• Zalo

Thông tin 'sát sườn' về giá dịch vụ và bảo hiểm y tế

Sức khỏeThứ Bảy, 07/11/2015 09:28:00 +07:00Google News

Thông tin cần thiết về bảo hiểm y tế và giá dịch vụ y tế được đại diện Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin đến người dân.

(VTC News) - Thông tin cần thiết về bảo hiểm y tế và giá dịch vụ y tế được đại diện Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin đến người dân.

Dự kiến, trong tháng 11, giá của 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng theo hướng tính đủ chi phí trực tiếp và thêm phần phụ cấp đặc thù (tiền trực 24/24h), phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.  Vì vậy, ngày 6/11, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm truyền hình trực tuyến với chủ đề “Điều chỉnh viện phí - Chất lượng khám chữa bệnh có tăng?”.

Đại diện Bảo hiểm Xã hội và Bộ Y tế tại tọa đàm.
Trước thông tin tăng giá dịch vụ y tế, nhiều người dân băn khoăn khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế đó là giá điều chỉnh lần này sẽ tăng bao nhiêu và tăng như thế nào?

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết: Giá dịch vu y tế là hàng hóa đặc thù. Nó thể hiện quyền lợi của người tham gia BHYT cũng như mức bồi hoàn của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khi bị đau ốm và bệnh tật.

Thời gian tới, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội ban hành thông tư quy định giá thống nhất giữa các hạng BV trong toàn quốc, giá sẽ được tính thêm phụ cấp đặc thù và tiền lương của cán bộ y tế, phần này hiện nay ngân sách Nhà nước cấp, nhưng sắp tới ngân sách Nhà nước không cấp phần này nữa mà chuyển sang để BHXH và người dân thanh toán.

Điều chỉnh này liên bộ dự kiến chia làm hai giai đoạn, từ nay đến cuối năm 2015 trước mắt là tính đủ chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù của cán bộ y tế. Quý I-2016 sẽ tính tiền lương của cán bộ y tế vào giá dịch vụ y tế.

Từ nay đến cuối năm 2015 thì mức tăng không nhiều, về cơ bản tiền khám bệnh không tăng. Đối với tiền ngày giường bệnh tính phụ cấp trực 24/24 của cán bộ y tế vào thì theo tính toán đối với BV hạng I, hạng đặc biệt tăng khoảng 19.000 ngày giường/ngày điều trị. Đối với BV hạng I tăng khoảng 15.000 và đối với BV hạng III khoảng 11.000 đồng.

Đối với các phẫu thuật thủ thuật đặc biệt, có nhiều bác sĩ tham gia như phẫu thuật tim, ghép tạng, thay khớp gối, khớp hàng… thì mức tăng trên 1 triệu đến 1,4 triệu đồng là cao nhất. Còn các thủ thuật khác, có dịch vụ chỉ tăng vài nghìn đồng, có những dịch vụ không phải phẫu thuật thủ thuật thì từ nay đến cuối năm chưa tăng.

Giá dịch vụ y tế tăng, vậy quyền lợi của dân có tăng theo hay không? Ông Nguyễn Nam Liên khẳng định: Giá  dịch vụ y tế thể hiện quyền lợi của người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Hiện các BV hoạt động theo cơ chế thị trường, nên đầu vào để phục vụ cho các hoạt động của BV để thực hiện các dịch vụ đều thực hiện theo cơ chế thị trường, nhà nước chỉ bao cấp một phần, phần còn lại thì người bệnh và cơ quan BHXH thanh toán.

Vừa qua, khi điều chỉnh giá theo thông tư 04, liên bộ đã tính mức giá tối đa là tính đủ, nhưng thực tế một số đơn vị chưa tính đủ mức giá trực tiếp, nên trong quá trình khám chữa bệnh một số BV do ngân sách khó khăn nên yêu cầu người bệnh nộp thêm tiền còn thiếu. Khi tính đủ, giá dịch vụ trực  tiếp người bệnh không phải trả phần này nữa mà chỉ phải trả phần đồng chi trả của BHYT thôi.

