(VTC News)- Dù mới hình thành thế đối địch trong gần một thập kỷ nay nhưng Chelsea-MU đã nhanh chóng trở thành cuộc đụng độ lớn nhất của bóng đá Anh.
Trước kỷ nguyên Premier League (mùa 1992-93), Chelsea vẫn còn là tên tuổi khá vô danh trong làng bóng Anh quốc. Lần duy nhất đội bóng áo xanh lên ngôi ở giải vô địch quốc gia là vào năm 1955.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, họ luôn núp sau cái bóng quá lớn của "ngũ bá" xứ sương mù thời bấy giờ là Man United, Liverpool, Newcastle, Everton và Arsenal. Thậm chí, năm 1983, Chelsea còn đang ngụp lặn tận giải... hạng ba. Nhiều người có thể rất ngỡ ngàng trước những trận thua kiểu 0-5 của đội chủ sân Stamford Bridge trước Derby County diễn ra như cơm bữa.
Nhìn lại yếu tố lịch sử để nhận thấy, sự ganh đua giữa Chelsea-MU gắn liền với quá trình phát triển và vươn mình của đội bóng thành London.
Khi kỷ nguyên Premier League ra đời, Chelsea đã bắt đầu quá trình phục hưng. Dù gặt hái được ít nhiều thành công thông qua cuộc cách mạng Italia hóa (giành FA Cup 1997, đoạt cúp C2 và siêu cúp châu Âu năm 1998), The Blues vẫn chưa thể trở thành kẻ thách thức vị thế độc tôn của thầy trò Alex Ferguson.
Phải tới khi tỷ phú người Nga Roman Abramovich lên thay chủ tịch Ken Bates năm 2003 cùng sự xuất hiện của Jose Mourinho năm 2004, Chelsea mới chính thức chen chân vào nhóm "tứ đại gia" bên cạnh Liverpool, Arsenal và MU.
7 năm không phải khoảng thời gian dài nhưng chừng đó là đủ để làng bóng đá Anh sản sinh ra một trong những cuộc đối địch lớn nhất, gây tranh cãi nhất xuyên suốt chiều dài lịch sử cả trăm năm...
MU bị Chelsea bí mật "cướp" CEO
Ngày Roman Abramovich tới Chelsea, bản hợp đồng đình đám đầu tiên không phải là một cầu thủ giỏi hay một HLV mới mà lại là giám đốc điều hành, "bộ não" thành công của đại kình địch Man United - Peter Kenyon.
Với mối quan hệ rộng, Kenyon giúp Chelsea không bị lép vế với các đại gia châu Âu trong các thương vụ giành bản quyền và các phi vụ chuyển nhượng nhân sự. Kenyon chính là người đóng vai trò quyết định trong việc bổ nhiệm HLV Jose Mourinho vào cương vị thuyền trưởng và thành công như thế nào ai cũng rõ.
Kenyon cũng đã thương thuyết thành công nhiều hợp đồng tài trợ cho Chelsea như từ bỏ Fly Emirates để kí hợp đồng tài trợ với tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc Samsung mang lại cho ngân sách của Chelsea 20 triệu bảng/năm. Không những chữ ký Kenyon thực hiện cũng rất xuất sắc. Essien, Robben, Drogba, Cech, Carvalho, Ashley Cole quá hời so với 100 triệu bảng Chelsea bỏ ra.
Dù đã chia tay Chelsea từ năm 2010 nhưng "di sản" Kenyon để lại là nền tảng, bệ phóng vững chắc cho câu lạc bộ trong giai đoạn phát triển mới. Cho tới nay, màn đào tẩu của Kenyon từ Old Trafford sang Stamford Bridge vẫn còn là một bí ẩn và vấn đề trăn trở với không ít Manucian.
Mourinho - kẻ thù Old Trafford, bạn rượu Alex Ferguson
Nếu Peter Kenyon là chữ ký vĩ đại nhất của chủ tịch Abramovich thì Jose Mourinho là bản hợpđồng để đời của cựu CEO tậpđoàn Umbro.
Trước khi về Chelsea, Mourinho đã là cái gai trong mắt của hàng triệu fan Man United khi chọc tức "tổ quỷ" Old Trafford trong ngày FC Porto loại chủ nhà khỏi tứ kết Champions League 2003-04 (sau đó lên ngôi). Tiếp quản chiếc ghế nóng Ranieri để lại, chiến lược gia người Bồ Đào Nha lập tức tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ khi giúp Chelsea lần đầu lên ngôi vô địch nước Anh sau 50 năm chờ đợi.
Ba năm tại vị ở Chelsea, Mourinho đã đưa những màn chạm trán Chelsea-MU lên đỉnh cao. Ông làm cuộc cách mạng chiến thuật 4-5-1 (linh hoạt biến đổi sang 4-3-3) tại xứ sương mù với triết lý "không thua trước khi nghĩ tới chiến thắng" và thành công vang dội. Ông tự coi mình là "người đặc biệt" trước báo giới, học trò và người hâm mộ.
