Quà cưới con đại gia trồng cam Nguyễn Thế Bình ở khu 4 (thị trấn Cao Phong) là chiếc xe Lếch - xù (Lexus) trị giá xấp xỉ 3,7 tỷ.
Khi chúng tôi đến thăm, đại gia trồng cam Nguyễn Thế Bình ở khu 4 (thị trấn Cao Phong) đang tất bật chuẩn đám hỷ cho con trai.
Quà cưới dự kiến là chiếc xe Lếch - xù (Lexus) trị giá xấp xỉ 3,7 tỷ. Thấy PV trầm trồ, ông chỉ khoát tay: "Có đáng là bao, chỉ bằng 100 tấn cam Canh thôi"....
Có lúc, tưởng chừng cái kết nghiệt ngã đến với cam Cao Phong (Hòa Bình) thơm ngon nức tiếng một thời. Từ chính sách tốt, cách làm sáng tạo, vùng cam Cao Phong phục hồi ngoạn mục. Một thời “núp bóng” cam Vinh Từ nửa thế kỷ trước, những giống cam quý như Xã Đoài, Sông Con, Navel, Valencia đã di thực về Cao Phong.
Tiểu khí hậu đặc thù ở vùng đất có độ cao trên 250 m so với mực nước biển, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi (nhiệt độ luôn thấp hơn nơi khác 3-4oC) đã tạo ra những trái cam mọng nước, ngọt thanh và mùi thơm khó nơi nào sánh được.
Thời kỳ kinh tế quốc doanh, Nông trường Cao Phong từng là “địa chỉ vàng” sản xuất cam xuất khẩu sang Liên Xô cũ với sản lượng đạt đỉnh điểm 3.000 tấn năm 1976. Tuy nhiên, sau cột mốc phát triển hoàng kim đó, vùng cam nơi đây bắt đầu thời kỳ lụi tàn.
Trưởng thành từ một kỹ sư nông nghiệp của Nông trường Cao Phong thời bao cấp, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt đan xen những cảm xúc vui, buồn khi kể về những thăng trầm của cây cam trên quê hương mình: “Ngày trước không có ni lông như bây giờ. Muốn ghép cây, chúng tôi phải dùng lạt giang để quấn quanh mắt ghép, tỷ lệ sống chưa đến 30%.
Đi liền với đó, cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để khuyến khích người lao động. Kẻ lười nhận sổ gạo như người chăm. Công nhân chểnh mảng chăm bón khiến sâu bệnh hoành hành, năng suất, sản lượng cam tụt lùi chóng mặt. Có vườn cây bị thoái hóa không ra trái, phải đẵn bỏ rất thê thảm”.
Đến thời kỳ thực hiện cơ chế khoán, lợi ích kinh tế gắn chặt với nông dân, vùng cam Cao Phong xuất hiện những chỉ dấu phục hồi.
Tiếc rằng sự lên ngôi của cam Vinh, cam Văn Giang…, rồi cam Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa nhanh chóng dìm thương hiệu cam Cao Phong chìm nghỉm trong trí nhớ người tiêu dùng.
Cam Cao Phong phải “núp dưới tấm áo” của cam Vinh, cam Văn Giang để len lỏi vào các sạp hoa quả các tỉnh phía Bắc; giá biến động thất thường. Có thời điểm 1 kg cam chỉ bán được 4.000 đồng, chủ vườn tiếc buốt ruột tê gan vẫn phải bán để cứu lại chút ít vốn liếng.
Theo ông Việt, từ năm 1976 các hệ thống thủy lợi hồ Bắc Phong, Đắc Tra, Tân Phong, Tây Phong… được đầu tư xây dựng rất hoành tráng nhưng không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục xuống cấp. Khi mở rộng diện tích trồng cam, các hộ phải tự đầu tư hệ thống máy bơm lấy nguồn cách vườn 1 – 2 km với chi phí rất cao.
Nhiều năm mới chỉ giữa mùa khô mà nước trong các hồ hoàn toàn cạn kiệt. Không ít chủ vườn phải đặt hàng các xe bồn chở nước lên đồi chống hạn cho cam với giá 200.000 đồng/téc.
Theo tính toán của nông dân Cao Phong, 1 ha cam cho thu nhập trung bình khoảng 600 triệu đồng. Nhờ sự chỉ đạo và thực hiện cơ cấu giống hợp lý bao gồm các loại giống chín sớm (cam CS1), giống chín chính vụ (cam Xã Đoài), giống chín muộn (cam V2, cam Canh), sản phẩm cam Cao Phong đã kéo dài được thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, giá trị hàng hóa được nâng cao.
