(VTC News) - Suốt thời gian bị bắt giữ, các thuyền viên bị đánh đập, chỉ có cơm ăn, không quần áo mặc, không nước tắm, người toàn giòi bọ, sống chung với rắn...
Chiều ngày 24/7, sau 18 tháng bị hải tặc Somalia bắt giữ, 12 thuyền viên của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã trở về Việt Nam và về đến gia đình trong niềm vui sướng của gia đình, bạn bè, người thân.
Ngày 25/7, phóng viên VTC News đã về xóm 9 xã Nghi Tiến (huyện Nghi Lộc - Nghệ An) và được thuyền viên Trần Văn Hùng kể lại toàn bộ quá trình bị bắt giữ cho đến lúc được giải cứu an toàn trở về.
Ngày 25/7, phóng viên VTC News đã về xóm 9 xã Nghi Tiến (huyện Nghi Lộc - Nghệ An) và được thuyền viên Trần Văn Hùng kể lại toàn bộ quá trình bị bắt giữ cho đến lúc được giải cứu an toàn trở về.
Anh Hùng đang kể lại với phóng viên VTC News về những ngày kinh hoàng bị hải tặc bắt giữ . |
Theo đó, cuối tháng 9/2009, 12 thuyền viên Việt Nam và 14 thuyền viên Trung Quốc cùng làm việc trên tàu Húc Phú 1. Một ngày cuối tháng 12/2010, khi mọi người đang thả lưới thì nhận được tin có cướp biển.
Tất cả vội vàng thu dọn đồ nghề để chạy nhưng không kịp, tàu của cướp biển đuổi kịp, hàng chục tên lăm lăm súng trong tay, do bất đồng ngôn ngữ, chúng ra hiệu tất cả thuyền viên trên tàu Húc Phú 1 nằm úp mặt xuống, tay ôm đầu. Không ai dám chống đối.
Tối hôm đầu tiên bị bắt, mọi người đang ngủ thì nghe tiếng đấm đá túi bụi, tiếng la hét của thuyền trưởng nhưng không ai dám ra ngoài vì bị giám sát rất chặt.
Sáng sớm hôm sau nghe mọi người xì xào, vì chuyện thuyền trưởng nói tàu bị hết dầu nên bị trói, đánh cho chảy máu tai.
Khoảng 5 ngày sau, cướp biển bắt được một con tàu chở hàng bị chết máy lênh đênh trên biển, chúng dùng tàu Húc Phú 1 để kéo con tàu kia về căn cứ nhưng bị đứt dây kéo.
6 người trên con tàu kia bị bắt đưa sang tàu của hải tặc, giam dưới hầm máy, nhóm này sau được đưa đi đâu không ai biết.
Chúng tiếp tục săn lùng những con tàu khác, có cả thảy 26 người bị nhốt bên trong tàu, chỉ nghe tiếng súng bắn đinh tai bên ngoài, không ai nhìn thấy sự việc diễn biến ra sao.
Sau đó cướp biển ra lệnh cho tàu Húc Phú 1 di chuyển về nơi trú ngụ của hải tặc trên đất liền, nhưng khi tàu gần vào được đến đất liền thì mắc cạn, chúng cho mọi người lên bờ nghỉ ngơi chừng mươi ngày, thu hết điện thoại, đồ sinh hoạt, dụng cụ của thuyền viên và yêu cầu mọi người tháo gỡ từng bộ phận tàu Húc Phú 1 đưa vào bờ.
Không phương tiện di chuyển, chúng bắt mọi người phải vận chuyển một quãng đường dài 200m vào bờ. Quá trình làm việc không khác gì cuộc sống nô lệ, khi bị phật ý, chúng sẵn sàng dùng báng súng đánh vào người hay dùng tay tát vào mặt các thuyền viên.
Chế độ ăn cho các thuyền viên duy chỉ có cơm, muốn có thức ăn mọi người phải tự túc đi câu cá. Nên mọi người thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật, trong đó nhiều người thường xuyên bị mắc cảm cúm.
Anh Hùng miên man nhớ lại: hết ngày này đến ngày khác, hết tháng này đến tháng khác, phải mất gần 1 năm mới hoàn tất việc tháo dỡ tàu Húc Phú 1. Tưởng xong là được thả tự do nhưng đến tháng 3/2012, trong lúc mọi người đang ngủ say thì bị đánh thức, yêu cầu dậy di chuyển nơi khác, không ai được mang đồ đạc cồng kềnh theo, từng bước đi cũng phải nhẹ nhàng.
