(VTC News) - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố nhiều điểm mới trong thi tuyển vào trường năm 2016.
Năm 2015, kỳ thi ĐGNL chỉ nhằm lấy kết quả đăng ký xét tuyển vào các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Năm 2016, có thêm một số trường ngoài cùng tham gia tổ chức thi và lấy kết quả xét tuyển như: ĐH Thủ Đô, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định,…
Một điểm mới đó là ĐHQGHN sẽ tổ chức làm bài thi ĐGNL Ngoại ngữ trên máy tính cho cả 6 thứ tiếng. Đề gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển.
Về lịch thi: Đợt 1 sẽ kéo dài từ ngày 05/05 – 8/05/2016 và từ ngày 13/05 – 15/05/2016; đợt 2 từ ngày 05/8/2016 đến ngày 15/8/2016. Thí sinh đăng ký dự thi cần phải lựa chọn cả địa điểm thi và thời gian thi.
Thí sinh đăng ký dự thi theo 02 hình thức: Đăng ký trực tuyến theo địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục “Đăng ký dự thi Đánh giá năng lực 2016” hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN (tầng 3, nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).
Phần mềm của ĐHQGHN thiết kế cho phép thí sinh đăng ký ứng tuyển vào các chương trình đào tạo của các đơn vị thành viên. Việc đăng ký online giúp giảm chi phí, thời gian đi lại cũng như căng thẳng không cần thiết cho thí sinh và gia đình; đồng thời, giúp công tác xét tuyển nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Lệ phí thi: Lệ phí thi ĐGNL: 200.000 đ /thí sinh/lượt thi; Lệ phí thi ngoại ngữ : 150.000 đ/thí sinh/lượt thi.
Thí sinh có thể nộp lệ phí thi theo 02 cách: Nộp trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí (tầng 3, nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) hoặc nộp vào tài khoản của Trung tâm Khảo thí qua Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) theo mã ĐKDT.
ĐHQGHN không chấp nhận lệ phí thi gửi qua các ngân hàng khác và qua đường bưu điện.
ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2016 tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.
Năm nay, ĐHQGHN tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật cân bằng độ khó của bộ đề thi. Hàng năm, ĐHQGHN đều có những bước sàng lọc bộ đề với tỷ lệ đảm bảo cân bằng độ khó giữa các kỳ thi trước và sau, theo các năm, đồng thời cũng bổ sung, mở rộng những câu hỏi mới với tỷ lệ hợp lý.
Về cơ bản, cấu trúc đề thi không có gì thay đổi so với năm 2015, được chia thành các phần bắt buộc và tự chọn, 140 câu hỏi tương ứng với 140 điểm và chưa tính hệ số, tỷ lệ điểm giữa các câu. Thời gian làm bài thi ĐGNL là 195 phút.
Ngoài ra, đề thi năm nay cũng sẽ tăng cường những câu hỏi theo hướng mở, gắn với kiến thức thực tế. Tỷ lệ câu hỏi này sẽ được gia tăng dần qua mỗi năm để thí sinh có thể thích ứng.
Bài thi đánh giá năng lực đòi hỏi kiến thức rộng, bao gồm cả lớp 10, 11 và 12, trong đó chủ yếu là lớp 12. ĐHQGHN muốn đánh giá năng lực người học một cách toàn diện, dựa trên nền tảng kiến thức Trung học phổ thông kết hợp với vốn kiến thức tích lũy từ cuộc sống.
Tuy nhiên, thí sinh không nên quá lo lắng vì thực tế từ kỳ thi năm 2015, các thí sinh ở thành phố hay nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều thích ứng với điều kiện thi trên máy tính cũng như cách thức ra đề thi này. Kết quả của kỳ thi ĐGNL năm trước cũng cho thấy, những học sinh có học lực khá, giỏi đều đạt kết quả khá tốt trong bài thi ĐGNL. Những thí sinh có điểm cao nhất trong kỳ thi ĐGNL cũng đồng thời có điểm rất cao trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Một vấn đề cần lưu ý đó là, đối với các thí sinh học quá thiên lệch một số môn thì cần ôn tập thêm các kiến thức của những môn học khác nữa. Các thí sinh có thể vào trang chủ của ĐHQGHN để làm quen với hình thức thi này bằng một số đề thi mẫu.
