Lạnh lùng phán xét vô trách nhiệm trên thế giới ảo, một số "anh hùng bàn phím" đã làm tổn thương nhiều tâm hồn, thậm chí góp phần tước đoạt cả mạng sống người khác.
Thời thế sinh “anh hùng bàn phím”
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP HCM) đưa ra định nghĩa “anh hùng bàn phím” được thể hiện bằng clip, có gần 14.000 lượt xem.
Theo đó, “anh hùng bàn phím” bao gồm các đặc điểm: “Ném đá” thẳng tay mà không cần biết hậu quả; phê phán, bất bình một cách cảm tính dù chưa hiểu rõ nội tình; chuyên soi mói bắt lỗi người khác; chuyên tung ra những bình luận kinh khủng, gây tổn thương cho người khác; vào nhà người khác chửi, “chém” chuyện không liên quan mình; ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều tốt đẹp miễn phí.
Theo nhiều ý kiến, sự bùng nổ “anh hùng bàn phím” là do thời thế. Lướt Facebook dễ dàng gặp hàng nghìn hội nhóm có mục đích tốt đẹp, thân thiện, nhưng cũng có tương đương số hội nhóm được lập để bôi nhọ, bài xích người khác.
Thậm chí, việc bôi nhọ được tổ chức bài bản như “Tập đoàn thánh bóc” trên Facebook chuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và đe dọa một số người nổi tiếng trong showbiz Việt như Trương Thị Phượng (Phượng Chanel), Vũ Khắc Tiệp, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, người mẫu Trần Ngọc Linh Chi, Xuân Lan, Nguyễn Thị Thanh Vân…
Mới đây, lực lượng công an đã bắt giữ thành viên tích cực của “Tập đoàn thánh bóc” là Trần Thị Hương Giang (37 tuổi, Hà Nội) có nick name Huyen Nguyen, Tuyết Anh Trần do thực hiện các hành vi trái pháp luật.
“Anh hùng bàn phím” bung nở khi mỗi ngày trên các mạng xã hội tràn ngập thông tin, vấn đề có tính giật gân thu hút sự quan tâm của dư luận.
Chẳng hạn, vụ thảm sát 6 người trong một gia đình tại Bình Dương hồi tháng 7. Trong khi cơ quan điều tra đang cẩn trọng truy tìm dấu vết thủ phạm, báo chí cũng cẩn trọng với những thông tin ít ỏi, thì nhiều cư dân mạng trở thành thám tử với những nhận định “chắc như đinh đóng cột”.
Hoặc, vụ hai người chết trong ô tô tại Bình Định, nhiều cư dân mạng cũng giáng những nhát dao sắc lẹm “khả năng cao là mâu thuẫn tình ái”, “tại sao lúc nào cũng dính tới phụ nữ”...
Không chỉ thỏa mãn tính ganh ghét, thích phán xét, những “anh hùng bàn phím” còn có nhiều cơ hội hái ra tiền từ việc “câu like” bằng cách chặt chém, chia sẻ trên thế giới ảo. Bên cạnh việc đợi những sự kiện, nhiều người còn châm ngòi tranh luận khi “đào mộ” những sự kiện, vấn đề cũ hoặc chủ động bịa thông tin để câu view.
Bàn phím... đọi máu
Xưa có thành ngữ “lời nói đọi máu” thì thời @ thêm “bàn phím đọi máu”. Trên thế giới và ngay tại Việt Nam xảy ra nhiều vụ tự tử vì bão do các “anh hùng bàn phím” gây ra. Mới đây nhất là câu chuyện xót xa của nữ sinh N.T.A.T (SN 2000, Đồng Nai) uống thuốc diệt cỏ tự tử sau khi bị bạn trai tung clip sex lên mạng.
Nữ sinh tự tử vì không chịu được sức ép từ những nhận xét độc ác, vô tình của không ít cư dân mạng. Đáng sợ hơn, những “anh hùng bàn phím” đã “tát nước theo mưa”, lợi dụng câu like khi kêu gọi đặt ảnh N.T.A.T làm ảnh đại diện trên Facebook, một số khác đòi chia sẻ link xem thử...
Trước đó, có vụ học sinh ở Thạch Thất, Hà Nội tự tử trước ngày thi tốt nghiệp vì trò ghép ảnh bôi nhọ tung lên Facebook hay vụ tự tử hụt của nữ sinh Đà Nẵng bị đăng bài, bình luận xúc phạm danh dự trên Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen Đà Thành”.
Từ sức mạnh phán xét của cư dân mạng..., từ việc nhìn một tấm ảnh đã khiến nhiều trường hợp bị ảnh hưởng tới công việc, hạnh phúc gia đình.
Chẳng hạn một tấm ảnh chụp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao, Phú Thọ đang giẫm một chân lên giường bệnh phát tán trên mạng xã hội đã khiến vị bác sĩ này lao đao.
Chỉ vì một khoảnh khắc khiếm nhã bị ghi lại, vì những lời bình phẩm của cư dân mạng mà bác sĩ này “thân bại danh liệt”, bị miễn nhiệm chức vụ trưởng khoa, không được hưởng chế độ bổ sung thu nhập tăng thêm trong thời hạn 12 tháng, phải kiểm điểm sâu sắc trước toàn thể cán bộ bệnh viện.
