(VTC News) - Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc họp phiên toàn thể để xem xét và thông qua Báo cáo về tình hình đảm bảo quyền con người tại Việt Nam.
Ngày 20/6, tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã họp phiên toàn thể để xem xét và thông qua Báo cáo về tình hình đảm bảo quyền con người tại Việt Nam chu kỳ 2 trong khuôn khổ Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) với sự chứng kiến của đầy đủ đại diện 192 nước thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên họp, đã công bố với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc danh sách 182 khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trên tổng số 227 khuyến nghị mà các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong đợt rà soát định kỳ phổ quát lần 2 đối với Việt Nam (80,17%).
Đây là một tỷ lệ chấp thuận rất cao trong lịch sử hoạt động của Cơ chế UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm cao của Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành khẳng định việc Việt Nam chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị xuất phát từ chính sách nhất quán và cam kết mạnh mẽ bảo đảm và phát huy các quyền con người tại Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh trong thời gian qua, bất chấp một số khó khăn kinh tế-xã hội nhất định, Việt Nam đã luôn nỗ lực tăng cường việc thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị theo đúng chuẩn mực quốc tế, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chủ trương, chính sách để đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền và tự do, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Đại sứ cũng thông báo Việt Nam sẽ nghiêm túc triển khai 182 khuyến nghị UPR cũng như các cam kết tự nguyện khác của Việt Nam, nhấn mạnh tinh thần gương mẫu, trách nhiệm của một nước thành viên Hội đồng Nhân quyền và sự coi trọng của Việt Nam đối với cơ chế UPR.
Việt Nam sẽ thường xuyên cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm, bài học cũng như trao đổi, đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ để triển khai thắng lợi các khuyến nghị, tăng cường rõ rệt các quyền và tự do cho người dân và đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người trên toàn thế giới.
Trong phần đối thoại, đại diện nhiều nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền con người, hoan nghênh Việt Nam đã chấp thuận hầu hết các khuyến nghị và có thái độ hợp tác, xây dựng trong tiến trình UPR nói riêng và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam nói chung.
Một số phát biểu đặc biệt hoan nghênh Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 2013 đề cao quyền con người và nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam hoàn thành sớm nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, coi đó là hình mẫu trong việc tạo điều kiện nền tảng để đảm bảo các quyền con người.
Trước phát biểu lạc lõng của một vài tổ chức phi chính phủ lợi dụng cơ chế của Liên hợp quốc để phủ nhận thành tựu về quyền con người của Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam đã một lần nữa khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người, đồng thời tăng cường đối thoại xây dựng và hợp tác tích cực với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc, qua đó bác bỏ những quan điểm sai lệch đó.
Cuối cùng, Hội đồng đã nhất trí cao thông qua Báo cáo Định kỳ Phổ quát rà soát tình hình đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam chu kỳ 2 do Nhóm Công tác trình lên. Sau khi kết thúc phiên họp, rất nhiều đại diện các nước và tổ chức quốc tế đã đến chúc mừng Đoàn Việt Nam.
Tùng Đinh
Ngày 20/6, tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã họp phiên toàn thể để xem xét và thông qua Báo cáo về tình hình đảm bảo quyền con người tại Việt Nam chu kỳ 2 trong khuôn khổ Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) với sự chứng kiến của đầy đủ đại diện 192 nước thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên họp, đã công bố với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc danh sách 182 khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trên tổng số 227 khuyến nghị mà các nước và tổ chức quốc tế đã nêu ra trong đợt rà soát định kỳ phổ quát lần 2 đối với Việt Nam (80,17%).
Bạn bè quốc tế chúc mừng Trưởng đoàn Việt Nam sau khi HĐNQ thông qua UPR của Việt Nam - Ảnh: Tố Uyên/Vietnam+ |
Đây là một tỷ lệ chấp thuận rất cao trong lịch sử hoạt động của Cơ chế UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thể hiện rõ thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở và quyết tâm cao của Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành khẳng định việc Việt Nam chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị xuất phát từ chính sách nhất quán và cam kết mạnh mẽ bảo đảm và phát huy các quyền con người tại Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh trong thời gian qua, bất chấp một số khó khăn kinh tế-xã hội nhất định, Việt Nam đã luôn nỗ lực tăng cường việc thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị theo đúng chuẩn mực quốc tế, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chủ trương, chính sách để đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền và tự do, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Đại sứ cũng thông báo Việt Nam sẽ nghiêm túc triển khai 182 khuyến nghị UPR cũng như các cam kết tự nguyện khác của Việt Nam, nhấn mạnh tinh thần gương mẫu, trách nhiệm của một nước thành viên Hội đồng Nhân quyền và sự coi trọng của Việt Nam đối với cơ chế UPR.
Việt Nam sẽ thường xuyên cập nhật, chia sẻ kinh nghiệm, bài học cũng như trao đổi, đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ để triển khai thắng lợi các khuyến nghị, tăng cường rõ rệt các quyền và tự do cho người dân và đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người trên toàn thế giới.
Trong phần đối thoại, đại diện nhiều nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền con người, hoan nghênh Việt Nam đã chấp thuận hầu hết các khuyến nghị và có thái độ hợp tác, xây dựng trong tiến trình UPR nói riêng và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam nói chung.
Một số phát biểu đặc biệt hoan nghênh Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 2013 đề cao quyền con người và nhiệt liệt chúc mừng Việt Nam hoàn thành sớm nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, coi đó là hình mẫu trong việc tạo điều kiện nền tảng để đảm bảo các quyền con người.
Trước phát biểu lạc lõng của một vài tổ chức phi chính phủ lợi dụng cơ chế của Liên hợp quốc để phủ nhận thành tựu về quyền con người của Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam đã một lần nữa khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người, đồng thời tăng cường đối thoại xây dựng và hợp tác tích cực với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc, qua đó bác bỏ những quan điểm sai lệch đó.
Cuối cùng, Hội đồng đã nhất trí cao thông qua Báo cáo Định kỳ Phổ quát rà soát tình hình đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam chu kỳ 2 do Nhóm Công tác trình lên. Sau khi kết thúc phiên họp, rất nhiều đại diện các nước và tổ chức quốc tế đã đến chúc mừng Đoàn Việt Nam.
Tùng Đinh
Bình luận