Theo anh Sơn, điểm khác biệt của sản phẩm nằm ở điểm, phần cố định dẫn nước trực tiếp lên họng phun do đó kích thước dòng chảy bên trong thiết bị sẽ tăng lên đáng kể nên lượng nước phun ra là rất lớn; đồng thời để đảm bảo độ đồng đều trên vườn tưới thì khoảng cách phun ra của dòng nước cũng được điều chỉnh trong diện tích vuông. Do đầu dưới của cánh phụ trượt trên biên dạng cam của phần cố định nên đầu trên của cánh phụ sẽ tác động thay đổi theo chu kỳ lên dòng nước phun ra, giúp điều chỉnh khoảng cách phun ra trong một diện tích vuông cụ thể.
Anh Sơn cũng cho biết, với thiết kế đặc biệt do chính anh tự xây dựng, chế tạo, thiết bị tưới phun mưa diện tích vuông giúp tăng lưu lượng nước tưới lên gấp 2-3 lần so với các sản phẩm cùng loại mang tên đang được bán trên thị trường (xét cùng điều kiện áp suất, độ xa phun…). Ngoài ra, do không có vùng giao thoa giữa các thiết bị tưới đặt gần nhau nên lượng nước tưới tại các điểm trên vườn đồi tương đối đồng đều giúp làm tăng hiệu quả tưới nước cho cây sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thiết bị.
Bên cạnh đó, lượng nước tưới tăng lên gấp 2 – 3 lần đồng nghĩa với thời gian tưới sẽ giảm đi 2 – 3 lần, dẫn đến chi phí cho xăng dầu, điện dùng cho thiết bị cũng giảm 2 – 3 lần so với hệ thống tưới nhỏ giọt thông thường. Việc áp dụng thiết bị vào sản xuất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Với những hiệu quả mang lại trong thực tế áp dụng phục vụ sản xuất, đời sống và tính mới về yếu tố kỹ thuật trong thiết kế, cả hai giải pháp thiết bị tưới phun mưa diện tích vuông đã đạt giải Ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2016.
Bình luận