(VTC News) - Trong ký ức của sư phụ Ngô Bân, Lý Liên Kiệt hiền lành nhưng cũng chẳng chịu đứng ngoài những trò phá phách của đám bạn đồng môn.
Hạt giống tốt trong hàng vạn hạt giống
Võ sư Ngô Bân sinh năm 1937, là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp cho lĩnh vực võ thuật của Trung Quốc, đồng thời có công dạy dỗ và phát hiện nên những ngôi sao võ thuật tài năng cho nền điện ảnh nước nhà.
Trong suốt 40 năm huấn luyện võ thuật, Lý Liên Kiệt là đệ tử mà võ sư Ngô Bân ưng ý nhất, Lý Liên Kiệt đã miệt mài luyện võ bên sư phụ Ngô Bân từ năm 1970 tới trước khi tham gia bộ phim "Thiếu Lâm Tự" năm 1981.
Khi được hỏi về ấn tượng đầu tiên đối với cậu học trò cưng, Ngô Bân không trả lời ngay, ông vào trong phòng lấy ra một cuốn sổ dày, hơn 30 năm trôi qua, cuốn sổ chứa đầy những ký ức của ông đã ngả màu vàng.
Lý Liên Kiệt là học trò xuất sắc nhất của Ngô Bân |
Khi được hỏi về ấn tượng đầu tiên đối với cậu học trò cưng, Ngô Bân không trả lời ngay, ông vào trong phòng lấy ra một cuốn sổ dày, hơn 30 năm trôi qua, cuốn sổ chứa đầy những ký ức của ông đã ngả màu vàng.
“Lý Liên Kiệt có tố chất tuyệt vời, có sức mạnh, tính linh hoạt, tốc độ, thực sự là một hạt giống tốt trong hàng vạn hạt giống. Nó rất thông minh, hiểu bài học rất nhanh, dạy võ cho Lý Liên Kiệt rất nhàn”. Ngô Bân miêu tả, Lý Liên Kiệt có đầy đủ mọi tư chất của một võ sư.
Lý Liên Kiệt được đánh giá là trò ngoan và rất có ý chí |
Thập niên 70 của thế kỷ trước, dạy võ thuật chỉ là một nghề tay trái, việc học võ thuật không thực sự có sức hút đối với người dân, chính vì thế, để tìm kiếm một tài năng thực sự là rất khó khăn. Việc tìm thấy cậu bé họ Lý khiến Ngô Bân mừng như bắt được vàng.
Lý Liên Kiệt mồ côi cha ngay từ khi mới lên 2 tuổi, là con út trong gia đình 5 người con, có thể chính hoàn cảnh tội nghiệp đó là một phần nguyên do khiến Ngô Bân yêu thương cậu học trò này hơn.
“Gia đình Lý Liên Kiệt nghèo lắm, người mẹ xót con, sợ con đau nên không cho đi học võ thuật nữa”. Ngô Bân nhớ lại, ông đã phải tìm tới nhà thuyết phục nhiều lần để đưa cậu học trò nhỏ bé quay lại lớp.
“Gia đình Lý Liên Kiệt nghèo lắm, người mẹ xót con, sợ con đau nên không cho đi học võ thuật nữa”. Ngô Bân nhớ lại, ông đã phải tìm tới nhà thuyết phục nhiều lần để đưa cậu học trò nhỏ bé quay lại lớp.
Đám học trò quỷ sứ
Vẫn được đánh giá là một cậu học trò ngoan hiền trong lớp, nhưng theo lời sư phụ Ngô Bân, Lý Liên Kiệt vẫn không bỏ qua những trò nghịch ngợm cùng đám bạn đồng môn.
Suốt hàng chục năm dạy võ cho bao thế hệ học trò, nhưng Ngô Bân vẫn nhớ nhất thế hệ đầu – thế hệ của Lý Liên Kiệt, mỗi lần nhắc đến đám học trò, ông lại không thể không bật cười và gọi họ là “đám quỷ sứ”.
“Bây giờ chúng vẫn gọi tôi là ‘phát xít’ và vẫn rất sợ tôi. Chuyện chúng phải viết bản kiểm điểm và chịu phạt đã thành chuyện cơm bữa”.
