(VTC News) - Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa công bố Hướng dẫn đăng ký sơ tuyển vào đại học, cao đẳng quân sự năm 2016.
Các đối tượng là Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 6 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh), nếu có nguyện vọng đăng ký dự tuyển, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển những trường hợp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường theo đúng quy trình.
Đối với những nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.
Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân, chỉ tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y, Quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự; Kỹ sư quân sự ngành Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tại Học viện Kỹ thuật quân sự.
Về vùng tuyển: Thí sinh cần lưu ý, Trường Sĩ quan Lục quân 1 chỉ tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra; Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào. Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển vào một trong hai trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2.
Trường hợp thí sinh đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, nhưng đã chuyển hộ khẩu thường trú về các tỉnh phía Nam, có bố mẹ đẻ (bố mẹ nuôi theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi), có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, bản thân thí sinh học và thi tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) tại các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (cả thanh niên ngoài Quân đội và quân nhân đang tại ngũ) đăng ký xét tuyển như sau:
+ Không được đăng ký xét tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2.
+ Được đăng ký xét tuyển vào các trường còn lại, hưởng điểm chuẩn cho thí sinh thuộc các tỉnh phía Bắc.
Các trường còn lại tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.
Về hồ sơ: Mỗi thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ riêng biệt: Một bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành, 1 bộ hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT phát hành.
Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành hồ sơ sơ tuyển thống nhất như năm 2015.
Đăng ký sơ tuyển: Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là Ban TSQS cấp huyện); thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương (gọi chung là Ban TSQS cấp trung đoàn).
Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ đăng ký sơ tuyển và trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển theo đúng thời gian quy định tại Ban TSQS cấp huyện (đối với thanh niên ngoài Quân đội) hoặc tại Ban TSQS cấp trung đoàn (đối với quân nhân đang tại ngũ).
Thí sinh cần đặc biệt lưu ý, do mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về tiêu chuẩn sức khỏe, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong Quân đội, thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (đợt 1) vào một trường Quân đội và chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (đợt 1) ngay từ khi sơ tuyển.
Khi nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, ngoài bộ hồ sơ sơ tuyển, thí sinh tốt nghiệp từ năm 2015 về trước phải nộp thêm bản photocopy học bạ THPT có công chứng hợp lệ, đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2016 nộp thêm bản photocopy học bạ THPT có công chứng hợp lệ hoặc bản sao trích lục học bạ có đủ phần kết quả học tập của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) có xác nhận của Ban Giám hiệu nhà trường thí sinh đang học, ký tên đóng dấu.
Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên, nộp một giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên hợp lệ, đối tượng là con thương binh, con bệnh binh, con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh", phải có bản photocopy có công chứng Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh...
Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, thí sinh phải mang theo giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để cán bộ thu hồ sơ đối chiếu.
Mỗi thí sinh nộp 4 ảnh chân dung cỡ 4 x 6cm, thí sinh phải trực tiếp đến nộp ảnh cùng với hồ sơ sơ tuyển, ảnh phải rõ, cùng kiểu, cùng loại, chưa qua xử lý bằng các phần mềm xử lý ảnh và mới chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển.
Thời gian sơ tuyển từ ngày 10/3/2016 đến trước ngày 10/5/2016.
Lệ phí sơ tuyển đối với thí sinh đăng ký sơ tuyển ĐH, CĐ và trung cấp quân sự là 50.000 đồng/hồ sơ.
Năm 2016, việc đăng ký tham dự Kỳ thi THPT quốc gia do Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố tổ chức thu hồ sơ, thí sinh dự thi ở các cụm thi theo quy định của Bộ GD-ĐT, vì vậy Ban TSQS các đơn vị, địa phương không thu phí đăng ký dự thi và phí dự thi.
Minh Đức
Các đối tượng là Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 6 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh), nếu có nguyện vọng đăng ký dự tuyển, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển những trường hợp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường theo đúng quy trình.
Tuyển sinh vào các trường quân đội năm 2016 có nhiều điểm đổi mới |
Đối với những nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.
Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân, chỉ tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y, Quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự; Kỹ sư quân sự ngành Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tại Học viện Kỹ thuật quân sự.
Về vùng tuyển: Thí sinh cần lưu ý, Trường Sĩ quan Lục quân 1 chỉ tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra; Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào. Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển vào một trong hai trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2.
Trường hợp thí sinh đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, nhưng đã chuyển hộ khẩu thường trú về các tỉnh phía Nam, có bố mẹ đẻ (bố mẹ nuôi theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi), có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, bản thân thí sinh học và thi tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) tại các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (cả thanh niên ngoài Quân đội và quân nhân đang tại ngũ) đăng ký xét tuyển như sau:
+ Không được đăng ký xét tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2.
+ Được đăng ký xét tuyển vào các trường còn lại, hưởng điểm chuẩn cho thí sinh thuộc các tỉnh phía Bắc.
Các trường còn lại tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.
Về hồ sơ: Mỗi thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ riêng biệt: Một bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành, 1 bộ hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT phát hành.
Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành hồ sơ sơ tuyển thống nhất như năm 2015.
Đăng ký sơ tuyển: Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là Ban TSQS cấp huyện); thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương (gọi chung là Ban TSQS cấp trung đoàn).
Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ đăng ký sơ tuyển và trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển theo đúng thời gian quy định tại Ban TSQS cấp huyện (đối với thanh niên ngoài Quân đội) hoặc tại Ban TSQS cấp trung đoàn (đối với quân nhân đang tại ngũ).
Thí sinh cần đặc biệt lưu ý, do mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về tiêu chuẩn sức khỏe, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong Quân đội, thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (đợt 1) vào một trường Quân đội và chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (đợt 1) ngay từ khi sơ tuyển.
Khi nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, ngoài bộ hồ sơ sơ tuyển, thí sinh tốt nghiệp từ năm 2015 về trước phải nộp thêm bản photocopy học bạ THPT có công chứng hợp lệ, đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2016 nộp thêm bản photocopy học bạ THPT có công chứng hợp lệ hoặc bản sao trích lục học bạ có đủ phần kết quả học tập của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) có xác nhận của Ban Giám hiệu nhà trường thí sinh đang học, ký tên đóng dấu.
Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên, nộp một giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên hợp lệ, đối tượng là con thương binh, con bệnh binh, con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh", phải có bản photocopy có công chứng Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh...
Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, thí sinh phải mang theo giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để cán bộ thu hồ sơ đối chiếu.
Mỗi thí sinh nộp 4 ảnh chân dung cỡ 4 x 6cm, thí sinh phải trực tiếp đến nộp ảnh cùng với hồ sơ sơ tuyển, ảnh phải rõ, cùng kiểu, cùng loại, chưa qua xử lý bằng các phần mềm xử lý ảnh và mới chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển.
Thời gian sơ tuyển từ ngày 10/3/2016 đến trước ngày 10/5/2016.
Lệ phí sơ tuyển đối với thí sinh đăng ký sơ tuyển ĐH, CĐ và trung cấp quân sự là 50.000 đồng/hồ sơ.
Năm 2016, việc đăng ký tham dự Kỳ thi THPT quốc gia do Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố tổ chức thu hồ sơ, thí sinh dự thi ở các cụm thi theo quy định của Bộ GD-ĐT, vì vậy Ban TSQS các đơn vị, địa phương không thu phí đăng ký dự thi và phí dự thi.
Minh Đức
Bình luận