• Zalo

Thị trấn Buford sẽ "đẻ tiền" cho doanh nhân Việt?

Kinh tếChủ Nhật, 15/04/2012 12:56:00 +07:00 Google News

Một doanh nhân thành đạt như ông Nguyên nếu đã mua Buford không bởi mục đích chơi ngông thì chắc chắn ông đã nhìn thấy cửa sinh lời của cái thị trấn 4 ha này.

Một doanh nhân thành đạt như ông Nguyên nếu đã mua Buford không bởi mục đích chơi ngông thì chắc chắn ông đã nhìn thấy cửa sinh lời của cái thị trấn 4 ha này.

Tạm loại bỏ cái gọi là 'thú chơi ngông' hay một điều gì đó liên quan đến chuyện 'đánh bóng' tên tuổi của doanh nhân Phạm Đình Nguyên khi mua thị trấn Buford sang một bên. Chúng ta sẽ cùng nói về một thứ đáng quan tâm hơn và xem ra đúng chất một doanh nhân hơn. Ấy là Buford có khả năng sinh lời hay không?

 
Hỏi xong chợt nhận ra rằng, với một doanh nhân thành đạt như ông Nguyên nếu đã mua Buford không bởi mục đích chơi ngông thì chắc chắn, khi quyết định bỏ ra 900.000 USD, hẳn ông đã nhìn thấy cửa sinh lời của cái thị trấn 4 ha này?

>> Xem thêm tin bài về doanh nhân Việt mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ

Sự thực, Buford vốn đã mang lại lợi nhuận cho người chủ trước đó là ông Don Sammson trong suốt hơn 20 năm qua. Vấn đề của người kế nhiệm Don là ông Nguyên sẽ làm cho nó có thể sinh lời lớn hơn bao nhiêu lần nữa mà thôi. 

Người tiền chủ đã kiếm tiền như thế nào?

Ba thập kỷ trước, Don cũng bị đặt những dấu hỏi tương tự như ông Nguyên hôm nay khi mua lại Buford. Thế nhưng ngay ngày đấu sở hữu Buford, Don đã nhận ra trong vòng 25 dặm quanh thị trấn của mình không có bất cứ một khu thương mại nào. Thị trấn của ông dù nhỏ nhất nước Mỹ và có duy nhất gia đình ông sống song nó khác hai thị trấn tương tự trên đất Mỹ ở chỗ, Buford vẫn có được một đưu điện riêng và có tên trên bản đồ. 

Thị trấn Buford và chủ nhân mới Phạm Đình Nguyên 
Don cũng nhận ra mình có thể cung cấp được những gì cho dòng người lưu thông cố định qua thị trấn của ông hàng ngày, hàng tháng. Bởi vậy, dù rất lạ lẫm với ngành công nghiệp dịch vụ và bán lẻ nhiên liệu nhưng năm 1992, Don vẫn quyết định dấn thấn. 


Công việc đầu tiên mà Don làm là tiến hành thay đổi tất cả hệ thống bơm xăm trong trạm. “Hệ thống bơm xăng của tôi quá cũ kỹ, nó được sản xuất từ năm 1939. Tôi buộc phải thay chúng để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà những năm cuối thể kỷ 20 đòi hỏi”.  – Don nhớ lại.

Sau khi thay đổi hệ thống bơm xăng, Don tiếp tục đầu tư vào việc mở rộng dịch vụ bán lẻ khác như đồ ăn nhanh, nước giải khát, quà lưu niệm… thậm chí là dịch vụ lưu trú khi ông tỏ ra nhanh nhạy trong việc tìm ra xu thế. 

Ông cho biết: “Đối tượng khách hàng của tôi là duy nhất bởi vì tôi không có nền tảng dân số cơ bản như ở thành phố Cheyenne hay Laramie. Chính vì thế tôi đặt ra phương châm “số ít nhất cho một số lớn” trong cách kinh doanh của mình và tôi đã thành công”.


>> Tất cả tin, ảnh, video doanh nhân Phạm Đình Nguyên mua thị trấn Buford xôn xao nước Mỹ

Năm 1996, công việc kinh doanh của Don còn khởi sắc hơn rất nhiều khi ông có một quyết sách táo bạo. Đó là sáng tạo ra hệ thống thẻ ưu đãi cho các khách hàng mua nhiên liệu trung thành. Theo đó, mỗi khách hàng dùng thẻ sẽ tiết kiệm được 20 cent cho mỗi gallon và khách hàng của ông thực sự cảm thấy rất thoải mái với hệ thống thẻ này. 