Đặc biệt, những cuộc đấu trí mà giới truyền thông hay gọi tên "Master Mind Games" giữa ông già lão luyện Alex Ferguson và thiên tài trẻ tuổi nhưng cực đoan Jose Mourinho trở thành nét đặc sắc nổi bật trong đại chiến Chelsea-MU.
Cho rằng Mourinho là địch thủ khó ưa và khó đối phó nhưng HLV Ferguson vẫn thừa nhận Mourinho sinh ra để dành cho bóng đá. Thời điểm Mourinho chia tay Chelsea, Ferguson đã có phát biểu đáng nhớ: "Nước Anh sẽ nhớ Jose vì cậu ta là người đặc biệt. Tôi cũng nhớ Jose bởi từ nay, tôi chẳng biết nhâm nhi Champagne sau trận với ai".
Bi kịch cổ động viên Chelsea và cú đâmđịnh mệnh
Những cạnh tranh, ân oán hậu trường ngoài sân cỏ là phần không thể thiếu của đại chiến Chelsea-MU. Cách đây không lâu, một câu chuyện đáng buồn, đáng suy ngẫm đã xảy ra trong cuộc đụng độ giữa CĐV đôi bên.
Tháng 5/2012, một CĐV Chelsea đã bị một CĐV MU đâm chết ngay trước thời điểm trận derby thành Manchester (lượt về Premier League) kết thúc. Nạn nhân là Stephen Oluoch, một công dân Kenya. Khi theo dõi trận đấu qua màn ảnh ti vi tại một trung tâm thương mại, Stephen buông lời chế giễu một nhóm CĐV của MU về thất bại tại Etihad.
Trên đường về nhà, khi chỉ còn cách cổng vài mét, chàng trai 24 tuổi đã qua đời sau một loạt đòn tấn công của nhóm hooligan trong đó có một nhát đâm chí mạng.
Bi kịch kể trên phần nào cho thấy tính chất căng thẳng của hai cái tên Chelsea và Man Untied khi được đặt cạnh nhau. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cần thiết cho nạn bạo lực, hát chế, kỳ thị chủng tộc đang bùng phát dữ dội trên sân cỏ khắp hành tinh.
* Trận Chelsea-MU được VTC News cập nhật trực tiếp từ 23h ngày 28/10
Trước kỷ nguyên Premier League (mùa 1992-93), Chelsea vẫn còn là tên tuổi khá vô danh trong làng bóng Anh quốc. Lần duy nhất đội bóng áo xanh lên ngôi ở giải vô địch quốc gia là vào năm 1955.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, họ luôn núp sau cái bóng quá lớn của "ngũ bá" xứ sương mù thời bấy giờ là Man United, Liverpool, Newcastle, Everton và Arsenal. Thậm chí, năm 1983, Chelsea còn đang ngụp lặn tận giải... hạng ba. Nhiều người có thể rất ngỡ ngàng trước những trận thua kiểu 0-5 của đội chủ sân Stamford Bridge trước Derby County diễn ra như cơm bữa.
Thập niên 80 thế kỷ trước, Chelsea chỉ là "hạt cát" khi so với Man United. |
Nhìn lại yếu tố lịch sử để nhận thấy, sự ganh đua giữa Chelsea-MU gắn liền với quá trình phát triển và vươn mình của đội bóng thành London.
Khi kỷ nguyên Premier League ra đời, Chelsea đã bắt đầu quá trình phục hưng. Dù gặt hái được ít nhiều thành công thông qua cuộc cách mạng Italia hóa (giành FA Cup 1997, đoạt cúp C2 và siêu cúp châu Âu năm 1998), The Blues vẫn chưa thể trở thành kẻ thách thức vị thế độc tôn của thầy trò Alex Ferguson.
Phải tới khi tỷ phú người Nga Roman Abramovich lên thay chủ tịch Ken Bates năm 2003 cùng sự xuất hiện của Jose Mourinho năm 2004, Chelsea mới chính thức chen chân vào nhóm "tứ đại gia" bên cạnh Liverpool, Arsenal và MU.
7 năm không phải khoảng thời gian dài nhưng chừng đó là đủ để làng bóng đá Anh sản sinh ra một trong những cuộc đối địch lớn nhất, gây tranh cãi nhất xuyên suốt chiều dài lịch sử cả trăm năm...
MU bị Chelsea bí mật "cướp" CEO
Ngày Roman Abramovich tới Chelsea, bản hợp đồng đình đám đầu tiên không phải là một cầu thủ giỏi hay một HLV mới mà lại là giám đốc điều hành, "bộ não" thành công của đại kình địch Man United - Peter Kenyon.
Với mối quan hệ rộng, Kenyon giúp Chelsea không bị lép vế với các đại gia châu Âu trong các thương vụ giành bản quyền và các phi vụ chuyển nhượng nhân sự. Kenyon chính là người đóng vai trò quyết định trong việc bổ nhiệm HLV Jose Mourinho vào cương vị thuyền trưởng và thành công như thế nào ai cũng rõ.
