(VTC News) – Điện thoại di động Việt Nam vẫn trải qua một năm buồn và không có nhiều điểm nhấn mặc cho những cố gắng từ BKAV với chiếc Bphone “không thể tin nổi”.
B-phone – sau “không thể tin nổi” là nhạt nhòa
Nhắc đến Bphone, người ta lại đau đáu nhớ về những lời khẳng định hùng hồn của BKAV ngay sau khi nó ra mắt: “siêu phẩm hàng đầu thế giới”, “điện thoại tốt nhất”, “chất lượng tuyệt vời” hay đặc biệt là “không thể tin nổi”.
Tuy nhiên, sau 4 năm dài chuẩn bị và nửa năm ra mắt, Bphone hiện giờ đang như thế nào? Đang ở đâu trên thị trường Việt Nam? Doanh số khủng khiếp như thế nào? Thì quá ít người có thể nhận biết.
Không thể phủ nhận, Bphone là điện thoại Việt Nam tốt nhất từ trước đến giờ. Nó có thiết kế nguyên khối đẹp, công nghệ tiên tiến, màn hình hiển thị khá … Tuy nhiên, mọi thứ đều mức khá, nếu không muốn nói là bình thường nếu so sánh với các đối thủ cùng tầm giá.
10 triệu đồng cho một chiếc điện thoại di động là mức giá ở phân khúc cao cấp. Với số tiền này, người ta hoàn toàn có thể mua được một số điện thoại tốt như: Samsung Galaxy A8, Nokia Lumia 930 … Hay cố thêm một chút để “rinh” iPhone 6 hoặc Samsung Galaxy S6.
Phiên bản đắt hơn của Bphone thậm chí lên tới con số 20 triệu đồng. Thật khó để người ta có thể bỏ ra số tiền lớn như vậy cho một chiếc điện thoại mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Cùng với đó, việc thị trường quá nghiêng về iPhone đã khiến cho không chỉ Bphone mà tất cả đối thủ cạnh tranh khác đều gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.
Bỏ qua những việc liên quan đến các lỗi vặt xuất hiện trên Bphone và hệ điều hành BOS còn non trẻ, có quá nhiều vấn đề khác liên quan đến thị trường và các lý do khách quan để Bphone phải vượt qua. Dễ hiểu là model này nhanh chóng nhạt nhòa.
Tóm lại, Bphone vẫn cần hoàn thiện hơn, vẫn cần cải thiện nhiều hơn và quan trọng nhất là BKAV cần phải dũng cảm chọn ra một lối đi hoàn hảo hơn dành cho “đứa con cưng” của mình để có thành giành lại chiến thắng trên thị trường quê nhà.
Ai có thể theo chân BKAV?
Rõ ràng, Bphone chưa đủ tốt để cạnh tranh nhưng ít nhất nó vẫn là siêu phẩm khi so sánh với những sản phẩm còn lại trên thị trường. Đối thủ khả dĩ nhất mà thương hiệu Việt mang tới dành cho Bphone là Q Glam.
Q Glam có thiết kế khá tốt, mỏng và khá ấn tượng. Tuy mỏng nhưng Q Glam rất chắc tay và thoải mái sử dụng.
Thế nhưng, rõ ràng, cái tên Q Glam còn khá xa lạ đối với người dùng. Cũng giống như các nhà sản xuất điện thoại khác tại Việt Nam vậy.
Miếng bánh cao cấp và trung cấp dường như đang quá tầm với của các thương hiệu Việt. Họ thường chỉ “dám” chia nhau thị phần ở phân khúc giá rẻ.
Đã có những thời kỳ cao điểm, thị trường nước ta từng ghi nhận có tới hơn 30 thương hiệu điện thoại Việt ở phân khúc này. Tuy nhiên, đến nay, con số này đang dần nhỏ lại.
Những cái tên quen thuộc như Q-Mobile, Mobiistar, HKPhone, FPT, VNPT, Viettel đều khá im ắng trong năm 2015. Thậm chí một số phải thay đổi hoàn toàn để tồn tại.
HKPhone đổi tên thành Rovi và kinh doanh trong cả các thiết bị thông minh khác. Họ gần như rút khỏi thị trường trong năm 2015. Q-Mobile thì chuyển thành Q – phiên âm theo chữ “Cute” – duyên dáng của tiếng Anh nhưng cũng chưa hề đổi vận.
