xử lý hình sự là rất nên làm.
Hãy đặt mình vào vị trí nạn nhân bị đánh, vì sao không dám tố cáo? Bởi vì nhà trường xử lý các việc đánh nhau theo kiểu cô giáo gọi cả 2 lên phòng để nói chuyện, "giảng hòa" bắt viết kiểm điểm rồi thôi. Như vậy sau khi tố cáo, nạn nhân càng bị đánh nhiều hơn vì dám "lên tiếng", còn kẻ bạo hành thì càng có hành động bạo lực hơn "trả thù" những ai dám tố cáo chúng.
Đừng đặt tình cảm vào sai người mà xem nhẹ vụ việc này, hãy bảo vệ con em chúng ta, nạn nhân của các vụ bạo lực học đường, nhưng vì người lớn xuê xoa, giải quyết theo kiểu trẻ con mà con em chúng ta không ái dám lên tiếng.
Hồng Ngát, [email protected]: Nữ sinh kêu cứu: đổ lỗi cho người lớn là hư hỏng
Bọn trẻ ngày nay lúc nào cũng thích làm theo ý mình, muốn chứng tỏ bản thân, muốn khẳng định chúng con đã trưởng thành. Nhưng đến khi có chuyện gì lại đổ lỗi cho cha mẹ và cho người lớn.
Nam Anh, [email protected]: Nữ sinh kêu cứu hay lời bao biện tội lỗi
Em không nghĩ đây là bài của 9X. Bao biện đổ lỗi hết cho cha mẹ, cho xã hội. Thế ngoài đánh nhau, các cô các cậu, yêu đương tình ái sớm, trau chuốt bản thân hơn học hành, coi trọng vật chất lại là lỗi của cha mẹ sao? Chẳng qua học đòi, không phân biệt được đúng sai, cái hay không học cái xấu thì lại coi là hay là tốt. Đâu phải lần đầu đánh nhau, chỉ là lần này pháp luật dư luận nhúng vào rồi lại cầu cứu... Cha mẹ, nhà truờng, xã hội, bản thân hãy nhìn lại...
Khánh, [email protected]: Đó đã là sai trái
Cho dù bạn ấy có thiếu thốn tình cảm gia đình đi chăng nữa thì cũng không nên làm chuyện đánh bạn như thế được. Nếu vậy thì đã làm sai và cũng không thể kiếm được tình cảm gia đình. Bạn ấy nên nghĩ nếu mà bạn ấy đánh mà lỡ gây ra án mạng thì sao cha mẹ ban ấy sẽ là người đau khổ nhiều nhất, còn bạn ấy sẽ hối hận.
vhnvn89, [email protected]: Vấn đề là ở chính học sinh chứ không phải do giáo giục!
Đừng có ngụy biện! Bố mẹ đi làm không quan tâm đến mình thì mình ra đường mình đạp vào mặt con người ta được sao?
Trường học là nơi thiêng liêng, dạy những người muốn được dạy dỗ nên người thành tài, không có chỗ cho những người coi thường nội qui kỉ luật. Nhà trường chứ đâu phải trại cải tạo mà phải có trách nhiệm với những người vô ý thức, vô kỉ luật như thế? Biết là đánh nhau sẽ bị đuổi học rồi mà vẫn đánh nhau, không phải cố tình coi thường nội qui nhà trường sao? Vậy không xứng đáng bị đuổi học thì cho bạn chép phạt chăng?? Hay là dọn vệ sinh trường lớp??
Em yên tâm, trường học không dạy nổi họ nhưng trường đời sẽ dạy được họ nên người! Và điều quan trọng nhất họ sẽ học được đó là "gieo quả nào thì ăn quả đấy"!
Miêu Thư, [email protected]: Ngụy biện
Bạn cho rằng xã hội phải có trách nhiệm với thế hệ trẻ? Rằng phần lớn chúng ta đều là người tốt! Nhầm, trong xã hội này hơi khó tìm những người như vậy và có thể cải tạo được những thành phần này, cái này do bản tính và môi trường sống của người đó bạn ạ, nên thật không dễ để ngựa không quay về đường cũ.
Còn về chuyện đánh nhau giữa nam hay nữ chẳng khó lý giải, chẳng qua muốn nổi, thích làm dân anh chị.
Đông, [email protected]: Cần nhìn bao quát hơn
Giáo dục như ươm trồng vườn cây. Phải cách ly những cây bệnh để dùng thuốc và có chế độ chăm sóc riêng. Nên đối với trường hợp đánh bạn nêu trên, cần đưa vào trại giáo dưỡng, cải tạo để không ảnh hưởng đến môi trường giáo dục chung! Không nên bao biện trước trách nhiệm của bản thân mình!
Còn bạn? Bạn nghĩ ai, gia đình, nhà trường, xã hội hay bản thân 9x phải chịu trách nhiệm lớn nhất cho những điều đang xảy ra? Hãy đóng góp ý kiến của bạn, vì một thế hệ trẻ Việt Nam!
Bình luận