Bí mật Olympic: Đói khát vì không rút được tiền từ ATM

Thể thaoThứ Ba, 31/07/2012 11:00:00 +07:00

(VTC News)- Thật kỳ lạ khi hàng nghìn fan hâm mộ tại London 2012 rơi vào tình trạng đói và khát khi theo dõi các bộ môn thi đấu.

(VTC News)- Thật kỳ lạ khi hàng nghìn fan hâm mộ tại London 2012 rơi vào tình trạng đói và khát khi theo dõi các bộ môn thi đấu.

1. 11 triệu du khách chỉ có... 8 cây ATM. Lo ngại về vấn đề tiêu dùng tại Olympic 2012 đang gia tăng sau khi báo chí khám phá ra xung quanh 12 địa điểm thi đấu tại London chỉ có đúng 8 cây rút tiền tự động!
Đây là con số quá nhỏ nhoi nếu so với 11 triệu khách du lịch viếng thăm thủ đô nước Anh (trung bình 800 nghìn người/ngày). Đơn cử như nhà thi đấu ExCel với sức chứa 10 nghìn chỗ chỉ có 1 cây ATM. Trong khi đó, sân Wembley (sức chứa 9 vạn chỗ), sân tennis Earl và Wimbledon, công viên Greenwich, sân cricket Lords... thậm chí chẳng có chiếc nào.
72 cây ATM không hỗ trợ thẻ Visa đã bị loại khỏi Olympic 2012 trước giờ G. 

Lý do là bởi ban tổ chức đã tiến hành dẹp tất cả các cây ATM khỏi các khu vực thi đấu do vướng hợp đồng tài trợ với nhà phát hành thẻ VISA. Du khách chỉ có thể thanh toán chi tiêu tại London bằng tiền mặt hoặc thẻ của nhà tài trợ này. Theo thông tin mới nhất, trận bóng đá nam đêm qua giữa chủ nhà Liên hiệp Anh và UAE (3-1), hàng nghìn fan đã rơi vào tình trạng... đói khát vì thiếu tiền mặt. 
Rõ ràng, đây là một sự cố đáng trách với các nhà tổ chức. Một làn sóng phản đối trên mạng xã hội Twitter đã xuất hiện từ hai ngày nay và uy tín cũng như hình ảnh du lịch London sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong mắt bạn bè thế giới.
2. Phần lớn nữ kình ngư lập được kỳ tích đều bị phát hiện sử dụng doping sau đó. Trên đây là phát hiện của John Leonard, người đứng đầu hiệp hội HLV bơi lội thế giới về nghi vấn kỳ tích khó tin của nữ kình ngư Trung Quốc, Shiwen Ye. 
 Michelle Smith từng giành 4 HCV tại Atlanta 1996 nhưng nhanh chóng bị cấm thi đấu vì dương tính với chất doping.

"Super Girl", "khó tin" là những từ mà Leonard diễn tả Ye sau khi cô bơi nhanh hơn cả nhà vô địch nội dung 400m nam. HLV uy tín bậc nhất làng thể thao Mỹ lấy dẫn chứng trường hợp nữ VĐV Michelle Smith của cộng hòa Ireland tại thế vận hội Atlanta 1996. Cô gái này đã bị cấm thi đấu 4 năm do dương tính với các cuộc xét nghiệm doping vào năm 1998.
John e ngại "ký ức đau buồn" có thể lặp lại với Ye và kêu gọi một cuộc điều tra rõ ràng về nghi án của nữ VĐV Trung Quốc.
3. Mỹ bùng nổ trào lưu tiếp "sóng lậu" truyền hình Olympic. Chỉ mất 10 phút, một người có chút am hiểu công nghệ có thể phá được hàng rào bảo vệ và xem trực tiếp những diễn biến Olympic 2012 thông qua mạng internet. Đó là một thực tế tại Mỹ, nơi đài NBC độc quyền phát sóng Olympic London trên cả ti vi lẫn internet.
NBC đứng trước nguy cơ thua lỗ mùa Olympic. 

Không phải ai cũng là khách hàng của NBC và có thể chi trả phí truyền hình cáp và truyền hình internet đắt đỏ nhà đài này đưa ra. Bởi vậy, một làn sóng phản đối đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân. Ở đó, người tiêu dùng mách nước nhau những mẹo nhỏ để xem Olympic 2012 miễn phí.
Thiệt hại đương nhiên thuộc về NBC, đơn vị đã phải chi ra tới 1,18 tỷ USD để mua độc quyền sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.
4. Các bà vợ "triệu đô" lên tiếng giải phóng cho đức lang quân. Sanya Richards-Ross, ứng cử viên nặng ký ở đường chạy 400m và là vợ của VĐV bóng bầu dục Mỹ Aaron Ross vừa kêu gọi một cuộc "nổi dậy" chống lại sự độc tài của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC).
Sanya kêu gọi IOC từ bỏ độc quyền khai thác áo đấu các VĐV Olympic. 

Một chiến dịch trên mạng xã hội Twitter do Sanya dẫn đầu có tên "We Demand Change" được phát động nhằm giải phóng quyền tự do khai thác thương mại trên áo đấu 10.500 VĐV (IOC vẫn đang độc quyền sử dụng). Hưởng ứng Sanya còn có những bà vợ của các VĐV lừng danh khác như Tyson Gay *Mỹ) hay Bernard Lagat (Kenya).

5. Xe bus biết chống đẩy. Đây là tác phẩm độc đáo của điêu khắc gia David Cerny. Cerny đã cho gắn 2 cánh tay máy khổng lồ vào chiếc xe bus màu đỏ truyền thống của London. Nhờ hệ thống thủy lực, chiếc xe bus có một không hai này có thể thực hiện động tác chống đẩy như một VĐV thực thụ.

Sở dĩ Cerny chọn động tác này bởi nó gần gũi với hoạt động thường ngày của các VĐV và phù hợp với không khí Olympic đang ngập tràn tại thủ đô nước Anh.

Hoài Thu
Bình luận
vtcnews.vn