(VTC News)- Đang thêm những nghi ngờ có những sai sót mới trong câu hỏi của chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2012”.
Tiếng Latinh hay tiếng Ý?
Theo phản ánh của độc giả, rất có thể có thêm những sai sót mới trong chung kết: “Đường lên đỉnh Olympia” 2012.
Ở câu hỏi đầu tiên của phần thi Vượt chướng ngại vật, MC Tùng Chi đưa gợi ý về từ hàng ngang thứ 5 gồm 6 chữ cái: "Ngôn ngữ chính thức của Vatican là tiếng gì?".
Hai bạn Ngọc Khánh và Lê Phương đều đưa câu trả lời là "Italia", trong khi Thái Hoàng có đáp án là "Tiếng Ý",
Đáp án cuối cùng cho vòng chướng ngại vật: "Ngôn ngữ chính thức của Vatican là tiếng La Tinh".
Theo phản ánh của độc giả VTC News, đáp án là “tiếng Ý” hay tiếng Italia có thể chấp nhận được.
"Latinh là ngôn ngữ viết, không ai sử dụng để nói cả. Nếu vậy thì không thể coi La Tinh là ngôn ngữ chính xác của Vatican được" - Độc giả này phân tích.
Xung quanh nghi vấn sai sót mới trong câu hỏi của chương trình Chung kết “Đường lên đỉnh Olympia”, PV VTC News đã liên lạc với PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn (Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH-NV) để tìm hiểu cụ thể.
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn giải thích: “Ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang và lãnh thổ (được qui định trong hiến pháp hoặc luật ngôn ngữ) và là ngôn ngữ được dùng trong các cơ chế hành pháp (văn bản hành chính, pháp luật) của một quốc gia". Chẳng hạn là tiếng Pháp.
Đối với trường hợp tiếng Anh ở Mỹ thì Hiến pháp Mỹ không qui định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nhưng trên thực tế tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ chính thức.
Theo cách hiểu về ngôn ngữ chính thức trên đây thì có sự khác biệt về ngôn ngữ chính thức ở Thành Vatican (Vaticant city) và Tòa Thánh Vaticant (Holy See, nằm trong Vatican city).
Ở Thành Vatincant, luật không qui định ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Ý (Italiano) được dùng chủ yếu trong giao dịch hành chính (và giao tiếp hàng ngày) nên được coi như ngôn ngữ chính thức.
Ở Tòa Thánh Vaticant, ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các văn bản quan trọng nhất (tôn giáo, hành chính) là tiếng Latin nên có thể coi đây là ngôn ngữ chính thức, còn ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vẫn là tiếng Ý
Vì vậy, câu hỏi “ngôn ngữ chính thức của Vatican là gì?" là một câu hỏi mơ hồ, có thể hiểu theo 2 cách: hỏi về ngôn ngữ chính thức của thành Vatican hoặc hỏi về ngôn ngữ chính thức của Tòa thánh Vatican.
Và vì vậy cả hai câu câu trả lời - tiếng Ý/Italiano (ngôn ngữ chính thức của Thành Vatican) và tiếng Latinh (ngôn ngữ chính thức của Tòa thánh Vatican) đều đúng cả.
Tiếng Latinh hay tiếng Ý?
Theo phản ánh của độc giả, rất có thể có thêm những sai sót mới trong chung kết: “Đường lên đỉnh Olympia” 2012.
>> Xem toàn bộ sự cố sai sót tại Đường lên đỉnh Olympia 2012 |
Ở câu hỏi đầu tiên của phần thi Vượt chướng ngại vật, MC Tùng Chi đưa gợi ý về từ hàng ngang thứ 5 gồm 6 chữ cái: "Ngôn ngữ chính thức của Vatican là tiếng gì?".
Câu hỏi đang được gây tranh cãi do độc giả VTC News phản ánh |
Hai bạn Ngọc Khánh và Lê Phương đều đưa câu trả lời là "Italia", trong khi Thái Hoàng có đáp án là "Tiếng Ý",
Đáp án cuối cùng cho vòng chướng ngại vật: "Ngôn ngữ chính thức của Vatican là tiếng La Tinh".
