(VTC News) – Nhiều điểm tiêm chủng báo thiếu vắc xin tiêm phòng, Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu lượng lớn vắc xin.
Nhiều bà mẹ phản ánh, tại TP. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, một số trung tâm tiêm phòng báo thiếu vắc xin thủy đậu, vắc xin “6 trong 1” phòng bạch cầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, Hib.
Dù rất muốn tiêm cho con nhưng nhiều bà mẹ vẫn phải đợi.
Chị Thùy Hoa (Văn Cao, Hà Nội) có con gần 3 tháng tuổi đã gọi điện đến trung tâm tiêm dịch vụ ở phố Sơn Tây, Hà Nội, chị được báo vắc xin “6 trong 1” hiện còn khá ít, nếu không tiêm sẽ hết. Vì vậy, chị Hoa phải sắp xếp lịch đưa con đi từ đầu giờ sáng.
Đầu hè, bệnh thủy đậu cũng hoành hành, người mắc bệnh có nguy cơ tử vong nếu bị biến chứng nặng. Nhưng khi đưa con đi tiêm phòng không ít bậc cha mẹ ngỡ ngàng ôm con về trong nỗi lo ngay ngáy.
Không chỉ vắc-xin thủy đậu cạn kiệt mà cả vắc-xin phòng cúm mùa cho trẻ em, vắc-xin tổng hợp “5 trong 1”, “6 trong 1” (ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do Hib và viêm gan B) cũng hết.
Trước tình hình này, Bộ Y tế đã có động thái khá nhanh chóng.
Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho nhân dân gồm hai hệ thống là tiêm chủng Mở rộng Quốc gia và tiêm dịch vụ.
Nhiều năm qua, Bộ Y tế chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp đầy đủ 11 loại vắc xin miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, gồm: lao, bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, sởi, viêm gan virut B, bệnh do Haemophylus influenza typ B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn.
Các vắc xin này được đảm bảo đầy đủ vì việc đặt hàng, sản xuất, cung ứng có kế hoạch trước 1 năm. Bên cạnh vắc xin cung ứng từ Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin tiêm dịch vụ được nhập khẩu phục vụ theo nhu cầu của thị trường.
Các vắc xin tiêm dịch vụ ngoài phòng 11 bệnh trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia còn để phòng một số bệnh khác như: thủy đậu, cúm, các bệnh do phế cầu chủng gây ra, viêm não mô cầu ... hoặc phối hợp 5 trong 1, 6 trong 1 để giảm số lần tiêm.
Vắc xin tiêm dịch vụ thường do các công ty tự nhập khẩu về theo dự báo và nhu cầu thị trường từ các nước Mỹ, Pháp, Cu Ba, Hàn Quốc,… để cung ứng cho các đơn vị tiêm chủng trong các trường hợp chưa xảy ra dịch bệnh.
Ngoài ra, do vắc xin có đặc thù khác với các thuốc hóa dược là được sản xuất bằng công nghệ sinh học với nhiều công đoạn phức tạp, thời gian cần thiết để sản xuất là khoảng 06 tháng, có hạn dùng ngắn và điều kiện bảo quản đặc biệt.
Các vắc xin sau khi được sản xuất, nhập khẩu cần phải được kiểm định chất lượng, đạt yêu cầu mới có thể cung cấp cho các đơn vị tiêm chủng.
Tuy nhiên, do nhận thức của người dân đối với tác dụng và tính an toàn của tiêm vắc xin sau một số tai biến xảy ra thời gian qua đã làm giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêm chủng.
Vì vậy, một số doanh nghiệp đã nhập vắc xin nhưng không tiêu thụ được trong năm 2013 nên hạn chế số lượng nhập khẩu cho năm 2014. Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu vắc xin dịch vụ.
Ngay khi có hiện tượng bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã cấp cho các công ty nhập khẩu vắc xin phòng bệnh thủy đậu số đăng ký lưu hành theo nhu cầu thông thường.
