Chung kết toàn Trung Quốc bị khán giả "ném đá"

Thể thaoThứ Sáu, 03/08/2012 09:50:00 +07:00

(VTC News)- Như hiệu ứng tiêu cực từ scandal dàn xếp tỉ số tại cầu lông, trận chung kết bóng bàn đơn nam toàn Trung Quốc bị khán giả...

(VTC News)- Như hiệu ứng tiêu cực từ scandal dàn xếp tỉ số tại cầu lông, trận chung kết bóng bàn đơn nam toàn Trung Quốc bị khán giả Olympic la ó và phản đối dữ dội.


Zhang Jike đã đánh bại đồng hương Wang Hao để đem về tấm HCV thứ tư cho Trung Quốc ở ngày thi đấu 2/8. Điều đáng nói là trận đấu diễn ra trong bầu không khí khá căng thẳng vì hàng nghìn cặp mắt dò xét, nghi ngờ từ phía khán giả dành cho hai tay vợt này.

 Chung kết bóng bàn đơn nam...

Đây là lần thứ hai liên tiếp, các tay vợt bóng bàn Trung Quốc chịu sự chỉ trích, phản đối từ phía người hâm mộ. Trước trận chung kết đơn nam, chung kết đơn nữ cũng chỉ là cuộc đấu nội bộ giữa các VĐV nước này.
Sự trùng hợp ở chung kết bóng bàn cộng với scandal cố tính dàn xếp để tránh đụng độ nhau quá sớm của các VĐV cầu lông Trung Quốc buộc tất cả phải suy xét lại tinh thần fair play của đoàn thể thao nước này. Họ đem đến ngày hội Olympic quá nhiều toan tính, chất thực dụng. 

Với sự thống trị tuyệt đối trên bàn bóng, Trung Quốc dễ dàng thao túng các trận đấu theo ý mình và lái các cặp đấu đồng hương vào những trận cuối cùng nhằm đảm bảo chắc chắn giành huy chương Olympic. 

Dù rất cố gắng nhưng VĐV các nước khác không thể cản bước Trung Quốc. "Đối với tôi, giành HCĐ cũng giống như vô địch rồi", phát biểu của Dimitrij Ovtcharov, người xếp thứ ba trên bục nhận huy chương, đã nói lên điều đó.

 và đơn nữ London 2012 đều là chuyện nội bộ của người Trung Quốc.

Đáp trả những lời chỉ trích, Li Xiaoxia, vô địch bóng bàn đơn nữ cho biết người phương Tây luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm với VĐV Trung Quốc: "HCV là dành cho toàn đội, chẳng phải một cá nhân nào cả. Nên nhớ, khái niệm 'chúng ta' của Trung Quốc khác với 'chúng ta' của phương Tây". 
Vì sao bóng bàn thế giới lại là sân chơi của riêng người Trung Quốc?

Câu trả lời nằm trong lời phát biểu của Liu Guoliang, cựu vô địch thế giới đồng thời là đương kim HLV trưởng đội bóng bàn nam Trung Quốc: "Chúng tôi có một hệ thống đào tạo nên các nhà vô địch. Các VĐV Trung Quốc thấu hiểu về trận đấu hơn bất cứ ai".

Không có quốc gia nào coi trọng bóng bàn như Trung Quốc. Từ những năm 1950, chủ tịch Trung Quốc khi ấy là Mao Trạch Đông đã coi bóng bàn là môn thể thao quốc gia và liên đoàn bóng bàn thế giới như một bộ phận của liên đoàn bóng bàn Trung Quốc. Thập niên 1970, thuật ngữ "ngoại giao bóng bàn" cũng ra đời như một phương tiện giao tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.
Hoài Thu
Bình luận
vtcnews.vn