Năm 2022, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đưa ra mức điểm sàn xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT ở ngưỡng 18 - 20 điểm (Chi tiết xem tại đây). Tổng 13 ngành lấy điểm sàn 20 gồm: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Anh (chất lượng cao), Quan hệ quốc tế, Quan hệ quốc tế (chất lượng cao), Tâm lý học, Nhật Bản học, Nhật Bản học (chất lượng cao), Hàn Quốc học, Báo chí, Báo chí (chất lượng cao), Truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chất lượng cao).
28 ngành còn lại lấy 18-19 điểm. Trường không sử dụng kết quả miễn bài thi môn Ngoại ngữ.
Trường dự kiến tuyển 3.599 chỉ tiêu, trong đó phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm tỷ trọng lớn nhất với 40-55% tổng chỉ tiêu.
Ngoài ra, trường còn xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM và xét tuyển theo phương thức khác.
Trước đó, trường đã công bố mức điểm chuẩn dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực, dao động 610-900 điểm. Trong đó, cao nhất là ngành Truyền thông đa phương tiện.
Đại học Công nghiệp Hà Nội quyết định mức điểm sàn xét tuyển năm nay từ 18 - 23 điểm (chi tiết xem tại đây). Tổng cộng 5/44 ngành lấy điểm sàn 18 và phổ biến ngưỡng 20 - 21 điểm. Trong đó, 3 ngành thuộc nhóm công nghệ thông tin, tự động hóa lấy điểm sàn 23 gồm: Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Đây cũng là các ngành thường lấy điểm chuẩn cao nhất tại mọi phương thức xét tuyển.
Năm 2022, Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.120 chỉ tiêu cho 44 ngành và chương trình đào tạo bằng sáu phương thức gồm: xét tuyển thẳng; xét thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ quốc tế; dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (phương thức 3); xét học bạ; dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (phương thức 6).
Đại học Mở Hà Nội đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ 16 đến 21 điểm (chi tiết xem tại đây). Trong đó, 3 ngành nhận hồ sơ từ 16 điểm trở lên, còn lại đa số các ngành lấy điểm sàn phổ biến ở mức 20 - 21 điểm.
Năm nay phổ điểm thi và phổ điểm các tổ hợp xét tuyển vào Đại học Mở Hà Nội không có nhiều khác biệt so với năm 2021. Nhà trường dự kiến, năm 2022, điểm chuẩn vào các ngành của trường sẽ không có nhiều biến động.
Tương tự, Đại học Mở TP.HCM cũng lấy mức điểm sàn từ 16 đến 22 điểm (chi tiết xem tại đây). Trong đó, 9/38 ngành lấy điểm sàn 16 điểm, 3 ngành điểm sàn cao nhất 22 điểm gồm: Kinh doanh quốc tế, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng, Marketing.
Trường lúu ý, ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển đối với học sinh khu vực 3 được xác định như sau: Tổng điểm 3 môn/bài thi không nhân hệ số.
Năm nay, Đại học Sư phạm TP.HCM đưa ra mức điểm sàn xét tuyển kết quả thi thi tốt nghiệp THPT từ 18 đến 23 điểm.
Theo đó, 8 ngành với điểm sàn mức 23 điểm, gồm: Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Tâm lý học.
Đối với ngành giáo dục mầm non, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định như sau: điểm môn toán + điểm môn ngữ văn + (điểm ưu tiên khu vực, đối tượng)*2/3 (làm tròn đến 2 chữ số thập phân), tối thiểu bằng 13,33 điểm.
Còn ngành giáo dục thể chất thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định như sau: điểm môn toán hoặc điểm môn ngữ văn (theo tổ hợp xét tuyển) + (điểm ưu tiên khu vực, đối tượng)*1/3 (làm tròn đến 2 chữ số thập phân), tối thiểu bằng 6,33 điểm.
Bình luận