Bộ này đã cấp phép nhập khẩu khẩn cấp 77.600 liều vắc xin của Hàn Quốc, 19.830 liều vắc xin của Bỉ và 200.000 liều của Mỹ sản xuất theo hình thức chưa có số đăng ký.
» Thêm 2 trẻ tử vong liên quan đến sởi
» Nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng
» Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ đến 10 tuổi
» Tiếp xúc virus sởi, hãy lập tức đi tiêm phòng
Nam Anh
Nhiều bà mẹ phản ánh, tại TP. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, một số trung tâm tiêm phòng báo thiếu vắc xin thủy đậu, vắc xin “6 trong 1” phòng bạch cầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, Hib.
Dù rất muốn tiêm cho con nhưng nhiều bà mẹ vẫn phải đợi.
Đầu hè, bệnh thủy đậu cũng hoành hành, người mắc bệnh có nguy cơ tử vong nếu bị biến chứng nặng. Nhưng khi đưa con đi tiêm phòng không ít bậc cha mẹ ngỡ ngàng ôm con về trong nỗi lo ngay ngáy.
Không chỉ vắc-xin thủy đậu cạn kiệt mà cả vắc-xin phòng cúm mùa cho trẻ em, vắc-xin tổng hợp “5 trong 1”, “6 trong 1” (ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do Hib và viêm gan B) cũng hết.
Trước tình hình này, Bộ Y tế đã có động thái khá nhanh chóng.
Nhiều năm qua, Bộ Y tế chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp đầy đủ 11 loại vắc xin miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, gồm: lao, bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, sởi, viêm gan virut B, bệnh do Haemophylus influenza typ B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn.
Các vắc xin này được đảm bảo đầy đủ vì việc đặt hàng, sản xuất, cung ứng có kế hoạch trước 1 năm. Bên cạnh vắc xin cung ứng từ Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin tiêm dịch vụ được nhập khẩu phục vụ theo nhu cầu của thị trường.
Các vắc xin tiêm dịch vụ ngoài phòng 11 bệnh trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia còn để phòng một số bệnh khác như: thủy đậu, cúm, các bệnh do phế cầu chủng gây ra, viêm não mô cầu ... hoặc phối hợp 5 trong 1, 6 trong 1 để giảm số lần tiêm.
Vắc xin tiêm dịch vụ thường do các công ty tự nhập khẩu về theo dự báo và nhu cầu thị trường từ các nước Mỹ, Pháp, Cu Ba, Hàn Quốc,… để cung ứng cho các đơn vị tiêm chủng trong các trường hợp chưa xảy ra dịch bệnh.
Ngoài ra, do vắc xin có đặc thù khác với các thuốc hóa dược là được sản xuất bằng công nghệ sinh học với nhiều công đoạn phức tạp, thời gian cần thiết để sản xuất là khoảng 06 tháng, có hạn dùng ngắn và điều kiện bảo quản đặc biệt.
Các vắc xin sau khi được sản xuất, nhập khẩu cần phải được kiểm định chất lượng, đạt yêu cầu mới có thể cung cấp cho các đơn vị tiêm chủng.
Tuy nhiên, do nhận thức của người dân đối với tác dụng và tính an toàn của tiêm vắc xin sau một số tai biến xảy ra thời gian qua đã làm giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêm chủng.
Vì vậy, một số doanh nghiệp đã nhập vắc xin nhưng không tiêu thụ được trong năm 2013 nên hạn chế số lượng nhập khẩu cho năm 2014. Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu vắc xin dịch vụ.
Ngay khi có hiện tượng bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã cấp cho các công ty nhập khẩu vắc xin phòng bệnh thủy đậu số đăng ký lưu hành theo nhu cầu thông thường.
Bộ này đã cấp phép nhập khẩu khẩn cấp 77.600 liều vắc xin của Hàn Quốc, 19.830 liều vắc xin của Bỉ và 200.000 liều của Mỹ sản xuất theo hình thức chưa có số đăng ký.
» Thêm 2 trẻ tử vong liên quan đến sởi
» Nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng
» Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ đến 10 tuổi
» Tiếp xúc virus sởi, hãy lập tức đi tiêm phòng
Nam Anh
Bình luận