Thứ hai, các BV thu tính đúng tính đủ có điều kiện mua vật tư, hóa chất đáp ứng yêu cầu của dịch vụ khám chữa bệnh nên chất lượng sẽ nâng lên. Trong quá trình điều chỉnh thông tư 04, Bộ Y tế quy định các BV phải dành 15% số tiền thu từ tiền khám bệnh để nâng cấp sửa chữa, nâng cấp sửa chữa buồng bệnh để phục vụ tốt hơn cho người bệnh.

Qua hai năm thực hiện thông tư 04, cùng với sự đầu tư của Nhà nước chúng tôi thấy bộ mặt khoa khám bệnh và buồng bệnh đã thay đổi.  Về chất lượng, mặc dù thông tư 04 chỉ tính chi phí trực tiếp thôi nhưng cũng góp phần cũng góp phần nâng một bước chất lượng dịch vụ y tế lên.

Việc ban hành giá dịch vụ y tế thống nhất sẽ mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể, ông Liên cho hay: Giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh có nhiều văn bản quy định, trước đây BYT ban hành khung giá, trên cơ sở đó các tỉnh quy định mức giá cho các BV dựa vào khung giá Bộ Y tế ban hành.

Mức giá giữa các địa phương chênh lệch nhau nhiều, có tỉnh 70-80% khung giá, một số địa phương thì ban hành 90% khung giá. Dẫn đến trường hợp ví dụ BV làm dịch vụ đó hết 700.000 nhưng giá dịch vụ các địa phương mơi quy định 500.000, BV không thể bù ra 200.000 để thực hiện dịch vụ đó. Bằng cách nào đó hoặc người dân phải bỏ ra 200.000 nộp thêm hoặc phải đi mua một số vật tư nào đó để bù vào.

Nhưng khi ban hành giá dịch vụ y tế thống nhất theo hạng BV trong toàn quốc, giá dịch vụ y tế chỉ do liên bộ quy định, các tỉnh không quy định nữa và giá này đã tính đủ chi phí trực tiếp và phụ cấp trực 24/24 thì người bệnh không không phải nộp 200.000 hoặc mua thêm một số vật tư nữa. Đối với người không có thẻ BHYT, liên bộ vẫn phải ban hành khung giá, UBND các tỉnh sẽ phê duyệt mức giá của địa phương mình, các BV thuộc Bộ Y tế do Bộ Y tế quy định, nên thời gian tới sẽ có hai mức giá của các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này chỉ giải quyết được khi tính đúng tính đủ và toàn dân tham gia BHYT.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Phạm Lương Sơn - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam thông tin cho người  dân về mức chi trả hiện nay của cơ quan BHXH đối với người tham gia BHYT.

Ông Sơn cho biết: “Về nguyên tắc, Cơ quan BHXH sẽ chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Luật BHYT được quốc hội thông qua, có một số nhóm dịch vụ như bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho một số loại thuốc, vật tư y tế, vật tư thay thế mà chưa được chưa được kết cấu trong các dịch vụ kỹ thuật bằng giá mua vào của các cớ sở khám chữa bệnh, được thực hiện theo pháp luật về đấu thầu.

Đối với dịch vụ thứ 2 là tiền khám, tiền ngày giường và tiền các dịch vụ kỹ thuật sẽ được trả theo giá mà do Liên bộ Y tế ban hành. Lần này, khi liên bộ điều chỉnh giá BHYT lên thì tiền công khám, tiền ngày giường và tiền các dịch vụ kỹ thuật thì quỹ BHYT sẽ trả ngoài mức giá đã được quy định tại Thông tư liên bộ số 03-04 được thực hiện năm 2012, thì sẽ kết cấu thêm tiền trực và tiền phụ cấp phẫu thuật cho đến hết năm 31/12/2015. Từ  1/3/2016 sẽ kết cấu thêm chi phí tiền lương của nhân viên y tế vào và cũng do quỹ BHYT chi trả.