Giữa tháng 11 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho 4 sản phẩm cam gồm: cam Xã Đoài cao, cam Xã Đoài lùn, cam Canh, cam CS1 trồng tại thị trấn Cao Phong và 5 xã Tân Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, Dũng Phong.
Đây chính là “cú hích” mạnh mẽ để thương hiệu cam Cao Phong đến với người tiêu dùng.
“Tỷ phú ư? Không đếm xuể”
Ba năm gần đây, cam Cao Phong vừa được mùa vừa được giá.
Riêng năm 2013, toàn huyện có gần 200 hộ thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng trở lên tiền bán sản phẩm cam, quýt.
Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Hồng Thủy tâm sự: “Năm ngoái, chúng tôi thống kê được 64 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng; 9 hộ thu nhập từ 3 – 8 tỷ. Năm nay giá cam lòng vàng (CS1) cao gấp đôi năm 2013. Tỷ phú ư, không đếm xuể.
Thị trấn có hơn 100 hộ sắm ô tô con, cơ bản là của nông dân trồng cam”. Với tổng diện tích 559 ha trồng cam, trong đó 300 ha đã cho thu hoạch, năm 2013, sản lượng cam của thị trấn đạt 14.000 tấn (khoảng 30% được tiêu thụ ngay trên quốc lộ 6 đoạn huyện Cao Phong từ hoạt động kinh doanh của 120 sạp hoa quả).
Hiện tại, TCty Hapro đã cam kết phối hợp chặt chẽ với huyện để quảng bá thương hiệu cam Cao Phong trên thị trường Hà Nội. Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tiến ở khu 3, thị trấn Cao Phong là chủ vườn cam có diện tích lớn nhất vùng với 32 ha. Nói về lời lãi của nghề trồng cam, ông bảo: “Nhất. Năm ngoái, năng suất cam V2 của tôi đạt 50 tấn/ha, bán tại vườn 56.000 đồng/kg (2,8 tỷ/ha). Tính ra mỗi quả cam mười mấy ngàn đồng. Mỗi vụ thu hoạch, anh em trồng cam vẫn đùa nhau lên đồi để hái tiền”.
Định hướng đến năm 2017, toàn huyện Cao Phong sẽ duy trì diện tích cam 1.500 ha (tăng 300 ha so với hiện tại), sản lượng hàng năm đạt trên 20.000 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 500 tỷ đồng. Kiên quyết không mở rộng diện tích trồng cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý.
Theo Minh Phúc/ Nông nghiệp
Khi chúng tôi đến thăm, đại gia trồng cam Nguyễn Thế Bình ở khu 4 (thị trấn Cao Phong) đang tất bật chuẩn đám hỷ cho con trai.
Có lúc, tưởng chừng cái kết nghiệt ngã đến với cam Cao Phong (Hòa Bình) thơm ngon nức tiếng một thời. Từ chính sách tốt, cách làm sáng tạo, vùng cam Cao Phong phục hồi ngoạn mục. Một thời “núp bóng” cam Vinh Từ nửa thế kỷ trước, những giống cam quý như Xã Đoài, Sông Con, Navel, Valencia đã di thực về Cao Phong.
Tiểu khí hậu đặc thù ở vùng đất có độ cao trên 250 m so với mực nước biển, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi (nhiệt độ luôn thấp hơn nơi khác 3-4oC) đã tạo ra những trái cam mọng nước, ngọt thanh và mùi thơm khó nơi nào sánh được.
Thời kỳ kinh tế quốc doanh, Nông trường Cao Phong từng là “địa chỉ vàng” sản xuất cam xuất khẩu sang Liên Xô cũ với sản lượng đạt đỉnh điểm 3.000 tấn năm 1976. Tuy nhiên, sau cột mốc phát triển hoàng kim đó, vùng cam nơi đây bắt đầu thời kỳ lụi tàn.
Trưởng thành từ một kỹ sư nông nghiệp của Nông trường Cao Phong thời bao cấp, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt đan xen những cảm xúc vui, buồn khi kể về những thăng trầm của cây cam trên quê hương mình: “Ngày trước không có ni lông như bây giờ. Muốn ghép cây, chúng tôi phải dùng lạt giang để quấn quanh mắt ghép, tỷ lệ sống chưa đến 30%.
Đi liền với đó, cơ chế bao cấp không tạo ra động lực để khuyến khích người lao động. Kẻ lười nhận sổ gạo như người chăm. Công nhân chểnh mảng chăm bón khiến sâu bệnh hoành hành, năng suất, sản lượng cam tụt lùi chóng mặt. Có vườn cây bị thoái hóa không ra trái, phải đẵn bỏ rất thê thảm”.