Hoặc vụ ca sĩ Hồ Ngọc Hà bị các “anh hùng bàn phím” phán “phá hoại hạnh phúc gia đình người khác” và tẩy chay khiến hợp đồng quảng cáo của nữ ca sĩ này bị ảnh hưởng không nhỏ...
Nguồn: Tiền phong
Thời thế sinh “anh hùng bàn phím”
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP HCM) đưa ra định nghĩa “anh hùng bàn phím” được thể hiện bằng clip, có gần 14.000 lượt xem.
Theo đó, “anh hùng bàn phím” bao gồm các đặc điểm: “Ném đá” thẳng tay mà không cần biết hậu quả; phê phán, bất bình một cách cảm tính dù chưa hiểu rõ nội tình; chuyên soi mói bắt lỗi người khác; chuyên tung ra những bình luận kinh khủng, gây tổn thương cho người khác; vào nhà người khác chửi, “chém” chuyện không liên quan mình; ném đá nhà tài trợ thay vì cảm ơn họ đã mang đến những điều tốt đẹp miễn phí.
Thậm chí, việc bôi nhọ được tổ chức bài bản như “Tập đoàn thánh bóc” trên Facebook chuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ và đe dọa một số người nổi tiếng trong showbiz Việt như Trương Thị Phượng (Phượng Chanel), Vũ Khắc Tiệp, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, người mẫu Trần Ngọc Linh Chi, Xuân Lan, Nguyễn Thị Thanh Vân…
Mới đây, lực lượng công an đã bắt giữ thành viên tích cực của “Tập đoàn thánh bóc” là Trần Thị Hương Giang (37 tuổi, Hà Nội) có nick name Huyen Nguyen, Tuyết Anh Trần do thực hiện các hành vi trái pháp luật.
“Anh hùng bàn phím” bung nở khi mỗi ngày trên các mạng xã hội tràn ngập thông tin, vấn đề có tính giật gân thu hút sự quan tâm của dư luận.
Chẳng hạn, vụ thảm sát 6 người trong một gia đình tại Bình Dương hồi tháng 7. Trong khi cơ quan điều tra đang cẩn trọng truy tìm dấu vết thủ phạm, báo chí cũng cẩn trọng với những thông tin ít ỏi, thì nhiều cư dân mạng trở thành thám tử với những nhận định “chắc như đinh đóng cột”.
Hoặc, vụ hai người chết trong ô tô tại Bình Định, nhiều cư dân mạng cũng giáng những nhát dao sắc lẹm “khả năng cao là mâu thuẫn tình ái”, “tại sao lúc nào cũng dính tới phụ nữ”...
Không chỉ thỏa mãn tính ganh ghét, thích phán xét, những “anh hùng bàn phím” còn có nhiều cơ hội hái ra tiền từ việc “câu like” bằng cách chặt chém, chia sẻ trên thế giới ảo. Bên cạnh việc đợi những sự kiện, nhiều người còn châm ngòi tranh luận khi “đào mộ” những sự kiện, vấn đề cũ hoặc chủ động bịa thông tin để câu view.
Bàn phím... đọi máu
Xưa có thành ngữ “lời nói đọi máu” thì thời @ thêm “bàn phím đọi máu”. Trên thế giới và ngay tại Việt Nam xảy ra nhiều vụ tự tử vì bão do các “anh hùng bàn phím” gây ra. Mới đây nhất là câu chuyện xót xa của nữ sinh N.T.A.T (SN 2000, Đồng Nai) uống thuốc diệt cỏ tự tử sau khi bị bạn trai tung clip sex lên mạng.
Nữ sinh tự tử vì không chịu được sức ép từ những nhận xét độc ác, vô tình của không ít cư dân mạng. Đáng sợ hơn, những “anh hùng bàn phím” đã “tát nước theo mưa”, lợi dụng câu like khi kêu gọi đặt ảnh N.T.A.T làm ảnh đại diện trên Facebook, một số khác đòi chia sẻ link xem thử...
Trước đó, có vụ học sinh ở Thạch Thất, Hà Nội tự tử trước ngày thi tốt nghiệp vì trò ghép ảnh bôi nhọ tung lên Facebook hay vụ tự tử hụt của nữ sinh Đà Nẵng bị đăng bài, bình luận xúc phạm danh dự trên Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen Đà Thành”.
Từ sức mạnh phán xét của cư dân mạng..., từ việc nhìn một tấm ảnh đã khiến nhiều trường hợp bị ảnh hưởng tới công việc, hạnh phúc gia đình.
Chẳng hạn một tấm ảnh chụp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao, Phú Thọ đang giẫm một chân lên giường bệnh phát tán trên mạng xã hội đã khiến vị bác sĩ này lao đao.
Chỉ vì một khoảnh khắc khiếm nhã bị ghi lại, vì những lời bình phẩm của cư dân mạng mà bác sĩ này “thân bại danh liệt”, bị miễn nhiệm chức vụ trưởng khoa, không được hưởng chế độ bổ sung thu nhập tăng thêm trong thời hạn 12 tháng, phải kiểm điểm sâu sắc trước toàn thể cán bộ bệnh viện.
Hoặc vụ ca sĩ Hồ Ngọc Hà bị các “anh hùng bàn phím” phán “phá hoại hạnh phúc gia đình người khác” và tẩy chay khiến hợp đồng quảng cáo của nữ ca sĩ này bị ảnh hưởng không nhỏ...
Nguồn: Tiền phong
Bình luận