Chúng dẫn mọi người đi bộ khoảng 2 - 3km, ra một con đường nơi có 4 chiếc xe ô tô đang chờ sẵn. Ô tô chuyển bánh từ 1 giờ sáng nhưng phải đến 3 giờ chiều ngày hôm sau chúng mới dừng xe ở một ngôi làng để mọi người nghỉ ngơi, ăn uống.
Ăn xong, chúng nghỉ chân đến 2 giờ sáng ngày hôm sau tiếp tục di chuyển, lúc mặt trời vừa ló lên cũng là lúc xe đến một khu rừng vắng.
Tại đây, chúng dừng chân khoảng 3 ngày, tất cả sinh hoạt đều dưới những gốc cây cổ thụ. Ai muốn sạch thì quét qua trải chiếu lên rồi nằm.
Sau đó, như cảm thấy ở đây chưa an toàn, chúng tiếp tục di chuyển đến địa điểm khác. Lần này chúng tách tốp, đưa 14 người Trung Quốc đi trước vào buổi tối, 12 người Việt Nam rạng sáng mới di chuyển. Lần này phải đi bộ, khi đến nơi lòng bàn chân ai cũng rướm máu.
Anh Hùng còn đầy sợ hãi kể tại địa điểm dừng chân thứ 2 này, mọi người thót tim khi thấy những con rắn lạ mà ở Việt Nam chưa ai nhìn thấy bao giờ, rắn bò lổm ngổm, người ngồi một bên, rắn bò một bên.
Có ngày mọi người đập được 20 con, thời điểm nhiều nhất đập được 3 con một lúc. Vì đói nên thủy thủ Việt Nam mang luôn rắn đi làm thịt ăn, nhưng bọn hải tặc không cho ăn.
Đêm ngủ, sợ bị rắn bò vào cắn, mọi người lấy cành cây khô tấp lại đốt lửa sáng và thay phiên nhau giữ lửa tới sáng.
Một hôm, tất cả đang ngủ thì cướp biển kéo anh Lưu Đình Sơn (SN 1991) quê ở xã Thạch Ngàn, Con Cuông, Nghệ An cùng 2 người Trung Quốc đi đâu đó.
Lúc trở về không thấy mang theo 3 người kia, chúng ra ám hiệu đã bắn chết 3 người và nếu cứ 1 tuần mà chưa có tiền 3 người khác sẽ bị bắn chết.
Một mặt uy hiếp, mặt khác chúng đưa điện thoại cho các thuyền viên gọi điện về nhà hối thúc gia đình. Khi các thuyền viên gọi điện về nhà cầu cứu xong, chúng mới đưa anh Sơn cùng hai người Trung Quốc quay về.
Ở được khoảng 20 ngày, chúng lại tiếp tục di chuyển đến địa điểm thứ 3, xuất phát từ rạng sáng và dừng chân vào đầu giờ chiều cùng ngày. Điểm dừng chân này cũng là một khu rừng với nhiều cây to và rậm rạp.
Đến thời điểm này, trên cơ thể một số thuyền viên Việt Nam xuất hiện tình trạng lở loét do muỗi cắn. Không có nước tắm, bộ đồ duy nhất mặc trên người cũng sờn và mục nát không có đồ để thay, các thuyền viên phải nhặt lại những bộ trang phục do hải tặc Somalia thải ra che tạm bộ phận sinh dục.
Điều kiện sống thiếu thốn, nước không có để tắm, những vết lở loét ngày một nặng khi bị ruồi bâu vào sinh giòi sống ký sinh. Không ai quên được cảnh người này hỗ trợ người khác nặn giòi ra khỏi cơ thể.
Nặng nhất là trường hợp anh Nguyễn Văn Tâm (23 tuổi, quê Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), mỗi lần nặn đến vài chục con giòi, phải 3 đến 4 người giữ tay chân lại để nặn vì anh quá đau đớn, giãy dụa. Mỗi lúc như vậy, thuốc men không có, thuyền viên lấy thuốc lá do hải tặc hút để trét vào vết thương cho đỡ nhiễm trùng.
Lần dừng chân này là một ngày một đêm như để nghe ngóng tình hình, sau đó lại di chuyển đến địa điểm thứ 4.
Khi đến nơi, chúng nói cho mọi người biết rằng lần này sẽ ở đây lâu, các thuyền viên đi chặt phát những cành cây cắm xung quanh, bên trên gác những cành cây khô thành lán để chui ra chui vào.
Ở đây được vài chục ngày, hải tặc Somalia đến thông báo đã có tiền, chỉ còn chờ tiền mang đến là mọi người sẽ được thả về nước.
Chờ đợi tầm 10 ngày, chúng lại di chuyển mọi người đến địa điểm thứ 5, đi bộ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
Ở được vài hôm, hải tặc Somalia đến trao đổi, có tin vui, ngày mai tiền sẽ thả xuống đây, mọi người được được thả về nước.
