Mở rộng không gian phát triển cho Hà Nội
Để giảm áp lực từ quá trình tăng dân số, các thành phố lớn trên thế giới đã lựa chọn mô hình phát triển đô thị đa trung tâm, đa cực. Như ở Mỹ, các thành phố ngoại vi xuất hiện cách đây vài chục năm và hiện diện tích vùng kế cận lớn hơn nhiều lần so với vùng trung tâm cũ.
Tại Pháp, dân số ở nội đô Paris chỉ khoảng 2 triệu người, còn lại đều chọn định cư tại các đô thị mới với khoảng cách là 60 phút lái xe. Còn trong khu vực Đông Nam Á, vùng đô thị Manila Phillipines là điển hình, với 12 triệu dân phân tán ở 16 thành phố riêng lẻ.
Tại Việt Nam, tới năm 2030, tỉ lệ đô thị hóa sẽ đạt khoảng 50%, tương ứng với khoảng 1.200 đô thị các loại. Điều này kéo theo sự ra đời của các đô thị đa trung tâm. Ví dụ như Hà Nội sẽ có mối liên kết chặt chẽ với 9 tỉnh, thành phố lân cận, quy mô 24,3 nghìn km2, dân số hơn 20 triệu người.
Để thúc đẩy quá trình mở rộng không gian này, Hà Nội đã và đang ưu tiên hoàn thiện hạ tầng giao thông có chức năng kết nối liên vùng. Bên cạnh việc nâng cấp các tuyến đường hiện hữu, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố thời gian tới là thực hiện dự án đường vành đai 4. Dự kiến, công trình có tổng kinh phí hơn 85 nghìn tỉ đồng, đoạn qua địa phận Hà Nội dài 58,2 km; Hưng Yên dài 19,3 km; Bắc Ninh dài 25,6 km và tuyến nối 9,7 km.
Sau khi hoàn thành, đường vành đai 4 sẽ tạo cú hích để đô thị hiện hữu tiến xa hơn nữa về phía Đông, kéo theo đó là dòng di dân từ nội đô sang ngày càng mạnh mẽ. Theo quy hoạch, tới năm 2050, chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 có quy mô dân số khoảng 1,7 triệu người. Đây cũng sẽ là khu vực có chức năng dịch vụ, thương mại và tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí...
Những tọa độ an cư mới ở khu vực phía Đông
Trên thực tế, quá trình dịch chuyển của đô thị Hà Nội về phía Đông đã bắt đầu từ cách đây khoảng 20 năm, và đang diễn ra nhanh hơn nhờ hàng loạt dự án nghìn tỉ đồng đã được hoàn thành và đi vào sử dụng thời gian qua. Điểm nhấn phải kể tới là cầu Đông Trù với tổng mức đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài hơn 105 km, giá trị hơn 45 nghìn tỉ đồng; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 khoảng 2.500 tỷ đồng.
Nhờ hạ tầng “thay da, đổi thịt”, phía Đông Hà Nội trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Trong 10 năm qua, khu vực này đã chứng kiến một cuộc đổ bộ chưa từng có của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu, điển hình nhất là tập đoàn Vingroup, mang theo hàng loạt dự án trị giá hàng tỉ USD, tạo nên diện mạo hiện đại mới cho thành phố. Sau Vinhomes Riverside (2011 – 2012), liên tiếp các dự án đô thị đẳng cấp được thi công, như Vinhomes Riverside – The Harmony (2016 – 2017) và đặc biệt là Vinhomes Ocean Park (2018-2020).
Được ví như một quận phát triển mới của thành phố Hà Nội, Vinhomes Ocean Park đã viết lên những “kỳ tích” chưa từng có cho thị trường bất động sản. Đó là việc kiến tạo thành công “thành phố biển hồ” trong lòng thủ đô, với 2 “kỳ quan”: Biển hồ nước mặn 6,1 ha và hồ nước ngọt trung tâm rộng 24,5 ha đều đã xác lập kỷ lục Việt Nam, mang tới cho cư dân đặc quyền sống nghỉ dưỡng 365 ngày ngay tại nơi an cư.
Cùng đó là hệ thống tiện ích, dịch vụ đẳng cấp tạo nên các giá trị, chuẩn mực cuộc sống mới. Đây chính là lực hấp dẫn làm nên những “kỷ lục bán hàng”; giúp các tòa nhà nhanh chóng được “lấp đầy” và một cộng đồng dân cư khoảng 30 nghìn người đã được hình thành.
Phía Đông Hà Nội sẽ tiếp tục là miền đất hứa dành cho cư dân Hà Nội, khi có thêm các dự án “hàng hiệu” gia nhập thị trường. Tại thời điểm này, mọi con mắt đều đang đổ dồn về Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire. Sức hút của đại đô thị không chỉ nằm ở kỷ lục về quy mô 458 ha – lớn nhất trong số các dự án của Vinhomes; mà còn ở tiện ích khác biệt về không gian xanh, với Công viên trung tâm Empire rộng hơn hơn 7,5 ha; Công viên ven kênh Silk Park dài hơn 2,6 km; Đại lộ Kinh đô Ánh sáng Kingdom Avenue rộng 5,8 ha…
Đặc biệt là Tổ hợp công viên Biển tạo sóng nhân tạo Royal Wave Park rộng 18 ha - lớn nhất thế giới, là nơi duy nhất có thể mang tới trải nghiệm tắm biển với những con sóng cao tới 3m ngay tại thủ đô.
Khi các đại đô thị thành hình, phía Đông Hà Nội sẽ có thêm hàng chục cây cầu nữa bắc qua sông Hồng, cùng với 8 cây cầu hiện hữu. Kết hợp với các công trình trọng điểm đường vành đai 4, vành đai 3,5, khoảng cách giữa khu vực phía Đông với các khu vực khác của vùng Hà Nội tiếp tục được rút ngắn lại. Hành trình “Đông tiến” của cư dân từ nội đô chắc chắn sẽ ngày càng tấp nập. Đây cũng chính là động lực cho sự sôi động của thị trường bất động sản, đặc biệt là các dự án quy mô lớn tại phía Đông Thủ đô.
Bình luận