Video lý giải thế 'độc cô' của thể thao Trung Quốc

Thể thaoThứ Năm, 09/08/2012 05:00:00 +07:00

(VTC News)- Hãng tin ABC News của Australia không ngần ngại gọi nước này là "siêu cường thể thao thế giới".

(VTC News)- Sau ngày thi đấu thứ 12, Trung Quốc, đoàn thể thao có lực lượng đông thứ 6 Olympic, vẫn đang chễm trệ ở ngôi đầu bảng tổng sắp. Hãng tin ABC News của Australia không ngần ngại gọi nước này là "siêu cường thể thao thế giới".

>> Vì sao Trung Quốc đang thống lĩnh thế giới?

Kể từ ngày khai mạc tới nay, không có hôm nào, quốc ca Trung Quốc không được xướng vang tại các địa điểm thi đấu Olympic. Mỹ, quốc gia có lực lượng đông đảo thứ 2 (chỉ kém đoàn chủ nhà Anh) và gấp rưỡi Trung Quốc vẫn chấp nhận ở vị trí thứ nhì với 2 HCV kém hơn.

"Chiến tranh lạnh" giữa hai cường quốc này đã chấm dứt từ rất lâu. Và kể từ sau Olympic 2008, nhiều người đã nhắc tới thuật ngữ "chiến tranh vàng" ám chỉ sự cạnh tranh dữ dội trong thể thao.

Những năm qua, thể thao Trung Quốc vươn mình cạnh tranh vị thế độc bá với Mỹ. 


Nếu như nhìn vào tương quan huy chương vàng giữa đôi bên trong những kỳ thế vận hội gần đây, có thể thấy người Trung Quốc đã tiến bộ vượt bậc. Seoul 1988, Mỹ có 36 HCV, gấp 5 lần Trung Quốc. Đến Sydney 2000, Mỹ giành 37 HCV nhưng khoảng cách với Trung Quốc (28 HCV) đã rút ngắn đáng kể.

Bắc Kinh 2008 chứng kiến cuộc soán ngôi ngoạn mục khi chủ nhà Trung Quốc giành tới 51 HCV hạ bệ sự thống trị của Mỹ (36 HCV).

Làm thế nào người Trung Quốc có được bước tiến nhanh đáng sợ như vậy? Câu trả lời nằm ở hệ thống tập luyện hà khắc và vô cùng chuyên nghiệp. Các VĐV được tuyển chọn từ hàng trăm triệu người có năng khiếu thể thao và được huấn luyện từ khi mới lên 5-6 tuổi.

Bí mật động trời của nhà vô địch Trung Quốc 

Những "nhà máy sản xuất huy chương" là tên nhiều người gọi về các trung tâm huấn luyện thành tích cao của Trung Quốc. Các bậc phụ huynh buộc phải hy sinh quyền lợi làm cha, mẹ và của con cái để hy sinh vì lợi ích quốc gia.

Cha lực sĩ cử tạ Lin Qinfeng, HCV Olympic London 2012, tiết lộ ông chưa hề gặp mặt con trai mình trong suốt 6 năm qua. Ông chỉ nhận ra Qinfeng khi bình luận viên truyền hình xướng tên VĐV này khi thi đấu.

Wu Minxia, HCV nhảy cầu 3m, không hề hay biết khi cô đang trên đường làm nhiệm vụ quốc gia ở London thì bà ngoại đã mất cách đây một năm. Cùng với đó là thông tin khủng khiếp được tiết lộ ngay sau khi cô bước lên bục nhận huy chương: mẹ cô đang phải chống chọi căn bệnh ung thư vú hiểm ác.

Dĩ nhiên, ở London 2012, những câu chuyện gây xúc động mạnh như của Wu Minxia hay Lin Qinfeng không phải là hiếm.

Dưới đây là video ghi lại những hình ảnh chân thực về hệ thống "sản xuất HCV" kiểu Trung Quốc:

Những bài tập nghiêm khắc từ nhỏ của các VĐV Trung Quốc.

Xếp hạng & lượng VĐV các nước dự Olympic:

1. Trung Quốc: 380 VĐV
2. Mỹ: 430 VĐV
3. Liên hiệp Anh: 541 VĐV
5. Nga: 436 VĐV
7. Đức: 392 VĐV
11. Australia: 410 VĐV

Bảng xếp hạng London 2012 sau 12 ngày


Phá Hoàng

Bình luận
vtcnews.vn