“Bây giờ chúng vẫn gọi tôi là ‘phát xít’ và vẫn rất sợ tôi. Chuyện chúng phải viết bản kiểm điểm và chịu phạt đã thành chuyện cơm bữa”.
Tuy nhiên, cậu bé họ Lý ngày ấy chẳng chịu bỏ qua trò nghịch ngợm nào của bạn bè |
Ngày đó, các võ sinh sống tập trung ở khu kí túc, riêng Lý Liên Kiệt nhà gần nên hay về nhà, chỉ sống tập trung với các huynh đệ khoảng 1 tháng trước mỗi lần thi đấu. Nhưng mỗi lần ở lại trường, Lý Liên Kiệt không ngần ngại tham gia mấy trò quậy phá với đám bạn.
Thông thường việc luyện tập kết thúc khoảng 12h trưa, sư phụ Ngô Bân lại đạp xe về nhà. Cứ nghe tiếng gót giày sư phụ nhỏ dần, biết là ông đã rời khỏi trường, đám học sinh bắt đầu làm loạn.
“Chúng đã quá quen với tiếng giày của tôi, nên có lần tôi tìm cách chơi khăm. Nghĩ là tôi về rồi nên chúng đóng cửa lại ngồi đánh bài, cả Lý Liên Kiệt cũng ở trong đám đó. Nhưng tôi tháo giày ra và âm thầm quay lại.
Tôi gõ cửa, ở bên trong có tiếng hét lớn ‘Gõ cái gì mà gõ, đang đánh bài’. Tôi mở cửa bước vào, mặt chúng biến sắc. Còn phải nói nữa, ngay ngày hôm sau cho cả đám chép phạt.”
Tôi gõ cửa, ở bên trong có tiếng hét lớn ‘Gõ cái gì mà gõ, đang đánh bài’. Tôi mở cửa bước vào, mặt chúng biến sắc. Còn phải nói nữa, ngay ngày hôm sau cho cả đám chép phạt.”
“Bọn trẻ sáng nào cũng thích ngủ nướng, không muốn ra sân luyện tập. Nhưng cứ nghe tiếng bước chân tôi, cả đám lật đật nhảy xuống giường”.
Không chỉ có thế, chuyện leo tường trốn ra ngoài là chuyện thường xuyên đối với đám Lý Liên Kiệt và đồng môn. “Cả đám đúng là nghịch như quỷ sứ, nhưng thực sự tôi không phản đối hay tức giận chúng, trẻ con mà, hiếu động một chút cũng tốt”.
Ngô Bân bật cười kể lại lần đám học trò quỷ sứ của ông lén vào nhà ăn để ăn trộm. “Có một lần bọn trẻ ăn chưa no nên rủ nhau đi trộm đồ ăn. Những đứa liều lĩnh nhất nhận trách nhiệm đi trộm ở nhà ăn.
Lý Liên Kiệt không to gan đến vậy, nó không đi ăn trộm, nhưng bao nhiêu đồ ăn mang về nó cũng ăn cho bằng hết. Hôm sau, tôi phát hiện ra và bắt chịu phạt, Lý Liên Kiệt nhất quyết không chịu, nó bảo nó không ăn trộm, nó chỉ ăn thôi nên không có tội”.
Lý Liên Kiệt không to gan đến vậy, nó không đi ăn trộm, nhưng bao nhiêu đồ ăn mang về nó cũng ăn cho bằng hết. Hôm sau, tôi phát hiện ra và bắt chịu phạt, Lý Liên Kiệt nhất quyết không chịu, nó bảo nó không ăn trộm, nó chỉ ăn thôi nên không có tội”.
Trong đám học trò của võ sư Ngô Bân, ngoài một Lý Liên Kiệt đầy tố chất, hiền lành, chịu khó, còn có một cậu học trò khác mà ông rất yêu quý, cậu học trò sau này trở thành một ngôi sao ấy từng suýt bị Ngô Bân từ chối chỉ vì thiếu một nửa ngón tay, đó chính là Ngô Kinh.
(Còn nữa)
Clip Lý Liên Kiệt tung hoành trên sân khấu khi mới 8 tuổi (nguồn: youtube)
Hoài An
Bình luận