(VTC News) – Quan chức Quốc hội cho rằng số liệu ban đầu về việc nhiều thí sinh lựa chọn tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ để xét tốt nghiệp nghiệp đã thể hiện những tín hiệu tốt của việc phân luồng học sinh.
Như VTC News đã đưa tin, sau khi kết thúc việc đăng ký dự thi, số lượng thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ với mục đích xét tốt nghiệp đông ngoài dự kiến.
Bình luận về điều này, GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “ Tôi thấy đây là hiện tượng đáng chú ý nhưng có thể giải thích được”.
Tính đến ngày 12/5, theo thống kê sơ bộ của Sở GD-ĐT Hà Nội, toàn thành phố có gần 12.000 trên tổng số gần 84.000 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia chỉ thi với mục đích xét tốt nghiệp.
Trong khi đó, nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có tới 40%-50% số lượng thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ với mục đích xét tốt nghiệp.
Số lượng học sinh phổ thông của tỉnh Thanh Hóa đăng ký tham gia kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp chiếm tới 40%.
GS Đào Trọng Thi phân tích, qua các số liệu được sở GD-ĐT các tỉnh công bố, điều đó thể hiện rõ ràng những học sinh trung bình và kém thì không mạo hiểm chọn thi ở cum thi đại học.
Nhiều học sinh học trung bình lo lắng nếu lựa chọn thi tại cụm thi đại học, thậm chí còn trượt cả tốt nghiệp, trượt cả đại học.
“ Nhiều em học sinh có suy nghĩ thi ở địa phương thì chắc đỗ tốt nghiệp hơn vì tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm cao. Ngoài ra, các em này vẫn còn cơ hội vào đại học vì nhiều trường có đề án tuyển sinh riêng chỉ dựa vào kết quả tốt nghiệp”, GS Thi chia sẻ thêm.
Ngoài ra, sau khi đỗ tốt nghiệp, năm sau các em học sinh sẽ có thể lựa chọn tham dự vào cụm thi ở các trường đại học để có nhiều cơ hội hơn.
“Số lượng các thí sinh chỉ xét tốt nghiệp đông ở nhiều tỉnh là một điều rất tốt. Điều đó thể hiện các em học sinh đã tự đánh giá năng lực của bản thân và lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. Đây là một cách phân luồng rất tốt”, GS Đào Trọng Thi khẳng định.
Những thí sinh chỉ lựa chọn dự thi tại cụm thi địa phương để xét tốt nghiệp có thể định hướng đi học nghề, lựa chọn vào những trường đại học top dưới hoặc có thể để năm sau thi lại ở cụm thi đại học khi đã đủ tự tin vào năng lực của bản thân.
GS Thi cho rằng những thí sinh dự thi tại cụm thi địa phương vẫn có khả năng vẫn lựa chọn các trường đại học top dưới.
“Rất nhiều trường ngoài công lập chỉ mong có người học dù đầu vào kém. Đó là cửa vào cho các em có học lực trung bình dự thi tại cụm thi địa phương”, ông Thi chia sẻ.
Vị Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “Về cơ bản cụm thi địa phương hạn chế khả năng vào đại học của các thí sinh có học lực trung bình, yếu. Điều này tốt cho việc phân luồng học sinh”.
Hiện nay, thông tin phản ánh ở một số địa phương có việc vận động các em dự thi tại cụm địa phương. Tuy nhiên, việc định hướng phải nhằm giúp các em học sinh hiểu được đúng năng lực của bản thân để lựa chọn cho phù hợp và không được mang tính ép buộc.
“Nếu các em hiểu được thì sẽ là thành công của việc phân luồng ở bậc phổ thông”, GS Thi nhận định.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra nếu có hiện tượng ép buộc thí sinh như phản ánh thì cần nghiêm khắc xử lý.
Trước số lượng học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp rất lớn, nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ này là hợp lý.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng đa số những thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ với nhu cầu xét tốt nghiệp đã có sự định hướng rõ ràng hơn. Các thí sinh này sẽ thường lựa chọn việc học nghề sau khi kết thúc quá trình học phổ thông.
Những thí sinh lựa chọn chỉ dự thi tại cụm thi địa phương vẫn còn cơ hội vào những trường đại học top dưới chỉ xét kết quả tốt nghiệp.
Trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD - ĐT cho biết hiện cả nước hiện có gần 500 trường ĐH, CĐ; trong đó 150 trường có phương án tuyển sinh riêng.
Những trường này được phép tuyển sinh cả những thí sinh dự thi ở cụm thi địa phương (dành cho thí sinh dự thi chỉ với mục đích xét tốt nghiệp).
Ông Trinh cũng nhận định, 150 trường ĐH, CĐ này là những trường mới thành lập, hoặc trường khó tuyển sinh trong nhiều năm nay.
Hầu hết các trường tuyển sinh dựa vào kết quả THPT của thí sinh đều có quy định ngưỡng chất lượng đầu vào, thường điểm trung bình chung 3 năm THPT là 6 điểm trở lên đối ĐH và 5,5 điểm trở lên đối với CĐ.
Trường ĐH Chu Văn An năm 2015 tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (60%), xét tuyển riêng (40%) trong đó ngành kiến trúc tổ chức thi thêm môn năng khiếu. Tiêu chí xét tuyển là đỗ tốt nghiệp THPT, điểm trung bình học tập 3 môn học hoặc điểm trung bình chung các môn học lớp 12 (cuối khóa) không thấp hơn 6,0 (theo thang điểm 10).
Trường ĐH Quốc tế miền Đông cũng dành khoảng 40% trong tổng chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT theo kết quả học tập trong học bạ bậc THPT.
Trước lo lắng của nhiều chuyên gia, ông Mai Văn Trinh khẳng định sẽ không có chuyện thi ở cụm địa phương sẽ dễ dàng hơn so với cụm thi liên tỉnh.
