(VTC News) - Chứng kiến bạn bè bị thương, mất mạng do bom đạn sót lại sau chiến tranh, anh Hè đã trưng bày nhiều vỏ đạn pháo trong quán cà phê của mình cùng một thông điệp ý nghĩa.
Đến quán cà phê mang tên Hè (số 27 đường Lê Ngô Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhiều du khách tỏ ra thích thú và kinh ngạc vì họ không chỉ thưởng thức cà phê mà còn được mục sở thị những kỉ vật chiến tranh.
"Bảo tàng chiến tranh mini” được thành lập gần 3 năm này.
Đến nay, bộ sưu tập của Nguyễn Văn Hè (35 tuổi) có trên 200 hiện vật chiến tranh. Đó là các vỏ đạn, thùng đựng đạn, xác máy bay, và cả quân phục người lính...
Tất cả các vật liệu trong quán đều là phế liệu chiến tranh, nhưng dưới con mắt thẩm mỹ, anh Hè đã biến nó thành những vật dụng gần gũi với cuộc sống đời thường như ghế được làm bằng thùng đạn, bình cắm hoa từ vỏ đầu đạn...
Với diện tích khoảng 30 m2, quán được trang trí bằng chiếc bi đông, vỏ đạn pháo, mảnh xác máy bay được phát hiện ở vịnh Lăng Cô và cả những tư trang thiết yếu của người lính như mũ cối, bao tải gạo, cà men, bình ghi đông, muỗng,...
Chủ quán cafe Hè cho hay: “Tôi được sinh ra ở vùng đất Phong Xuân, đây là nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Từ nhỏ tôi đã có sở thích sưu tầm nên đã nhặt nhạnh những phế liệu chiến tranh, sau đó thành lập quán riêng để trưng bày”.
Để có được “bảo tàng chiến tranh mini” này, anh Hè cùng anh Nguyễn Quang Bằng (sinh năm 1991, quản lý của quán) mất nhiều công sức tìm kiếm và sưu tầm.
Từ nhỏ, anh Hè đã cùng chúng bạn ở vùng quê Vinh Ngạn (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) nhặt phế liệu.
Mỗi dịp hè thời học cấp 3, anh vừa đi nhặt và thu mua phế liệu cùng bà con ở các xã lân cận để kiếm kế mưu sinh. Nhớ về tuổi thơ, anh Hè luôn ám ảnh khi bạn bè, người thân mất mạng vì đi nhặt phế liệu để mưu sinh.
“Khu vực đó có nhiều bom đạn nên nhiều người nhặt về cưa lấy sắt bán, rồi bom nổ dẫn đến chết người. Tôi muốn sưu tầm tất cả các vật dụng này để thông qua đây truyền tải thông điệp, chiến tranh là tội ác và sức tàn phá ác liệt của các vũ khí chiến tranh”, anh Bằng nói.
Chủ quán café Hè chia sẻ: “Hằng ngày có nhiều người khách cao tuổi đến quán để chia sẻ những kí ức về chiến tranh. Thông điệp mà tôi muốn nhắn gửi đến với mọi người đó là hòa bình, “Yêu… không chiến tranh” ".
Tuấn Hiệp
Đến quán cà phê mang tên Hè (số 27 đường Lê Ngô Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhiều du khách tỏ ra thích thú và kinh ngạc vì họ không chỉ thưởng thức cà phê mà còn được mục sở thị những kỉ vật chiến tranh.
Qua quán cafe mang phong cách chiến tranh, anh Hè muốn gửi gắm thông điệp: "Yêu…không chiến tranh". |
"Bảo tàng chiến tranh mini” được thành lập gần 3 năm này.
Đến nay, bộ sưu tập của Nguyễn Văn Hè (35 tuổi) có trên 200 hiện vật chiến tranh. Đó là các vỏ đạn, thùng đựng đạn, xác máy bay, và cả quân phục người lính...
Nhiều khách đến nhâm nhi cà phê và xem các kỉ vật chiến tranh. |
Đứng ở ngoài nhìn vào, quán như một bảo tàng đượm buồn với chiếc xe máy cũ, hàng rào dây kẽm gai. Lối ra vào được dựng bằng thùng phuy dựng chồng lên nhau; bảng hiệu được tạo bằng mảnh sắt cũ kỹ.
Bộ bàn ghế làm từ phế tích của chiến tranh |
Tất cả các vật liệu trong quán đều là phế liệu chiến tranh, nhưng dưới con mắt thẩm mỹ, anh Hè đã biến nó thành những vật dụng gần gũi với cuộc sống đời thường như ghế được làm bằng thùng đạn, bình cắm hoa từ vỏ đầu đạn...
Những vỏ đạn, pháo, vũ khí được anh Hè sưu tầm. |
Với diện tích khoảng 30 m2, quán được trang trí bằng chiếc bi đông, vỏ đạn pháo, mảnh xác máy bay được phát hiện ở vịnh Lăng Cô và cả những tư trang thiết yếu của người lính như mũ cối, bao tải gạo, cà men, bình ghi đông, muỗng,...
Kệ đựng sách làm từ thùng đạn. |
Chủ quán cafe Hè cho hay: “Tôi được sinh ra ở vùng đất Phong Xuân, đây là nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Từ nhỏ tôi đã có sở thích sưu tầm nên đã nhặt nhạnh những phế liệu chiến tranh, sau đó thành lập quán riêng để trưng bày”.
Để có được “bảo tàng chiến tranh mini” này, anh Hè cùng anh Nguyễn Quang Bằng (sinh năm 1991, quản lý của quán) mất nhiều công sức tìm kiếm và sưu tầm.
Từ nhỏ, anh Hè đã cùng chúng bạn ở vùng quê Vinh Ngạn (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) nhặt phế liệu.
Những tư trang của người lính. |
Mỗi dịp hè thời học cấp 3, anh vừa đi nhặt và thu mua phế liệu cùng bà con ở các xã lân cận để kiếm kế mưu sinh. Nhớ về tuổi thơ, anh Hè luôn ám ảnh khi bạn bè, người thân mất mạng vì đi nhặt phế liệu để mưu sinh.
“Khu vực đó có nhiều bom đạn nên nhiều người nhặt về cưa lấy sắt bán, rồi bom nổ dẫn đến chết người. Tôi muốn sưu tầm tất cả các vật dụng này để thông qua đây truyền tải thông điệp, chiến tranh là tội ác và sức tàn phá ác liệt của các vũ khí chiến tranh”, anh Bằng nói.
Chủ quán café Hè chia sẻ: “Hằng ngày có nhiều người khách cao tuổi đến quán để chia sẻ những kí ức về chiến tranh. Thông điệp mà tôi muốn nhắn gửi đến với mọi người đó là hòa bình, “Yêu… không chiến tranh” ".
Video: Bộ trưởng chiến tranh IS bị Mỹ tiêu diệt.
Tuấn Hiệp
Bình luận