Bình luận của ông được đưa ra khi cố vấn Mỹ bắt đầu thúc đẩy kế hoạch kinh tế của chính phủ Mỹ đầu tư vào khu vực trong một hội thảo ở Bahrain, được coi là phần đầu tiên trong kế hoạch rộng lớn hơn của Washington để giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine trong nhiều thập kỷ.
Với mục tiêu giải quyết hòa bình cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, chính quyền Mỹ đã kỳ công xây dựng Kế hoạch Hòa bình Trung Đông, hay còn được biết đến với tên gọi “Thỏa thuận thế kỷ” trong hơn 2 năm qua.
Sự kiện kéo dài hai ngày tại thủ đô Manama của Bahrain, đã bị chính quyền Palestine tẩy chay, bác bỏ và coi đây là nỗ lực nhằm "thanh lý Palestine". Mỹ đã không mời đại diện Israel, nhưng một số quan chức từ các nước trong khu vực cũng tham dự.
Phát biểu trước những người tham dự, ông Kushner, cũng là con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói: "Đồng ý về con đường kinh tế phía trước là điều kiện tiên quyết cần thiết để giải quyết các vấn đề chính trị không thể giải quyết trước đây". Trong khi hội thảo sẽ không đề cập đến các giải pháp chính trị, Kushner trong bài phát biểu công nhận sự cần thiết phải giải quyết những vấn đề này sau.
"Rõ ràng, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng cho người dân Palestine là không thể nếu không có giải pháp chính trị lâu dài và công bằng cho cuộc xung đột - một biện pháp bảo đảm an ninh của Israel và tôn trọng phẩm giá của người dân Palestine", ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump có một đường lối thân thiện với Israel trong nhiệm kỳ, với các động thái bao gồm cả việc ông thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào cuối năm 2017. Cố vấn Kushner thừa nhận sự hoài nghi lan rộng về ý định của Tổng thống Mỹ nhưng cho biết người Palestine đã không được giúp đỡ nhờ những nỗ lực hòa giải trước đó. "Thông điệp trực tiếp của tôi với người dân Palestine là bất chấp những gì những người đã làm bạn thất vọng trong quá khứ nói, Tổng thống Trump và Mỹ không từ bỏ bạn", ông nói.
Ông bác bỏ mô tả chế giễu kế hoạch hòa bình của Mỹ là "thỏa thuận thế kỷ" nhưng nói: "Nỗ lực này nên được gọi là cơ hội của thế kỷ, nếu lãnh đạo có can đảm theo đuổi nó."
Theo ông Kushner, kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế cho Palestine sẽ hướng tới 4 mục tiêu chính, bao gồm tăng hơn gấp đôi giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho Palestine, tạo ra hơn 1 triệu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm đói nghèo cho người dân Palestine. Trung tâm kế hoạch dường như là một lời kêu gọi các nhà tài trợ đóng góp 50 tỷ USD để khởi động nền kinh tế Palestine và giành được sự hỗ trợ của nước láng giềng Jordan, Ai Cập và Lebanon, cuối cùng sẽ mở liên kết thương mại trực tiếp với Bờ Tây và Gaza.
Người Palestine phản đối
Trong hai ngày qua, người Palestine ở các vùng bị chiếm đóng đã phản đối kế hoạch hòa bình ở Trung Đông do Mỹ đứng đầu.
Các nhà lãnh đạo Palestine, những người đã từ chối tham gia với chính quyền Trump, cáo buộc nước này thiên vị nhất với Israel trong lịch sử Mỹ, tỏ ra coi thường triển vọng thành công của kế hoạch.
"Tiền rất quan trọng. Nền kinh tế rất quan trọng. Nhưng chính trị quan trọng hơn. Giải pháp chính trị quan trọng hơn", Chủ tịch PA Mahmoud Abbas nói hôm Chủ nhật.
Ismail Haniya, lãnh đạo Hamas, nhóm kiểm soát Dải Gaza đang bị bao vây, đã mô tả sự kiện ở Manama là "một sự kiện chính trị với sự ngụy trang tài chính và kinh tế". Hamas và các nhóm người Palestine khác ở Gaza đã kêu gọi nhiều cuộc biểu tình sẽ được tổ chức vào tối thứ Ba và sáng thứ Tư.
Hiện các nước Arab tham gia hội nghị kinh tế tại Bahrain chưa nêu ra quan điểm của mình. Trong khi Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố, sẽ mở lòng cho những đề xuất từ phía Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm qua (25/6) khẳng định: “Sẽ là bi kịch nếu giải pháp chính trị không thể thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của cả người Palestine và Israel. Tôi xin nhắc lại, điều quan trọng của việc thúc đẩy nỗ lực theo đuổi hòa bình là hiện thực hóa giải pháp “hai nhà nước” – Palestine và Israel, sống bên cạnh nhau một cách hòa bình”.
Bình luận