(VTC News)- Tổ chức bóng đá quyền lực nhất hành tinh đang lạc lối giữa cơn bão scandal "chạy World Cup". Họ cần làm gì để giữ uy tín và khôi phục lòng tin từ giới mộ điệu?
Nghiêm cấm một Blatter thứ hai trong tương lai
Từ thế kỷ thứ 18, khi hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới thành lập, đã có hẳn một phong trào phản kháng lại đạo luật không giới hạn số lần tái ứng cử của tổng thống. Năm 1805, vị tổng thống thứ 3 trong lịch sử Hoa Kỳ Thomas Jefferson khẳng định: "Điều nguy hiểm là sự nuông chiều và thói quen của người dân sẽ khiến một người vẫn có thể giữ cương vị ngay cả khi ông ta trở nên lẩm cẩm. Chính sự tái ứng cử trong suốt cuộc đời đó chẳng khác nào một cơn nghiện". Tác giả của Bản Tuyên ngôn Độc lập đã đề nghị một đạo luật giới hạn thời gian nắm quyền của một tổng thống là 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Đến nay, nó được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Nhưng, đâu đó vẫn có những ngoại lệ. Ngày 31/5 tới đây, Sepp Blatter, 73 tuổi, sẽ ra ứng cử chức chủ tịch FIFA lần thứ 4. Và theo thói thường, Blatter sẽ tiếp tục đắc cử. Ông sẽ tiếp tục giữ cương vị tới năm 2015 và đế chế của ông sẽ kéo dài tới... 16 năm. Đích thân chủ tịch UEFA đương nhiệm Michael Platini khẳng định, sau thời đại của Blatter, ông sẽ làm tất cả để FIFA trở lại đúng quỹ đạo bình thường.
Minh bạch hóa tài chính
Ngân sách của FIFA năm 2010 là xấp xỉ 1,3 tỷ USD - gấp bội nếu so với GDP của cộng hòa Djibouti thuộc Đông Phi và tương đương với GDP của quốc gia Belize thuộc Trung Mỹ. Trong số ấy, 794 triệu USD được FIFA sử dụng vào "các phí tổn phát triển" giai đoạn 2007-10, 137 triệu USD vào "các dự án khác". Ví dụ như Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo, các hoạt động giáo dục và nhận thức tên là Com-Unity và Futuro III cùng các hoạt động liên quan tới trọng tài và y tế, tất cả đều bị giới hạn thông tin tới mức tối đa.
Năm 2006, Ủy ban An ninh và Đối ngoại châu Âu đã yêu cầu minh bạch hoàn toàn các khoản lương của 3 lãnh đạo có thu nhập cao nhất của tất cả các công ty, tập đoàn. Song FIFA, một tổ chức "riêng tư" không bị ảnh hưởng bởi những đạo luật như thế.
Chấm dứt luật cấm "chính phủ can dự vào việc làm của các liên đoàn"
Chính quyền Ba Lan, được bầu ra tháng 10/2007, đã thực hiện được một điều không tưởng. Đó là chính quyền duy nhất thuộc Liên minh châu Âu lèo lái nền kinh tế nước nhà giữ vững tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm đó. Nhưng nền bóng đá nước này lại chìm trong một vụ scandal dàn xếp tỉ số liên quan tới 120 cá nhân. Thủ tướng nước này khi đó là Donald Tusk khẳng định sẽ làm trong sạch hoàn toàn nền bóng đá Ba Lan và ông đã cách chức hàng loạt các quan chức LĐBĐ (PZPN).
FIFA đã can thiệp như thế nào? Rất đơn giản và quen tai: Đe dọa sẽ đình chỉ hoạt động đối với bóng đá Ba Lan trừ khi PZPN được khôi phục trở lại.
Thay đổi thể thức bầu chọn quốc gia đăng cai World Cup
Những ngày này, scandal "chạy World Cup" được tiết lộ từ cựu chủ tịch FA Lord Triesman là đòn mạnh giáng vào uy tín của FIFA. 8 quan chức chóp bu của tổ chức quyền lực nhất thế giới, trong đó có 2 người đã bị đình chỉ công tác, đều ít nhiều "dính chàm". Và bài học rút ra với các quốc gia dự tính chạy đua đăng cai World Cup là: ít nhất họ phải chuẩn bị 1,5 triệu USD để có được 24 phiếu thuận và giành chiến thắng.
Chủ tịch Blatter từng thừa nhận: "Tôi muốn thay đổi thể thức bầu chọn giống như IOC để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra. Quốc gia được chọn có thể chỉ giành được 10 hay 12 phiếu bầu, quan trọng là quá trình chuẩn bị của họ thuyết phục được tất cả". Đáng tiếc, đó chỉ là câu nói mang tính cá nhân của Blatter chứ không phải tuyên bố chính thức từ FIFA.
Mở cuộc điều tra về cuộc chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022
Nhà báo thể thao Valcke đã từng viết trên tờ Sunday Times: sẽ không lợi ích gì khi gửi đệ trình lên FIFA bởi tổ chức này không đại diện cho pháp luật. Nhưng điều FIFA có thể làm là mở một cuộc điều tra. Nó sẽ giúp ổn định tổ chức từ bên trong và xoa dịu dư luận bên ngoài.