Đến thời kỳ thực hiện cơ chế khoán, lợi ích kinh tế gắn chặt với nông dân, vùng cam Cao Phong xuất hiện những chỉ dấu phục hồi.
Tiếc rằng sự lên ngôi của cam Vinh, cam Văn Giang…, rồi cam Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa nhanh chóng dìm thương hiệu cam Cao Phong chìm nghỉm trong trí nhớ người tiêu dùng.
Cam Cao Phong phải “núp dưới tấm áo” của cam Vinh, cam Văn Giang để len lỏi vào các sạp hoa quả các tỉnh phía Bắc; giá biến động thất thường. Có thời điểm 1 kg cam chỉ bán được 4.000 đồng, chủ vườn tiếc buốt ruột tê gan vẫn phải bán để cứu lại chút ít vốn liếng.
Theo ông Việt, từ năm 1976 các hệ thống thủy lợi hồ Bắc Phong, Đắc Tra, Tân Phong, Tây Phong… được đầu tư xây dựng rất hoành tráng nhưng không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục xuống cấp. Khi mở rộng diện tích trồng cam, các hộ phải tự đầu tư hệ thống máy bơm lấy nguồn cách vườn 1 – 2 km với chi phí rất cao.
Nhiều năm mới chỉ giữa mùa khô mà nước trong các hồ hoàn toàn cạn kiệt. Không ít chủ vườn phải đặt hàng các xe bồn chở nước lên đồi chống hạn cho cam với giá 200.000 đồng/téc.
Theo tính toán của nông dân Cao Phong, 1 ha cam cho thu nhập trung bình khoảng 600 triệu đồng. Nhờ sự chỉ đạo và thực hiện cơ cấu giống hợp lý bao gồm các loại giống chín sớm (cam CS1), giống chín chính vụ (cam Xã Đoài), giống chín muộn (cam V2, cam Canh), sản phẩm cam Cao Phong đã kéo dài được thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, giá trị hàng hóa được nâng cao.
Giữa tháng 11 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho 4 sản phẩm cam gồm: cam Xã Đoài cao, cam Xã Đoài lùn, cam Canh, cam CS1 trồng tại thị trấn Cao Phong và 5 xã Tân Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, Dũng Phong.
Đây chính là “cú hích” mạnh mẽ để thương hiệu cam Cao Phong đến với người tiêu dùng.
“Tỷ phú ư? Không đếm xuể”
Ba năm gần đây, cam Cao Phong vừa được mùa vừa được giá.
Riêng năm 2013, toàn huyện có gần 200 hộ thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng trở lên tiền bán sản phẩm cam, quýt.
Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Hồng Thủy tâm sự: “Năm ngoái, chúng tôi thống kê được 64 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng; 9 hộ thu nhập từ 3 – 8 tỷ. Năm nay giá cam lòng vàng (CS1) cao gấp đôi năm 2013. Tỷ phú ư, không đếm xuể.
Thị trấn có hơn 100 hộ sắm ô tô con, cơ bản là của nông dân trồng cam”. Với tổng diện tích 559 ha trồng cam, trong đó 300 ha đã cho thu hoạch, năm 2013, sản lượng cam của thị trấn đạt 14.000 tấn (khoảng 30% được tiêu thụ ngay trên quốc lộ 6 đoạn huyện Cao Phong từ hoạt động kinh doanh của 120 sạp hoa quả).
Hiện tại, TCty Hapro đã cam kết phối hợp chặt chẽ với huyện để quảng bá thương hiệu cam Cao Phong trên thị trường Hà Nội. Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tiến ở khu 3, thị trấn Cao Phong là chủ vườn cam có diện tích lớn nhất vùng với 32 ha. Nói về lời lãi của nghề trồng cam, ông bảo: “Nhất. Năm ngoái, năng suất cam V2 của tôi đạt 50 tấn/ha, bán tại vườn 56.000 đồng/kg (2,8 tỷ/ha). Tính ra mỗi quả cam mười mấy ngàn đồng. Mỗi vụ thu hoạch, anh em trồng cam vẫn đùa nhau lên đồi để hái tiền”.
Định hướng đến năm 2017, toàn huyện Cao Phong sẽ duy trì diện tích cam 1.500 ha (tăng 300 ha so với hiện tại), sản lượng hàng năm đạt trên 20.000 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 500 tỷ đồng. Kiên quyết không mở rộng diện tích trồng cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý.
Bình luận