VNPT hiện nay là người hứa hẹn nhất với việc ra mắt dòng Vivas – điện thoại lắp ráp 100% tại Việt Nam và để lại ấn tượng khá tốt.
Tuy nhiên, vẫn chưa có thương hiệu điện thoại nào của Việt Nam có thể cạnh tranh tốt trên thị trường. Tất cả đều chưa thể so sánh với Bphone và tất cả đều chưa thể trở nên quen thuộc hơn ở thị trường quê nhà.
Khánh Huy
B-phone – sau “không thể tin nổi” là nhạt nhòa
Nhắc đến Bphone, người ta lại đau đáu nhớ về những lời khẳng định hùng hồn của BKAV ngay sau khi nó ra mắt: “siêu phẩm hàng đầu thế giới”, “điện thoại tốt nhất”, “chất lượng tuyệt vời” hay đặc biệt là “không thể tin nổi”.
Bphone ra mắt vô cùng ấn tượng |
Không thể phủ nhận, Bphone là điện thoại Việt Nam tốt nhất từ trước đến giờ. Nó có thiết kế nguyên khối đẹp, công nghệ tiên tiến, màn hình hiển thị khá … Tuy nhiên, mọi thứ đều mức khá, nếu không muốn nói là bình thường nếu so sánh với các đối thủ cùng tầm giá.
10 triệu đồng cho một chiếc điện thoại di động là mức giá ở phân khúc cao cấp. Với số tiền này, người ta hoàn toàn có thể mua được một số điện thoại tốt như: Samsung Galaxy A8, Nokia Lumia 930 … Hay cố thêm một chút để “rinh” iPhone 6 hoặc Samsung Galaxy S6.
Các phiên bản của Bphone tương đối đắt với người dùng |
Cùng với đó, việc thị trường quá nghiêng về iPhone đã khiến cho không chỉ Bphone mà tất cả đối thủ cạnh tranh khác đều gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.
Bỏ qua những việc liên quan đến các lỗi vặt xuất hiện trên Bphone và hệ điều hành BOS còn non trẻ, có quá nhiều vấn đề khác liên quan đến thị trường và các lý do khách quan để Bphone phải vượt qua. Dễ hiểu là model này nhanh chóng nhạt nhòa.
Bphone thực sự đáng đồng tiền? |
Ai có thể theo chân BKAV?
Rõ ràng, Bphone chưa đủ tốt để cạnh tranh nhưng ít nhất nó vẫn là siêu phẩm khi so sánh với những sản phẩm còn lại trên thị trường. Đối thủ khả dĩ nhất mà thương hiệu Việt mang tới dành cho Bphone là Q Glam.
Q Glam có thiết kế khá tốt, mỏng và khá ấn tượng. Tuy mỏng nhưng Q Glam rất chắc tay và thoải mái sử dụng.
Q Glam có thiết kế khá ổn |
Miếng bánh cao cấp và trung cấp dường như đang quá tầm với của các thương hiệu Việt. Họ thường chỉ “dám” chia nhau thị phần ở phân khúc giá rẻ.
Đã có những thời kỳ cao điểm, thị trường nước ta từng ghi nhận có tới hơn 30 thương hiệu điện thoại Việt ở phân khúc này. Tuy nhiên, đến nay, con số này đang dần nhỏ lại.
Những cái tên quen thuộc như Q-Mobile, Mobiistar, HKPhone, FPT, VNPT, Viettel đều khá im ắng trong năm 2015. Thậm chí một số phải thay đổi hoàn toàn để tồn tại.
HKPhone đổi tên thành Rovi và kinh doanh trong cả các thiết bị thông minh khác. Họ gần như rút khỏi thị trường trong năm 2015. Q-Mobile thì chuyển thành Q – phiên âm theo chữ “Cute” – duyên dáng của tiếng Anh nhưng cũng chưa hề đổi vận.
Các thương hiệu Việt đã không thành công trong năm 2015. Ảnh: Tinh tế |
Tuy nhiên, vẫn chưa có thương hiệu điện thoại nào của Việt Nam có thể cạnh tranh tốt trên thị trường. Tất cả đều chưa thể so sánh với Bphone và tất cả đều chưa thể trở nên quen thuộc hơn ở thị trường quê nhà.
Khánh Huy
Bình luận