Theo phản ánh của độc giả VTC News, đáp án là “tiếng Ý” hay tiếng Italia có thể chấp nhận được.
"Latinh là ngôn ngữ viết, không ai sử dụng để nói cả. Nếu vậy thì không thể coi La Tinh là ngôn ngữ chính xác của Vatican được" - Độc giả này phân tích.
Xung quanh nghi vấn sai sót mới trong câu hỏi của chương trình Chung kết “Đường lên đỉnh Olympia”, PV VTC News đã liên lạc với PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn (Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH-NV) để tìm hiểu cụ thể.
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn giải thích: “Ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang và lãnh thổ (được qui định trong hiến pháp hoặc luật ngôn ngữ) và là ngôn ngữ được dùng trong các cơ chế hành pháp (văn bản hành chính, pháp luật) của một quốc gia". Chẳng hạn là tiếng Pháp.
Đối với trường hợp tiếng Anh ở Mỹ thì Hiến pháp Mỹ không qui định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nhưng trên thực tế tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ chính thức.
Theo cách hiểu về ngôn ngữ chính thức trên đây thì có sự khác biệt về ngôn ngữ chính thức ở Thành Vatican (Vaticant city) và Tòa Thánh Vaticant (Holy See, nằm trong Vatican city).
Ở Thành Vatincant, luật không qui định ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Ý (Italiano) được dùng chủ yếu trong giao dịch hành chính (và giao tiếp hàng ngày) nên được coi như ngôn ngữ chính thức.
Ở Tòa Thánh Vaticant, ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các văn bản quan trọng nhất (tôn giáo, hành chính) là tiếng Latin nên có thể coi đây là ngôn ngữ chính thức, còn ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vẫn là tiếng Ý
Vì vậy, câu hỏi “ngôn ngữ chính thức của Vatican là gì?" là một câu hỏi mơ hồ, có thể hiểu theo 2 cách: hỏi về ngôn ngữ chính thức của thành Vatican hoặc hỏi về ngôn ngữ chính thức của Tòa thánh Vatican.
Và vì vậy cả hai câu câu trả lời - tiếng Ý/Italiano (ngôn ngữ chính thức của Thành Vatican) và tiếng Latinh (ngôn ngữ chính thức của Tòa thánh Vatican) đều đúng cả.
“Tiếng Việt” hay “Tiếng Việt hiện đại”?
Sau trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” diễn ra, lại tiếp tục có thêm nghi vấn sai sót trong câu hỏi được độc giả của VTC News phản ánh.
Các ô hàng ngang của chương trình được lật mở |
Từ dữ liệu là tiếng La tinh và 6 thanh điệu ở hai ô hàng ngang, thí sinh Thái Hoàng đưa ra đáp án ô bí ẩn chương trình là “Tiếng Việt” và nhận được 80 điểm của phần thi này.
Tuy nhiên, TS Phan Quốc Linh ( từ CH Bungari) lại cho rằng Từ khóa "Tiếng Việt hiện đại “mới là đáp án đúng cho phần thi này
Sau đây là phần phân tích của TS Linh.
“Bằng vào những từ khóa trong hàng ngang của phần thi Vượt chướng ngại vật, MC giải thích rằng tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng La tinh. Đây là nhận thức sai lầm về tiếng Việt, do vậy, từ khóa cũng sai nốt, đồng nghĩa là phần thi này cũng không còn giá trị.
Các câu hỏi các từ hàng ngang trong phần thi Vượt chướng ngại vật đều cho thấy mối liên hệ và quan hệ đến những biểu trưng của “Tiếng Việt hiện đại” mà không thể nói là “Tiếng Việt” chung chung được.Vì sao?
Ngôn ngữ gồm hai bộ phận: ngôn ngữ nói (tiếng nói) và ngôn ngữ viết (ngôn ngữ ký tự).