Tối hôm đó, hải tặc Somalia đốt lửa ăn mừng, chúng nổ súng hàng loạt đạn lên trời, cứ một lúc lại nghe tiếng súng nổ, giống như là đang có giao tranh.
Đúng như lời thông báo, ngày hôm sau có một chiếc trực thăng thả tiền xuống, chúng kiểm tra kỹ càng rồi mới cho đưa các thuyền viên lên máy bay, đưa ra tàu (hải tặc Somalia giao kết không cho đưa tàu vào quá sát, nếu không sẽ giết con tin - PV).
Các thuyền viên chính thức thoát khỏi những tháng ngày chìm trong khổ cực, sợ hãi.
Hồng Thắng
Tất cả vội vàng thu dọn đồ nghề để chạy nhưng không kịp, tàu của cướp biển đuổi kịp, hàng chục tên lăm lăm súng trong tay, do bất đồng ngôn ngữ, chúng ra hiệu tất cả thuyền viên trên tàu Húc Phú 1 nằm úp mặt xuống, tay ôm đầu. Không ai dám chống đối.
Tối hôm đầu tiên bị bắt, mọi người đang ngủ thì nghe tiếng đấm đá túi bụi, tiếng la hét của thuyền trưởng nhưng không ai dám ra ngoài vì bị giám sát rất chặt.
Sáng sớm hôm sau nghe mọi người xì xào, vì chuyện thuyền trưởng nói tàu bị hết dầu nên bị trói, đánh cho chảy máu tai.
Khoảng 5 ngày sau, cướp biển bắt được một con tàu chở hàng bị chết máy lênh đênh trên biển, chúng dùng tàu Húc Phú 1 để kéo con tàu kia về căn cứ nhưng bị đứt dây kéo.
6 người trên con tàu kia bị bắt đưa sang tàu của hải tặc, giam dưới hầm máy, nhóm này sau được đưa đi đâu không ai biết.
Chúng tiếp tục săn lùng những con tàu khác, có cả thảy 26 người bị nhốt bên trong tàu, chỉ nghe tiếng súng bắn đinh tai bên ngoài, không ai nhìn thấy sự việc diễn biến ra sao.
Sau đó cướp biển ra lệnh cho tàu Húc Phú 1 di chuyển về nơi trú ngụ của hải tặc trên đất liền, nhưng khi tàu gần vào được đến đất liền thì mắc cạn, chúng cho mọi người lên bờ nghỉ ngơi chừng mươi ngày, thu hết điện thoại, đồ sinh hoạt, dụng cụ của thuyền viên và yêu cầu mọi người tháo gỡ từng bộ phận tàu Húc Phú 1 đưa vào bờ.
Không phương tiện di chuyển, chúng bắt mọi người phải vận chuyển một quãng đường dài 200m vào bờ. Quá trình làm việc không khác gì cuộc sống nô lệ, khi bị phật ý, chúng sẵn sàng dùng báng súng đánh vào người hay dùng tay tát vào mặt các thuyền viên.
Chế độ ăn cho các thuyền viên duy chỉ có cơm, muốn có thức ăn mọi người phải tự túc đi câu cá. Nên mọi người thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật, trong đó nhiều người thường xuyên bị mắc cảm cúm.
Anh Hùng miên man nhớ lại: hết ngày này đến ngày khác, hết tháng này đến tháng khác, phải mất gần 1 năm mới hoàn tất việc tháo dỡ tàu Húc Phú 1. Tưởng xong là được thả tự do nhưng đến tháng 3/2012, trong lúc mọi người đang ngủ say thì bị đánh thức, yêu cầu dậy di chuyển nơi khác, không ai được mang đồ đạc cồng kềnh theo, từng bước đi cũng phải nhẹ nhàng.
Chúng dẫn mọi người đi bộ khoảng 2 - 3km, ra một con đường nơi có 4 chiếc xe ô tô đang chờ sẵn. Ô tô chuyển bánh từ 1 giờ sáng nhưng phải đến 3 giờ chiều ngày hôm sau chúng mới dừng xe ở một ngôi làng để mọi người nghỉ ngơi, ăn uống.
Ăn xong, chúng nghỉ chân đến 2 giờ sáng ngày hôm sau tiếp tục di chuyển, lúc mặt trời vừa ló lên cũng là lúc xe đến một khu rừng vắng.
Tại đây, chúng dừng chân khoảng 3 ngày, tất cả sinh hoạt đều dưới những gốc cây cổ thụ. Ai muốn sạch thì quét qua trải chiếu lên rồi nằm.
