(VTC News) - 15 năm trước, có một ngôi chùa ở Bangkok đã tiên phong cho một tư tưởng rất cởi mở; ấy là chủ trương đưa biểu tượng ngoại đạo lên… điện thờ.
Nhờ biểu tượng ngoại đạo này mà ngôi chùa được nhiều người biết đến, thậm chí là chủ đề gây khá nhiều tranh cãi trên báo giới Thái Lan thuở bấy giờ. Thế nhưng, hơn một thập kỉ đã qua đủ sức xóa đi những mảng kí ức to lớn trong trí nhớ của nhiều người. Những người bạn Thái tốt bụng mà chúng tôi gặp cũng vậy, họ cố gắng nhớ, hỏi han bạn bè, nhưng tất thảy đều lắc đầu bối rối.
Chúng tôi tưởng như đã bỏ cuộc với mớ thông tin ít ỏi trong tay, cho đến lúc, một tài xế taxi ở Bangkhen ló đầu ra khỏi cửa và nói: “Tôi biết, nhưng chỉ phong phanh thôi”.
“Phong phanh cũng ok!” - Chúng tôi đồng ý lên xe đi tìm biểu tượng chỉ với một tia hy vọng!
Định vị toàn cầu GPS trong xe báo chúng tôi đã cắt qua một nửa Bangkok và đang tới giáp ranh với tỉnh Samut Prakan ở phía Nam. Sau hơn 1 giờ di chuyển qua không biết bao nhiêu khúc cua, bao nhiêu lần tài xế taxi vừa đi vừa dừng hỏi, cuối cùng chúng tôi cũng tới một cổng vòm có đánh số 30, trên đường Rama III, thuộc khu phố người Hoa, quận Bang Phong Phang.
“Ồ, chùa đây rồi!” – chúng tôi vui mừng khi nhìn vào tấm biển có hàng chữ: “Soi Wat Pariwas”.
Đường dẫn vào Wat Pariwas hút dài, khiến bất cứ ai nhìn từ ngoài cũng có cảm giác ngôi chùa này nhỏ bé và khuất lấp. Nhưng càng đi sâu vào trong, chùa càng mở ra rộng lớn. Wat Pariwas đang trong quá trình xây dựng mở rộng nên vô cùng ngổn ngang với cơ man nào là gạch đá, máy ủi.
Bí ẩn trong lòng tòa chính điện
Đem thắc mắc trong lòng đi tìm những vị cao tăng chức sắc trong chùa nhưng loanh quanh một hồi chúng tôi mới đến được khu nhà ngang, nơi ở của các sư thầy.
Tìm tới rồi thì cứ từ phòng này lại có tiếng gọi ới sang phòng kia, các sư thầy liên hồi chỉ chúng tôi đi qua, đi lại để tìm cho bằng được một sư thầy có thể nói tiếng Anh.
Rút cuộc, người nói tiếng Anh (không sõi) lại là một bảo vệ và phải tới khi chúng tôi dùng tấm hình biểu tượng, ông mới hiểu chúng tôi cần tìm gì. Không một chút ngần ngại, ông gọi ngay mấy đứa nhỏ đang chơi ở hiên chùa vào phòng lấy chìa khóa, dẫn chúng tôi tới nơi cất giữ biểu tượng.
Đó là tòa điện thờ lớn, ngự thiền giữa sân chùa. Tòa điện này gây chú ý ngay cái nhìn đầu tiên bởi ngoài hệ mái chồng diêm (xếp tầng), nó khác biệt rất nhiều so với kiến trúc truyền thống thường thấy ở những ngôi chùa của Thái Lan. Sự khác biệt ấy chính là tòa điện có tới hai tầng, tầng dưới có nhiều cửa, luôn mở để các tín đồ tới lễ phật, còn tầng trên chỉ có một lối vào và đã rất lâu rồi cửa luôn khóa trái.
Tharachai và những đứa bạn sau khi rút được then cài dưới chân cửa, phải lấy hết sức mới đẩy được một cánh cửa mở ra. Ánh sáng lập tức tràn vào trong lòng điện, bừng lên một phần không gian cao rộng, lộng lẫy như một tòa thánh đường phương Tây.
Lòng điện được chia làm 3 phần nhờ hai hàng cột trải dọc. Lối đi chính có một thảm đỏ dẫn tới nơi đặt điện thờ.
Ánh sáng được tăng thêm khi những đứa trẻ kéo rèm, mở cửa sổ ở hai bên hông điện. Lúc này, khu đặt điện thờ trở nên óng ánh kỳ ảo nhờ sự phản quang của màu vàng dát trên toàn bộ các thân tượng và ban thờ.
Dù đã có nhiều năm tìm hiểu về hệ cửa Sắc – Không trong kiến trúc đạo phật và thừa biết sự biến ảo vô thường của kỹ thuật tạo sáng nhờ hệ cửa này, thế nhưng lần ở trong lòng chính điện chùa Wat Pariwas, chúng tôi vẫn không sao tránh được sự chớp lịa của mắt. Phải mất một hồi lâu khựng lại, bí ẩn một biểu tượng mới dần dần mở ra, theo sự bình hồi ánh sáng trong mắt. Cảm giác hồi hộp, lôi cuốn bắt đầu ngập tràn.