>> Xem toàn bộ sự cố sai sót tại Đường lên đỉnh Olympia 2012 |
Tiếng Việt (tiếng nói) thuộc hệ Nam-Á,nhóm Môn-Khmer, nhánh Việt-Mường. Trong quá trình phát triển lâu đời, tiếng Việt trải qua quá trình sử dụng ký tự thuộc các ngữ hệ khác nhau, đầu tiên là chữ Hán, chữ Nôm, và về sau này (vào đầu thế kỷ 19) cho đến ngày nay, là chữ cái La tinh.
Chỉ mới điểm qua vài nét hết sức sơ lược về lịch sử phát triển của tiếng Việt, cũng đã cho thấy rằng việc BTC đã “ngắt đoạn” tiếng Việt chỉ là từ khi sử dụng ký tự La tinh, là không thỏa đáng.
Lý do chúng tôi gọi đây là “Tiếng Việt hiện đại”, cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì việc sử dụng ký tự La tinh để ghi lại tiếng nói trong tiếng Việt cũng đồng thời với thời kỳ Việt nam giao lưu với thế giới hiện đại, đòi hỏi ngôn ngữ cũng phải thích ứng theo. Như vậy,có thể coi ngôn ngữ tiếng Việt trước đó là đã cũ, lỗi thời, việc thay bằng ký tự La tinh, thể hiện một bước phát triển mới, xét trong tiến trình phát triển nội tại của chính nó (tiếng Việt).
Nếu gọi là “Chữ Quốc Ngữ”, theo cách gọi chính thống, e rằng chỉ mới nói đến tiếng Việt theo quan niệm hành chính sự vụ, nghĩa là phải chờ đến lúc tiếng Việt (với ký tự chữ cái La tinh) được công nhận chính thức, được sử dụng rộng rãi, đại trà.
Gọi là "Tiếng Việt hiện đại” chúng tôi có chủ ý muốn khẳng định sự hiện diện của ký tự La tinh đúng như nó xuất hiện ở tiếng nước ta ngay từ buổi đầu”
Tuy nhiên, theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn: “Các dữ kiện về tiếng Việt được đưa ra (qua các ô hàng ngang) bao gồm cả dữ kiện đồng đại (hiện đại) và lịch đại (lịch sử)”.
Trong đó, dữ kiện đồng đại bao gồm: (dùng chữ hệ) Latinh; 29 (chữ cái); 6 (thanh điệu); (từ đơn dài nhất là) NGHIÊNG
Bên cạnh đó, dữ kiện lịch đại bao gồm: (dùng) chữ Nôm, Hán,
Dữ kiện đồng đại và lịch đại bao gồm: (thuộc nhánh) Việt Mường; (thuộc ngữ hệ) Nam Á
Vì vậy đáp án “TIẾNG VIỆT” là đúng vì nó thỏa mãn cả ba dữ kiện đưa ra nêu trên. Nếu nói TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI thì không thỏa mãn dữ kiện về lịch đại (dũng chữ Nôm, Hán thể hiện ở hàng ngang thứ 4 và thứ 6).
MC Tùng Chi "ba hoa" phản khoa học
MC Tùng Chi đã có phần lý giải phản khoa học ở cuối phần thi "Vượt chướng ngại vật" |
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn: “Trong câu “ba hoa” về Tiếng Việt, MC Tùng Chi đã có những nhận xét phản khoa học, chẳng hạn: Nhầm tiếng và chữ: ban đầu chúng ta chỉ có tiếng Hán, sau đó chúng ta có tiếng Nôm (đúng ra phải nói là dùng chữ Hán, chữ Nôm)”.
Bên cạnh đó, MC Tùng Chi còn nhầm chữ cái với âm tiết: từ đơn dài nhất trong tiếng Việt là từ NGHIÊNG, có 7 âm tiết (đúng ra phải nói là có 7 chữ cái).
“Đây là những sai sót không nên xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu BTC làm việc cẩn thận và biết tranh thủ ý kiến của các chuyên gia” - PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn nói.
TS Phan Quốc Linh - Phạm Thịnh
Bình luận