Nghiêm cấm một Blatter thứ hai trong tương lai
Từ thế kỷ thứ 18, khi hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới thành lập, đã có hẳn một phong trào phản kháng lại đạo luật không giới hạn số lần tái ứng cử của tổng thống. Năm 1805, vị tổng thống thứ 3 trong lịch sử Hoa Kỳ Thomas Jefferson khẳng định: "Điều nguy hiểm là sự nuông chiều và thói quen của người dân sẽ khiến một người vẫn có thể giữ cương vị ngay cả khi ông ta trở nên lẩm cẩm. Chính sự tái ứng cử trong suốt cuộc đời đó chẳng khác nào một cơn nghiện". Tác giả của Bản Tuyên ngôn Độc lập đã đề nghị một đạo luật giới hạn thời gian nắm quyền của một tổng thống là 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Đến nay, nó được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Nhưng, đâu đó vẫn có những ngoại lệ. Ngày 31/5 tới đây, Sepp Blatter, 73 tuổi, sẽ ra ứng cử chức chủ tịch FIFA lần thứ 4. Và theo thói thường, Blatter sẽ tiếp tục đắc cử. Ông sẽ tiếp tục giữ cương vị tới năm 2015 và đế chế của ông sẽ kéo dài tới... 16 năm. Đích thân chủ tịch UEFA đương nhiệm Michael Platini khẳng định, sau thời đại của Blatter, ông sẽ làm tất cả để FIFA trở lại đúng quỹ đạo bình thường.
Nếu đắc cử lần thứ 4, Blatter sẽ có 16 năm cầm quyền tại FIFA. Người nhiều khả năng kế nhiệm Blatter vào năm 2015, chủ tịch UEFA đương nhiệm Platini khẳng định: Ông sẽ cải cách triệt để! |
Minh bạch hóa tài chính
Ngân sách của FIFA năm 2010 là xấp xỉ 1,3 tỷ USD - gấp bội nếu so với GDP của cộng hòa Djibouti thuộc Đông Phi và tương đương với GDP của quốc gia Belize thuộc Trung Mỹ. Trong số ấy, 794 triệu USD được FIFA sử dụng vào "các phí tổn phát triển" giai đoạn 2007-10, 137 triệu USD vào "các dự án khác". Ví dụ như Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo, các hoạt động giáo dục và nhận thức tên là Com-Unity và Futuro III cùng các hoạt động liên quan tới trọng tài và y tế, tất cả đều bị giới hạn thông tin tới mức tối đa.
Năm 2006, Ủy ban An ninh và Đối ngoại châu Âu đã yêu cầu minh bạch hoàn toàn các khoản lương của 3 lãnh đạo có thu nhập cao nhất của tất cả các công ty, tập đoàn. Song FIFA, một tổ chức "riêng tư" không bị ảnh hưởng bởi những đạo luật như thế.
Chấm dứt luật cấm "chính phủ can dự vào việc làm của các liên đoàn"
Chính quyền Ba Lan, được bầu ra tháng 10/2007, đã thực hiện được một điều không tưởng. Đó là chính quyền duy nhất thuộc Liên minh châu Âu lèo lái nền kinh tế nước nhà giữ vững tăng trưởng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm đó. Nhưng nền bóng đá nước này lại chìm trong một vụ scandal dàn xếp tỉ số liên quan tới 120 cá nhân. Thủ tướng nước này khi đó là Donald Tusk khẳng định sẽ làm trong sạch hoàn toàn nền bóng đá Ba Lan và ông đã cách chức hàng loạt các quan chức LĐBĐ (PZPN).
FIFA đã can thiệp như thế nào? Rất đơn giản và quen tai: Đe dọa sẽ đình chỉ hoạt động đối với bóng đá Ba Lan trừ khi PZPN được khôi phục trở lại.
Cáo buộc của Triesman đã giáng một đòn mạnh vào uy tín của FIFA. Đây có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử tổ chức này. |
Thay đổi thể thức bầu chọn quốc gia đăng cai World Cup
Những ngày này, scandal "chạy World Cup" được tiết lộ từ cựu chủ tịch FA Lord Triesman là đòn mạnh giáng vào uy tín của FIFA. 8 quan chức chóp bu của tổ chức quyền lực nhất thế giới, trong đó có 2 người đã bị đình chỉ công tác, đều ít nhiều "dính chàm". Và bài học rút ra với các quốc gia dự tính chạy đua đăng cai World Cup là: ít nhất họ phải chuẩn bị 1,5 triệu USD để có được 24 phiếu thuận và giành chiến thắng.
Chủ tịch Blatter từng thừa nhận: "Tôi muốn thay đổi thể thức bầu chọn giống như IOC để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra. Quốc gia được chọn có thể chỉ giành được 10 hay 12 phiếu bầu, quan trọng là quá trình chuẩn bị của họ thuyết phục được tất cả". Đáng tiếc, đó chỉ là câu nói mang tính cá nhân của Blatter chứ không phải tuyên bố chính thức từ FIFA.
Mở cuộc điều tra về cuộc chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022
Nhà báo thể thao Valcke đã từng viết trên tờ Sunday Times: sẽ không lợi ích gì khi gửi đệ trình lên FIFA bởi tổ chức này không đại diện cho pháp luật. Nhưng điều FIFA có thể làm là mở một cuộc điều tra. Nó sẽ giúp ổn định tổ chức từ bên trong và xoa dịu dư luận bên ngoài.
Thủy Kính
Bình luận