Giáp mặt biểu tượng
Sẽ là không dễ một chút nào để tìm thấy biểu tượng giữa hàng ngàn bức tượng lớn nhỏ, lẫn vào các họa tiết hoa văn ở chân, cạnh điện thờ, đồ thờ, đại tượng.... Phải nhờ tới Tharachai nhanh nhảu chỉ chỗ, chúng tôi mới không phải mất thêm thời gian lần mò nữa.
Phút giáp mặt biểu tượng tưởng như vỡ òa theo trí tượng tượng của chúng tôi trên suốt hành trình đi tìm bỗng nhường chỗ cho sự hụt hẫng len lỏi.
Hóa ra, biểu tượng được tạc vào cạnh phải của điện thờ, phía ngoài cùng trong tư thế khom người, chống hai tay lên gối chân, mở rộng một khoảng vai để làm nhiệm vụ gồng gánh như hơn 100 bức tượng cùng hàng.
Ngoài yếu tố đồng màu (dát vàng), tỷ lệ tương xứng (cao khoảng 0,3m) như các bức tượng khác thì biểu tượng chỉ mang đến điểm khác biệt về diện mạo thiếu thần sắc, y phục giản đơn tới mức đánh mất đi cả tính nghiêm trang giữa chốn linh thiêng.
Ấy là hình ảnh biểu tượng mặc… quần đùi, áo cộc tay có khắc logo của hãng điện tử Sharp, đi tất dài, xỏ giầy đinh. Và nếu biểu tượng không được tạc nguyên bản mái tóc theo mẫu hình từng khiến cả thế giới một thời mê mẩn – mái tóc bổ hai ngôi – chắc khó mà nhận ra.
Tiến lại gần hơn với biểu tượng để cố tìm những nét thực ngoài đời trên khuôn mặt mà không thấy nổi, chúng tôi cùng đưa tay vuốt nhẹ lên mái tóc biểu tượng, rồi cùng than rằng: Đây là David Beckham sao?
Xem thêm hình ảnh
* Còn nữa…
Nhờ biểu tượng ngoại đạo này mà ngôi chùa được nhiều người biết đến, thậm chí là chủ đề gây khá nhiều tranh cãi trên báo giới Thái Lan thuở bấy giờ. Thế nhưng, hơn một thập kỉ đã qua đủ sức xóa đi những mảng kí ức to lớn trong trí nhớ của nhiều người. Những người bạn Thái tốt bụng mà chúng tôi gặp cũng vậy, họ cố gắng nhớ, hỏi han bạn bè, nhưng tất thảy đều lắc đầu bối rối.
Chúng tôi tưởng như đã bỏ cuộc với mớ thông tin ít ỏi trong tay, cho đến lúc, một tài xế taxi ở Bangkhen ló đầu ra khỏi cửa và nói: “Tôi biết, nhưng chỉ phong phanh thôi”.
“Phong phanh cũng ok!” - Chúng tôi đồng ý lên xe đi tìm biểu tượng chỉ với một tia hy vọng!
Định vị toàn cầu GPS trong xe báo chúng tôi đã cắt qua một nửa Bangkok và đang tới giáp ranh với tỉnh Samut Prakan ở phía Nam. Sau hơn 1 giờ di chuyển qua không biết bao nhiêu khúc cua, bao nhiêu lần tài xế taxi vừa đi vừa dừng hỏi, cuối cùng chúng tôi cũng tới một cổng vòm có đánh số 30, trên đường Rama III, thuộc khu phố người Hoa, quận Bang Phong Phang.
Biển hiệu chỉ và dẫn vào chùa Wat Pariwas trên đường Rama III (Ảnh: Hà Thành) |
“Ồ, chùa đây rồi!” – chúng tôi vui mừng khi nhìn vào tấm biển có hàng chữ: “Soi Wat Pariwas”.
Đường dẫn vào Wat Pariwas hút dài, khiến bất cứ ai nhìn từ ngoài cũng có cảm giác ngôi chùa này nhỏ bé và khuất lấp. Nhưng càng đi sâu vào trong, chùa càng mở ra rộng lớn. Wat Pariwas đang trong quá trình xây dựng mở rộng nên vô cùng ngổn ngang với cơ man nào là gạch đá, máy ủi.
Wat Pariwas đang trong quá trình xây dựng mở rộng (Ảnh: Hà Thành) |
Bí ẩn trong lòng tòa chính điện
Đem thắc mắc trong lòng đi tìm những vị cao tăng chức sắc trong chùa nhưng loanh quanh một hồi chúng tôi mới đến được khu nhà ngang, nơi ở của các sư thầy.
Tìm tới rồi thì cứ từ phòng này lại có tiếng gọi ới sang phòng kia, các sư thầy liên hồi chỉ chúng tôi đi qua, đi lại để tìm cho bằng được một sư thầy có thể nói tiếng Anh.