Phạm Thịnh
Năm 2015, kỳ thi ĐGNL chỉ nhằm lấy kết quả đăng ký xét tuyển vào các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Năm 2016, có thêm một số trường ngoài cùng tham gia tổ chức thi và lấy kết quả xét tuyển như: ĐH Thủ Đô, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định,…
Thí sinh dự thi vào ĐHQGHN năm 2015 |
Một điểm mới đó là ĐHQGHN sẽ tổ chức làm bài thi ĐGNL Ngoại ngữ trên máy tính cho cả 6 thứ tiếng. Đề gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển.
Về lịch thi: Đợt 1 sẽ kéo dài từ ngày 05/05 – 8/05/2016 và từ ngày 13/05 – 15/05/2016; đợt 2 từ ngày 05/8/2016 đến ngày 15/8/2016. Thí sinh đăng ký dự thi cần phải lựa chọn cả địa điểm thi và thời gian thi.
Thí sinh đăng ký dự thi theo 02 hình thức: Đăng ký trực tuyến theo địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục “Đăng ký dự thi Đánh giá năng lực 2016” hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN (tầng 3, nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).
Phần mềm của ĐHQGHN thiết kế cho phép thí sinh đăng ký ứng tuyển vào các chương trình đào tạo của các đơn vị thành viên. Việc đăng ký online giúp giảm chi phí, thời gian đi lại cũng như căng thẳng không cần thiết cho thí sinh và gia đình; đồng thời, giúp công tác xét tuyển nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Lệ phí thi: Lệ phí thi ĐGNL: 200.000 đ /thí sinh/lượt thi; Lệ phí thi ngoại ngữ : 150.000 đ/thí sinh/lượt thi.
Thí sinh có thể nộp lệ phí thi theo 02 cách: Nộp trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí (tầng 3, nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) hoặc nộp vào tài khoản của Trung tâm Khảo thí qua Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) theo mã ĐKDT.
ĐHQGHN không chấp nhận lệ phí thi gửi qua các ngân hàng khác và qua đường bưu điện.
ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2016 tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.
Năm nay, ĐHQGHN tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật cân bằng độ khó của bộ đề thi. Hàng năm, ĐHQGHN đều có những bước sàng lọc bộ đề với tỷ lệ đảm bảo cân bằng độ khó giữa các kỳ thi trước và sau, theo các năm, đồng thời cũng bổ sung, mở rộng những câu hỏi mới với tỷ lệ hợp lý.
Về cơ bản, cấu trúc đề thi không có gì thay đổi so với năm 2015, được chia thành các phần bắt buộc và tự chọn, 140 câu hỏi tương ứng với 140 điểm và chưa tính hệ số, tỷ lệ điểm giữa các câu. Thời gian làm bài thi ĐGNL là 195 phút.
Ngoài ra, đề thi năm nay cũng sẽ tăng cường những câu hỏi theo hướng mở, gắn với kiến thức thực tế. Tỷ lệ câu hỏi này sẽ được gia tăng dần qua mỗi năm để thí sinh có thể thích ứng.
Bài thi đánh giá năng lực đòi hỏi kiến thức rộng, bao gồm cả lớp 10, 11 và 12, trong đó chủ yếu là lớp 12. ĐHQGHN muốn đánh giá năng lực người học một cách toàn diện, dựa trên nền tảng kiến thức Trung học phổ thông kết hợp với vốn kiến thức tích lũy từ cuộc sống.
Tuy nhiên, thí sinh không nên quá lo lắng vì thực tế từ kỳ thi năm 2015, các thí sinh ở thành phố hay nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều thích ứng với điều kiện thi trên máy tính cũng như cách thức ra đề thi này. Kết quả của kỳ thi ĐGNL năm trước cũng cho thấy, những học sinh có học lực khá, giỏi đều đạt kết quả khá tốt trong bài thi ĐGNL. Những thí sinh có điểm cao nhất trong kỳ thi ĐGNL cũng đồng thời có điểm rất cao trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Một vấn đề cần lưu ý đó là, đối với các thí sinh học quá thiên lệch một số môn thì cần ôn tập thêm các kiến thức của những môn học khác nữa. Các thí sinh có thể vào trang chủ của ĐHQGHN để làm quen với hình thức thi này bằng một số đề thi mẫu.
Phạm Thịnh
Bình luận