(VTC News) - Trong phiên họp tại hội trường sáng ngày 31/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận trách nhiệm đã không làm tốt công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kịp thời nội dung, chính sách của Nhà nước về thị trường vàng.
Trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 31/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhận trách nhiệm đã không làm tốt công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kịp thời nội dung, chính sách của Nhà nước về thị trường vàng, gây nên nhiều sự hiểu không đúng, gây bất ổn cho thị trường.
Thống đốc cho biết trong thời gian qua, do bất ổn kinh tế thế giới, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tăng mạnh. Vàng trong nước biến động thất thường khiến tình trạng vàng hóa được đẩy lên rất cao.
Thống đốc cho biết trong thời gian qua, do bất ổn kinh tế thế giới, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tăng mạnh. Vàng trong nước biến động thất thường khiến tình trạng vàng hóa được đẩy lên rất cao.
Người dân có xu hướng mua vàng nên theo đánh giá sơ bộ, nền kinh tế có 300 - 400 tấn vàng nằm trong dân. Nói cách khác, nguồn lực 15 - 20 tỷ đô la Mỹ không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh và chôn vào vàng.
Giá vàng biến động ảnh hưởng tỷ giá thông qua hoạt động nhập lậu vàng, gây thêm ảnh trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu, gián tiếp gây lạm phát tăng cao trong những năm vừa qua, tạo bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng tinh thần nghị quyết Trung ương 13 kiên quyết chống đô la hóa và vàng hóa. Có 2 mục tiêu chính.
Thứ nhất làm sao cho biến động giá vàng không ảnh hưởng đến tỷ giá do vậy không ảnh hưởng lạm phát và kinh tế vĩ mô.
Thứ hai phải ngăn chặn đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, để huy động ngược trở lại cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Giá vàng biến động ảnh hưởng tỷ giá thông qua hoạt động nhập lậu vàng, gây thêm ảnh trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu, gián tiếp gây lạm phát tăng cao trong những năm vừa qua, tạo bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng tinh thần nghị quyết Trung ương 13 kiên quyết chống đô la hóa và vàng hóa. Có 2 mục tiêu chính.
Thứ nhất làm sao cho biến động giá vàng không ảnh hưởng đến tỷ giá do vậy không ảnh hưởng lạm phát và kinh tế vĩ mô.
Thứ hai phải ngăn chặn đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, để huy động ngược trở lại cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Đề án chống vàng hóa của Ngân hàng nhà nước gồm 3 bước: Xây dựng khung khổ pháp lý, chấm dứt hoạt động huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng và chuyển toàn bộ sang quan hệ mua bán vàng.
Đến nay, Ngân hàng nà nước đã triển khai 2 bước. Về khung khổ pháp lý, Chính phủ ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng, Chính phủ ban hành Nghị định 95 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh vàng. Đây là 2 nội dung pháp lý quan trọng có tác dụng mọi hoạt động trên thị trường vàng.
Sau 5 tháng hoạt động, Nghị định 24 có kết quả quan trọng. Từ tháng 5 năm nay, giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau khá lớn từ 1 - 3 triệu đồng nhưng thị trường có 2 hiện tượng khác. Đó là không có hiện tượng đổ xô mua vàng như trước và dù giá vàng biến động lớn, tỷ giá ổn định.
Sau 5 tháng hoạt động, Nghị định 24 có kết quả quan trọng. Từ tháng 5 năm nay, giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau khá lớn từ 1 - 3 triệu đồng nhưng thị trường có 2 hiện tượng khác. Đó là không có hiện tượng đổ xô mua vàng như trước và dù giá vàng biến động lớn, tỷ giá ổn định.
Trong những ngày này, giá vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 3 triệu đồng/lượng nhưng tỷ giá vẫn tiếp tục hạ, Ngân hàng Nhà nước vẫn mua được ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối. Như vậy có thể thấy mục tiêu quan trọng của đề án chông vàng hóa bước đầu đạt được kết quả quyết định.