Sau đó, như cảm thấy ở đây chưa an toàn, chúng tiếp tục di chuyển đến địa điểm khác. Lần này chúng tách tốp, đưa 14 người Trung Quốc đi trước vào buổi tối, 12 người Việt Nam rạng sáng mới di chuyển. Lần này phải đi bộ, khi đến nơi lòng bàn chân ai cũng rướm máu.
Anh Hùng còn đầy sợ hãi kể tại địa điểm dừng chân thứ 2 này, mọi người thót tim khi thấy những con rắn lạ mà ở Việt Nam chưa ai nhìn thấy bao giờ, rắn bò lổm ngổm, người ngồi một bên, rắn bò một bên.
Có ngày mọi người đập được 20 con, thời điểm nhiều nhất đập được 3 con một lúc. Vì đói nên thủy thủ Việt Nam mang luôn rắn đi làm thịt ăn, nhưng bọn hải tặc không cho ăn.
Đêm ngủ, sợ bị rắn bò vào cắn, mọi người lấy cành cây khô tấp lại đốt lửa sáng và thay phiên nhau giữ lửa tới sáng.
Một hôm, tất cả đang ngủ thì cướp biển kéo anh Lưu Đình Sơn (SN 1991) quê ở xã Thạch Ngàn, Con Cuông, Nghệ An cùng 2 người Trung Quốc đi đâu đó.
Lúc trở về không thấy mang theo 3 người kia, chúng ra ám hiệu đã bắn chết 3 người và nếu cứ 1 tuần mà chưa có tiền 3 người khác sẽ bị bắn chết.
Một mặt uy hiếp, mặt khác chúng đưa điện thoại cho các thuyền viên gọi điện về nhà hối thúc gia đình. Khi các thuyền viên gọi điện về nhà cầu cứu xong, chúng mới đưa anh Sơn cùng hai người Trung Quốc quay về.
Ở được khoảng 20 ngày, chúng lại tiếp tục di chuyển đến địa điểm thứ 3, xuất phát từ rạng sáng và dừng chân vào đầu giờ chiều cùng ngày. Điểm dừng chân này cũng là một khu rừng với nhiều cây to và rậm rạp.
Đến thời điểm này, trên cơ thể một số thuyền viên Việt Nam xuất hiện tình trạng lở loét do muỗi cắn. Không có nước tắm, bộ đồ duy nhất mặc trên người cũng sờn và mục nát không có đồ để thay, các thuyền viên phải nhặt lại những bộ trang phục do hải tặc Somalia thải ra che tạm bộ phận sinh dục.
Điều kiện sống thiếu thốn, nước không có để tắm, những vết lở loét ngày một nặng khi bị ruồi bâu vào sinh giòi sống ký sinh. Không ai quên được cảnh người này hỗ trợ người khác nặn giòi ra khỏi cơ thể.
Nặng nhất là trường hợp anh Nguyễn Văn Tâm (23 tuổi, quê Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), mỗi lần nặn đến vài chục con giòi, phải 3 đến 4 người giữ tay chân lại để nặn vì anh quá đau đớn, giãy dụa. Mỗi lúc như vậy, thuốc men không có, thuyền viên lấy thuốc lá do hải tặc hút để trét vào vết thương cho đỡ nhiễm trùng.
Lần dừng chân này là một ngày một đêm như để nghe ngóng tình hình, sau đó lại di chuyển đến địa điểm thứ 4.
Khi đến nơi, chúng nói cho mọi người biết rằng lần này sẽ ở đây lâu, các thuyền viên đi chặt phát những cành cây cắm xung quanh, bên trên gác những cành cây khô thành lán để chui ra chui vào.
Ở đây được vài chục ngày, hải tặc Somalia đến thông báo đã có tiền, chỉ còn chờ tiền mang đến là mọi người sẽ được thả về nước.
Chờ đợi tầm 10 ngày, chúng lại di chuyển mọi người đến địa điểm thứ 5, đi bộ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
Ở được vài hôm, hải tặc Somalia đến trao đổi, có tin vui, ngày mai tiền sẽ thả xuống đây, mọi người được được thả về nước.
Tối hôm đó, hải tặc Somalia đốt lửa ăn mừng, chúng nổ súng hàng loạt đạn lên trời, cứ một lúc lại nghe tiếng súng nổ, giống như là đang có giao tranh.
Đúng như lời thông báo, ngày hôm sau có một chiếc trực thăng thả tiền xuống, chúng kiểm tra kỹ càng rồi mới cho đưa các thuyền viên lên máy bay, đưa ra tàu (hải tặc Somalia giao kết không cho đưa tàu vào quá sát, nếu không sẽ giết con tin - PV).
Các thuyền viên chính thức thoát khỏi những tháng ngày chìm trong khổ cực, sợ hãi.
Hồng Thắng
Bình luận