Đề thi được đánh giá là an toàn, độ phân hóa ở mức chấp nhận được. Từ câu 62 của đề thi bắt đầu có sự phân hóa (tức là 50% tổng số câu hỏi được dùng để xét tốt nghiệp, 50% số câu hỏi được dùng để phân loại trình độ thí sinh).
Năm nay là năm đầu tiên có sự xuất hiện nội dung của chương trình Địa lí 11 trong đề thi THPT Quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Địa lí 11 là 20%, còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chủ yếu ở cấp độ Nhận biết; Thông hiểu không có câu hỏi Vận dụng cao; Các câu hỏi lớp 11 tập trung vào Chuyên đề Địa lí Khu vực và Quốc gia.
Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 75 đến 80. Các câu hỏi này chỉ nằm trong chương trình lớp 12, cụ thể là Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế.
Số câu hỏi thực hành có xu hướng tăng, tỉ lệ cao hơn hẳn so với năm 2017 và đề Tham khảo (15 câu thực hành, trong đó 11 câu Atlat).
So với đề thi năm 2017, đề thi không xuất hiện thêm các dạng câu hỏi mới, lạ và tương tự đề thi tham khảo Bộ đã công bố hồi tháng 1/2018.
Đề thi đã nêu một vấn đề mang tính thời sự, vấn đề Biển đảo Việt Nam. Cụ thể ở các câu (câu 68 – mã đề 302), đề thi nói về nhân tố để phát triển du lịch Biển đảo Việt Nam. Ccâu 43 – mã đề 301 nói về ảnh hưởng của Biển Đông với tự nhiên Việt Nam.
>>> Đọc thêm: Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý Full tất cả mã đề
Bình luận