"Từ tháng 5 đến nay, hệ thống ngân hàng mua lại 60 tấn vàng từ nền kinh tế. Nói cách khác, 60 tấn được chuyển từ vàng sang tiền phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Đây là hai quyết sách hết sức quan trọng trong thời gian quan: Chống vàng hóa và đô la hóa", Thống đốc Bình nhấn mạnh.
Đây là hai quyết sách hết sức quan trọng trong thời gian quan: Chống vàng hóa và đô la hóa", Thống đốc Bình nhấn mạnh.
Bước sang năm 2012, tình hình tài chính vô cùng khó khăn. Hệ thống ngân hàng thiếu thanh khoản, thanh khoản của nền kinh tế rất khó khăn. Xử lý nợ xấu, hàng tồn kho, bong bóng bất động sản là vấn đề không phải một sớm, một chiều. Vậy nguồn nào lực xử lý các vấn đề trên?
Cũng theo Thống đốc Bình, nhờ kiên quyết chống vàng hóa, đô la hóa, từ đầu năm nay, hệ thống ngân hàng mua 10 tỷ đô la Mỹ và lượng vàng tương đương 3 tỷ đô la Mỹ.
Nguồn lực từ ngoại tệ và vàng chuyển sang đồng Việt Nam nên cải thiện được thanh khoản ngân hàng, giảm lãi suất, có tăng trưởng dù thấp hơn so với mong muốn nhưng cũng đảm bảo nền kin tế ổn định trong thời gian qua.
Dù có nhiều thành tựu nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn nhận khuyết điểm vì vẫn còn tồn tại trong quản lý thị trường vàng.
Thứ nhất, về độc quyền vàng miếng SJC, Thống đốc giải thích là kể từ 25/5 tất cả các đơn vị dập vàng miếng kể cả SJC đều phải chấm dứt dập vàng miếng, chỉ Ngân hàng nhà nước độc quyền dập miếng.
Sở dĩ Ngân hàng nhà nước chọn vàng SJC là vàng của Nhà nước là vì vàng SJC chiếm 93-95% thị trường vàng miếng. Tránh chi phí, Ngân hàng nhà nước sử dụng mác đó, độc quyền chứ không phải SJC.
Kể từ 25/5 tất cả vàng miếng được cấp phép đều được phép lưu hành bình thường, không bắt sửa đổi từ mác này sang mác khác.
Thống đốc cho biết, 2 thông tin trên dù tích cực nhưng xét lại vẫn còn nhiều các hiểu khác nhau, dư luận còn nhiều lo lắng. Thống đốc nhận khuyết điểm và cố gắng phổ biến thông tin hơn nữa.
"Những kết quả nêu trên trong quản lý thị trường vàng thể hiện sự đúng đắn của đề án chống vàng hóa của Chính phủ. Vấn đề phát sinh, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiên quyết phối hợp với các bộ ngành tìm cách táo gỡ sớm nhất để đảm bảo quyền lợi cho người dân", Thống đốc hứa.
Sở dĩ Ngân hàng nhà nước chọn vàng SJC là vàng của Nhà nước là vì vàng SJC chiếm 93-95% thị trường vàng miếng. Tránh chi phí, Ngân hàng nhà nước sử dụng mác đó, độc quyền chứ không phải SJC.
Kể từ 25/5 tất cả vàng miếng được cấp phép đều được phép lưu hành bình thường, không bắt sửa đổi từ mác này sang mác khác.
Thống đốc cho biết, 2 thông tin trên dù tích cực nhưng xét lại vẫn còn nhiều các hiểu khác nhau, dư luận còn nhiều lo lắng. Thống đốc nhận khuyết điểm và cố gắng phổ biến thông tin hơn nữa.
"Những kết quả nêu trên trong quản lý thị trường vàng thể hiện sự đúng đắn của đề án chống vàng hóa của Chính phủ. Vấn đề phát sinh, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiên quyết phối hợp với các bộ ngành tìm cách táo gỡ sớm nhất để đảm bảo quyền lợi cho người dân", Thống đốc hứa.
Bảo Linh
Bình luận