 
Một vấn đề mà nhiều người dân đặt câu hỏi là khi viện phí tăng, thì người không tham gia và người tham gia BHYT sẽ chịu tác động như thế nào?
Ông Phạm Lương Sơn nói: Chúng ta đã từng đề cập khi điều chỉnh giá viện phí thì tác động đến người dân như thế nào và sẽ có hai nhóm người dân chịu ảnh hưởng.

Thứ nhất là nhóm có BHYT: Nhóm có BHYT thì có nhóm không cùng chi trả đó là những người được ưu đãi như người nghèo, dân tộc, người có công…Về nguyên lý, phí BHYT vẫn chi trả 100%, có vẻ không có tác động gì nhưng thực tế nó lại có tác động tích cực.

Với giá dịch vụ y tế được điều chỉnh mới lần này, toàn bộ chi phí trực tiếp phục vụ cho dịch vụ kỹ thuật sẽ được kết cấu đúng đủ vào giá dịch vụ y tế nên người bệnh. Dù đó là người nghèo không phải mua thuốc vật tư y tế mà trước đó chưa được tính đúng, tính đủ vào theo giá  cũ với giá cũng được BHYT chi trả 100% nhưng kể cả người nghèo cũng phải mua thêm thuốc và vật tư y tế vì vât tư đó, thuốc đó chưa được kết cấu vào. Do đó sẽ có tác động tích cực.

Đối với nhóm cùng chi trả: mức cao nhất là 20%, có vẻ như số cùng chi trả cao lên, nhưng tổng hòa lại vấn đề từ việc không phải mua loại thuốc, vật tư y tế đã được kết cấu, so sánh với số tiền phải chi trả thì tổng chi phí tiền túi của người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình sẽ giảm đi. Đây là tác động tích cực.

Thứ 2 Nhóm chưa tham gia: Đợt điều chỉnh này rất thận trọng, chúng tôi đã để thời gian vừa đủ, để người dân có thông tin, để ho thấy việc cần thiết phải tham gia BHYT về lợi ích trước mắt và lâu dài.

Về chất lượng, mục tiêu là hướng tới thị trường y tế minh bạch có sự cạnh tranh, chúng tôi kỳ vọng chất lượng y tế phải tăng, có vẻ như nguồn thu từ bệnh viện có thể không tăng, bệnh viện là một thị trường đặc biệt và bệnh viện phải cải cách chất lượng về chuyên môn, phục vụ, quản lý. Giờ bắt đầu trả chi phí trực tiếp cho con người thì người bệnh lúc này thực sự là khách hàng của bệnh viện. Trước đó, nhà nước cấp cho anh một số tiền giờ a muốn có nhiều tiền, phải có nhiều bệnh nhân thì phải có chất lượng tốt.
Hiện nay BHXH cung cấp chúng ta đã đạt xấp xỉ 74% dân số có thẻ BHYT. Đặc biệt trong số này có 24 triệu là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, người sống ở vùng biển đảo, trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh đều được BHYT thanh toán 100% chi phí theo quy định của BHYT.

Những đối tượng này sắp tới có điều chỉnh tiền lương, hay tính đúng tính đủ 7/7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế thì vẫn được Nhà nước mua thẻ và được BHYT thanh toán toàn bộ nên không bị ảnh hưởng.

Nhóm đồng chi trả 20%, vừa rồi có giải pháp người nào có thời gian tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, khi phần đồng chi trả vượt quá 6 tháng lương tối thiểu, cơ quan BHXH sẽ thanh toán phần vượt này.


» Giá 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục bảo hiểm tăng: Ai mừng, ai lo?
» Giá dịch vụ y tế sẽ tăng thế nào?

Nam Anh

Bình luận
vtcnews.vn