Phóng viên VTC News đang hỏi một sư thầy trong chùa về nơi cất giữ biểu tượng. (Ảnh: Hà Thành) |
Rút cuộc, người nói tiếng Anh (không sõi) lại là một bảo vệ và phải tới khi chúng tôi dùng tấm hình biểu tượng, ông mới hiểu chúng tôi cần tìm gì. Không một chút ngần ngại, ông gọi ngay mấy đứa nhỏ đang chơi ở hiên chùa vào phòng lấy chìa khóa, dẫn chúng tôi tới nơi cất giữ biểu tượng.
Tòa chính điện, nơi cất giữ biểu tượng (Ảnh: Hà Thành) |
Đó là tòa điện thờ lớn, ngự thiền giữa sân chùa. Tòa điện này gây chú ý ngay cái nhìn đầu tiên bởi ngoài hệ mái chồng diêm (xếp tầng), nó khác biệt rất nhiều so với kiến trúc truyền thống thường thấy ở những ngôi chùa của Thái Lan. Sự khác biệt ấy chính là tòa điện có tới hai tầng, tầng dưới có nhiều cửa, luôn mở để các tín đồ tới lễ phật, còn tầng trên chỉ có một lối vào và đã rất lâu rồi cửa luôn khóa trái.
Đã rất lâu rồi cánh cửa này luôn khóa trái.(Ảnh: Hà Thành) |
Tharachai và những đứa bạn sau khi rút được then cài dưới chân cửa, phải lấy hết sức mới đẩy được một cánh cửa mở ra. Ánh sáng lập tức tràn vào trong lòng điện, bừng lên một phần không gian cao rộng, lộng lẫy như một tòa thánh đường phương Tây.
Lòng điện được chia làm 3 phần nhờ hai hàng cột trải dọc. Lối đi chính có một thảm đỏ dẫn tới nơi đặt điện thờ.
Ánh sáng được tăng thêm khi những đứa trẻ kéo rèm, mở cửa sổ ở hai bên hông điện. Lúc này, khu đặt điện thờ trở nên óng ánh kỳ ảo nhờ sự phản quang của màu vàng dát trên toàn bộ các thân tượng và ban thờ.
Lộng lẫy lòng chính điện khi ánh sáng tràn vào (Ảnh: Hà Thành) |
Dù đã có nhiều năm tìm hiểu về hệ cửa Sắc – Không trong kiến trúc đạo phật và thừa biết sự biến ảo vô thường của kỹ thuật tạo sáng nhờ hệ cửa này, thế nhưng lần ở trong lòng chính điện chùa Wat Pariwas, chúng tôi vẫn không sao tránh được sự chớp lịa của mắt. Phải mất một hồi lâu khựng lại, bí ẩn một biểu tượng mới dần dần mở ra, theo sự bình hồi ánh sáng trong mắt. Cảm giác hồi hộp, lôi cuốn bắt đầu ngập tràn.
Giáp mặt biểu tượng
Sẽ là không dễ một chút nào để tìm thấy biểu tượng giữa hàng ngàn bức tượng lớn nhỏ, lẫn vào các họa tiết hoa văn ở chân, cạnh điện thờ, đồ thờ, đại tượng.... Phải nhờ tới Tharachai nhanh nhảu chỉ chỗ, chúng tôi mới không phải mất thêm thời gian lần mò nữa.
Không dễ đề tìm thấy biểu tượng ngay trên điện thờ (Ảnh: Hà Thành) |
Phút giáp mặt biểu tượng tưởng như vỡ òa theo trí tượng tượng của chúng tôi trên suốt hành trình đi tìm bỗng nhường chỗ cho sự hụt hẫng len lỏi.
Hóa ra, biểu tượng được tạc vào cạnh phải của điện thờ, phía ngoài cùng trong tư thế khom người, chống hai tay lên gối chân, mở rộng một khoảng vai để làm nhiệm vụ gồng gánh như hơn 100 bức tượng cùng hàng.
Những bức tượng cùng hàng với biểu tượng (Ảnh: Hà Thành) |
Ngoài yếu tố đồng màu (dát vàng), tỷ lệ tương xứng (cao khoảng 0,3m) như các bức tượng khác thì biểu tượng chỉ mang đến điểm khác biệt về diện mạo thiếu thần sắc, y phục giản đơn tới mức đánh mất đi cả tính nghiêm trang giữa chốn linh thiêng.
Ấy là hình ảnh biểu tượng mặc… quần đùi, áo cộc tay có khắc logo của hãng điện tử Sharp, đi tất dài, xỏ giầy đinh. Và nếu biểu tượng không được tạc nguyên bản mái tóc theo mẫu hình từng khiến cả thế giới một thời mê mẩn – mái tóc bổ hai ngôi – chắc khó mà nhận ra.
Tiến lại gần hơn với biểu tượng để cố tìm những nét thực ngoài đời trên khuôn mặt mà không thấy nổi, chúng tôi cùng đưa tay vuốt nhẹ lên mái tóc biểu tượng, rồi cùng than rằng: Đây là David Beckham sao?
David Beckham đây sao? (Ảnh: Hà Thành) |
* Còn nữa…
Hà Thành – Nhạc Dương (từ Bangkok, Thái Lan)
Bình luận