Trước khi bán lại Buford cho doanh nhân Phạm Đình Nguyên, Don có khoảng 2.500 khách hàng dùng thẻ một cách thường xuyên.

Dù luôn có khoảng lợi nhuận đáng kể từ dòng người lưu thông cố định qua thị trấn, nhưng theo Don, khoản thu lớn nhất mà lâu nay ông có được lại đến từ khách du lịch. Don Samsons khẳng định: “Buford thường xuyên quá tải trong những ngày hè khi lưu lượng người dừng lại tại thị trấn lên tới cả nghìn người. Họ phần đông là khách du lịch tới thăm quan cao nguyên đá cổ, kim tự tháp Ames và công viên Curt Gowdy.  

Khi dừng lại tại thị trấn, họ luôn chú ý tới cửa hàng của tôi bởi vì chỉ thấy duy nhất một người phục vụ. Tôi luôn phải tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý đó và cố gắng hết sức đáp ứng những nhu cầu mà họ đưa ra”.

Theo lẽ thông thường, Don có thể mở rộng việc kinh doanh của mình để tận dụng những lợi thế hiện có. Nhưng thật ngạc nhiên, mới đây, ông lại quyết định bán Buford cho doanh nhân Phạm Đình Nguyên. 

Don không nói lý do vì sao, nhưng theo những người bạn của Don thì Buford đã khiến Don mất đi nhiều thứ mà tiền không thể mua được. Đó là cái chết của vợ ông, là sự rời bỏ ông của hai đưa con trai. Và giờ có lẽ là lúc, ông phải trở về với quê hương California.

Kế thừa để phát triển?

Với những gì được thừa hưởng từ tiền chủ Don Sammsons nếu ông Nguyên vẫn duy trì nguyên vẹn cái có sẵn thì xem ra đó là điều hơi uổng và suy đến cùng, cuộc mua bán của ông cũng chỉ để chơi chơi mà không bị lỗ. Vậy nên, một khi đã nắm trong tay cái thứ mà báo chí đã phải sửng sốt suốt thời gian qua, thì người ta rất chờ đợi về một thị trấn Mỹ sẽ lột xác trong tay một doanh nhân Việt.

Buford có những gì ngoài cái hàng rào 4 ha thuộc quyền sở hữu của ông Nguyên thì chúng tôi đã phân tích rất kỹ ở hai kỳ trước trong loạt bài viết này. Và với tầm nhìn của một vị Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS) như ông Nguyên, cho dù tới lúc này ông khẳng định chưa có kế hoạch cho thị trấn của mình, thì nhiều người cũng nhận ra những lợi thế không thể không tận dụng ở cái ngã ba thiên đường này.

>> Xem thêm 10 tin bài, 2 video clip về người Việt mua thị trấn Mỹ

Buford hôm nay quả thực là điểm dừng chân của hàng nghìn du khách ưa thích khám phá vẻ hoang dã của cả vùng cao nguyên đá rộng lớn. Trước khi tản về các hướng, bao giờ du khác cũng có xu thế chọn Buford là điểm xuất phát và trở lại sau hành trình. Tuy nhiên, sự trở lại chỉ mang tính chất tạm dừng trước khi họ chọn các thành phố cách Buford khoảng 50km ở hai hướng Đông và Tây để lưu lại lâu hơn. 

Cái mà Don Sammsons lâu nay không có đủ sức lực và thời gian để thực hiện chính là biến Buford thành một trạm dừng chân dài ngày đối với khách. Để làm được điều này, Buford cần phải đầy đủ hơn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó là cả hệ thống dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ tuor cùng các phương tiện phục vụ cho nhu cầu dã ngoại, thám hiểm của khách.

Một khác biệt nữa có thể biến Buford trở nên hấp dẫn hơn chính là sự xuất hiện của các giá trị Việt. Nhắc tới giá trị Việt, rõ ràng là điểm mạnh và cũng là mục đích chính trong chiến lược mở rộng thị trường tại Mỹ của doanh nhân Phạm Đình Nguyên. Chiến lược ấy ông đã và đang thực hiện trước khi gặp Buford. Thế nên càng đáng nói việc ông mua Buford chẳng khác nào mua được cả một thị trường đầy tiềm năng!

Nhật Nam/ GDVN

Bình luận
vtcnews.vn