Đặc biệt, càng không có chuyện tư vấn trường học “ép” thí sinh thi ở cụm địa phương. Nếu phát giác, Bộ GD - ĐT sẽ xử lý nghiêm.
Phạm Thịnh
Như VTC News đã đưa tin, sau khi kết thúc việc đăng ký dự thi, số lượng thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ với mục đích xét tốt nghiệp đông ngoài dự kiến.
GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng số lượng không nhỏ thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia chỉ với mục đích xét tốt nghiệp là một tín hiệu tốt của việc phân luồng |
Tính đến ngày 12/5, theo thống kê sơ bộ của Sở GD-ĐT Hà Nội, toàn thành phố có gần 12.000 trên tổng số gần 84.000 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia chỉ thi với mục đích xét tốt nghiệp.
Trong khi đó, nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có tới 40%-50% số lượng thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ với mục đích xét tốt nghiệp.
Số lượng học sinh phổ thông của tỉnh Thanh Hóa đăng ký tham gia kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp chiếm tới 40%.
|
Nhiều học sinh học trung bình lo lắng nếu lựa chọn thi tại cụm thi đại học, thậm chí còn trượt cả tốt nghiệp, trượt cả đại học.
“ Nhiều em học sinh có suy nghĩ thi ở địa phương thì chắc đỗ tốt nghiệp hơn vì tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm cao. Ngoài ra, các em này vẫn còn cơ hội vào đại học vì nhiều trường có đề án tuyển sinh riêng chỉ dựa vào kết quả tốt nghiệp”, GS Thi chia sẻ thêm.
Ngoài ra, sau khi đỗ tốt nghiệp, năm sau các em học sinh sẽ có thể lựa chọn tham dự vào cụm thi ở các trường đại học để có nhiều cơ hội hơn.
“Số lượng các thí sinh chỉ xét tốt nghiệp đông ở nhiều tỉnh là một điều rất tốt. Điều đó thể hiện các em học sinh đã tự đánh giá năng lực của bản thân và lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. Đây là một cách phân luồng rất tốt”, GS Đào Trọng Thi khẳng định.
Những thí sinh dự thi tại địa phương vẫn có cơ hội vào các trường đại học top dưới chỉ xét kết quả tốt nghiệp và học bạ |
GS Thi cho rằng những thí sinh dự thi tại cụm thi địa phương vẫn có khả năng vẫn lựa chọn các trường đại học top dưới.
“Rất nhiều trường ngoài công lập chỉ mong có người học dù đầu vào kém. Đó là cửa vào cho các em có học lực trung bình dự thi tại cụm thi địa phương”, ông Thi chia sẻ.
Vị Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “Về cơ bản cụm thi địa phương hạn chế khả năng vào đại học của các thí sinh có học lực trung bình, yếu. Điều này tốt cho việc phân luồng học sinh”.
Hiện nay, thông tin phản ánh ở một số địa phương có việc vận động các em dự thi tại cụm địa phương. Tuy nhiên, việc định hướng phải nhằm giúp các em học sinh hiểu được đúng năng lực của bản thân để lựa chọn cho phù hợp và không được mang tính ép buộc.
“Nếu các em hiểu được thì sẽ là thành công của việc phân luồng ở bậc phổ thông”, GS Thi nhận định.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra nếu có hiện tượng ép buộc thí sinh như phản ánh thì cần nghiêm khắc xử lý.
Đề thi tốt nghiệp THPT 2015 sẽ được ra như thế nào?
VTC14
Trước số lượng học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp rất lớn, nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ này là hợp lý.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng đa số những thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2015 chỉ với nhu cầu xét tốt nghiệp đã có sự định hướng rõ ràng hơn. Các thí sinh này sẽ thường lựa chọn việc học nghề sau khi kết thúc quá trình học phổ thông.
Những thí sinh lựa chọn chỉ dự thi tại cụm thi địa phương vẫn còn cơ hội vào những trường đại học top dưới chỉ xét kết quả tốt nghiệp.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD - ĐT |
Những trường này được phép tuyển sinh cả những thí sinh dự thi ở cụm thi địa phương (dành cho thí sinh dự thi chỉ với mục đích xét tốt nghiệp).
Ông Trinh cũng nhận định, 150 trường ĐH, CĐ này là những trường mới thành lập, hoặc trường khó tuyển sinh trong nhiều năm nay.
Hầu hết các trường tuyển sinh dựa vào kết quả THPT của thí sinh đều có quy định ngưỡng chất lượng đầu vào, thường điểm trung bình chung 3 năm THPT là 6 điểm trở lên đối ĐH và 5,5 điểm trở lên đối với CĐ.
Trường ĐH Chu Văn An năm 2015 tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (60%), xét tuyển riêng (40%) trong đó ngành kiến trúc tổ chức thi thêm môn năng khiếu. Tiêu chí xét tuyển là đỗ tốt nghiệp THPT, điểm trung bình học tập 3 môn học hoặc điểm trung bình chung các môn học lớp 12 (cuối khóa) không thấp hơn 6,0 (theo thang điểm 10).
Trường ĐH Quốc tế miền Đông cũng dành khoảng 40% trong tổng chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT theo kết quả học tập trong học bạ bậc THPT.
Trước lo lắng của nhiều chuyên gia, ông Mai Văn Trinh khẳng định sẽ không có chuyện thi ở cụm địa phương sẽ dễ dàng hơn so với cụm thi liên tỉnh.
Đặc biệt, càng không có chuyện tư vấn trường học “ép” thí sinh thi ở cụm địa phương. Nếu phát giác, Bộ GD - ĐT sẽ xử lý nghiêm.
Phạm Thịnh
Bình luận