CĐV MU "đau" vụ Chelsea cướp CEO Kenyon. Ngược lại, người London lại cay đắng nuốt thất bại tại chung kết Champions League 2007-08. |
Kenyon cũng đã thương thuyết thành công nhiều hợp đồng tài trợ cho Chelsea như từ bỏ Fly Emirates để kí hợp đồng tài trợ với tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc Samsung mang lại cho ngân sách của Chelsea 20 triệu bảng/năm. Không những chữ ký Kenyon thực hiện cũng rất xuất sắc. Essien, Robben, Drogba, Cech, Carvalho, Ashley Cole quá hời so với 100 triệu bảng Chelsea bỏ ra.
Dù đã chia tay Chelsea từ năm 2010 nhưng "di sản" Kenyon để lại là nền tảng, bệ phóng vững chắc cho câu lạc bộ trong giai đoạn phát triển mới. Cho tới nay, màn đào tẩu của Kenyon từ Old Trafford sang Stamford Bridge vẫn còn là một bí ẩn và vấn đề trăn trở với không ít Manucian.
Mourinho - kẻ thù Old Trafford, bạn rượu Alex Ferguson
Nếu Peter Kenyon là chữ ký vĩ đại nhất của chủ tịch Abramovich thì Jose Mourinho là bản hợpđồng để đời của cựu CEO tậpđoàn Umbro.
Trước khi về Chelsea, Mourinho đã là cái gai trong mắt của hàng triệu fan Man United khi chọc tức "tổ quỷ" Old Trafford trong ngày FC Porto loại chủ nhà khỏi tứ kết Champions League 2003-04 (sau đó lên ngôi). Tiếp quản chiếc ghế nóng Ranieri để lại, chiến lược gia người Bồ Đào Nha lập tức tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ khi giúp Chelsea lần đầu lên ngôi vô địch nước Anh sau 50 năm chờ đợi.
Khi "bỏ nhỏ" rằng muốn kế vị Alex Ferguson, Mourinho đã phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các Manucian. |
Ba năm tại vị ở Chelsea, Mourinho đã đưa những màn chạm trán Chelsea-MU lên đỉnh cao. Ông làm cuộc cách mạng chiến thuật 4-5-1 (linh hoạt biến đổi sang 4-3-3) tại xứ sương mù với triết lý "không thua trước khi nghĩ tới chiến thắng" và thành công vang dội. Ông tự coi mình là "người đặc biệt" trước báo giới, học trò và người hâm mộ.
Đặc biệt, những cuộc đấu trí mà giới truyền thông hay gọi tên "Master Mind Games" giữa ông già lão luyện Alex Ferguson và thiên tài trẻ tuổi nhưng cực đoan Jose Mourinho trở thành nét đặc sắc nổi bật trong đại chiến Chelsea-MU.
Cho rằng Mourinho là địch thủ khó ưa và khó đối phó nhưng HLV Ferguson vẫn thừa nhận Mourinho sinh ra để dành cho bóng đá. Thời điểm Mourinho chia tay Chelsea, Ferguson đã có phát biểu đáng nhớ: "Nước Anh sẽ nhớ Jose vì cậu ta là người đặc biệt. Tôi cũng nhớ Jose bởi từ nay, tôi chẳng biết nhâm nhi Champagne sau trận với ai".
Bi kịch cổ động viên Chelsea và cú đâmđịnh mệnh
Những cạnh tranh, ân oán hậu trường ngoài sân cỏ là phần không thể thiếu của đại chiến Chelsea-MU. Cách đây không lâu, một câu chuyện đáng buồn, đáng suy ngẫm đã xảy ra trong cuộc đụng độ giữa CĐV đôi bên.
Những đụng độ giữa CĐV đôi bên từng trả giá bằng thương vong. |
Tháng 5/2012, một CĐV Chelsea đã bị một CĐV MU đâm chết ngay trước thời điểm trận derby thành Manchester (lượt về Premier League) kết thúc. Nạn nhân là Stephen Oluoch, một công dân Kenya. Khi theo dõi trận đấu qua màn ảnh ti vi tại một trung tâm thương mại, Stephen buông lời chế giễu một nhóm CĐV của MU về thất bại tại Etihad.
Trên đường về nhà, khi chỉ còn cách cổng vài mét, chàng trai 24 tuổi đã qua đời sau một loạt đòn tấn công của nhóm hooligan trong đó có một nhát đâm chí mạng.
Bi kịch kể trên phần nào cho thấy tính chất căng thẳng của hai cái tên Chelsea và Man Untied khi được đặt cạnh nhau. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cần thiết cho nạn bạo lực, hát chế, kỳ thị chủng tộc đang bùng phát dữ dội trên sân cỏ khắp hành tinh.
* Trận Chelsea-MU được VTC News cập nhật trực tiếp từ 23h ngày 28/10
Lý Sơn
Bình luận