• Zalo

Thêm bằng chứng Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

Thời sựChủ Nhật, 01/06/2014 11:08:00 +07:00Google News

Tấm bản đồ cho thấy phần lãnh thổ, lãnh hải Trung Quốc thời bấy giờ về phía nam chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

Tấm bản đồ cho thấy phần lãnh thổ, lãnh hải Trung Quốc thời bấy giờ về phía nam chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

Chứng cứ mà chúng tôi muốn nói đến là cuốn sách Cộng hòa quốc giáo khoa thư - Tân quốc văn (quyển thứ 5) do người Trung Quốc biên soạn, thẩm định, chấp chiếu năm 1911, phát hành năm 1916.

Cũng cần nhấn mạnh thêm, sách này vừa làm giáo án cho thầy vừa làm sách giáo khoa cho học sinh bậc tiểu học, được dùng chính thống trong các trường học ở Trung Hoa dân quốc thời bấy giờ.


Năm 1911, cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc và lập ra nước Trung Hoa Dân quốc vào tháng 10/1911.

Sau khi thành lập chính phủ lâm thời Nam Kinh, dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn (tức Tôn Dật Tiên), chính phủ lâm thời tiến hành nhiều cải cách trên các lĩnh vực chính trị và xã hội, đồng thời ban bố nhiều sắc lệnh có lợi cho việc cải cách phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa giáo dục dân chủ.
Trung Quốc, Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Hải Nam
Tác giả và cuốn sách quý  
Về mặt văn hóa giáo dục, chính phủ lâm thời Nam Kinh đã đề xướng lấy tự do, bình đẳng, bác ái làm nội dung chính giáo dục đạo đức công dân, đề xướng nam nữ bình đẳng, cấm sử dụng sách giáo khoa triều nhà Thanh, sách giáo khoa mới phải hợp với tôn chỉ Cộng hòa dân quốc…

Bộ sách Cộng Hòa Quốc Giáo Khoa Thư - Tân Quốc Văn gồm 8 quyển được ra đời trong hoàn cảnh đó.

Quyển sách chúng tôi sưu tầm được ở tỉnh Bắc Giang có khuôn khổ 19,5 x13 cm, dung lượng 58 trang (2 trang mục lục, 56 trang nội dung, không kể trang bìa). Bìa sách đóng bằng loại giấy bìa dày. Ruột sách sử dụng chất liệu giấy mới, bề mặt không tráng mịn mà để thô. Toàn văn sách chữ Hán.

Chữ ở bìa sách được sử dụng kỹ thuật in kẽm, ruột sách có lẽ vẫn được in qua mộc bản. Sách cũng được đóng theo kỹ thuật mới gồm 3 tay không đều nhau.

Trung Quốc, Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Hải Nam
Bản đồ Trung Quốc giới hạn đến phần đảo Hải Nam

Kỹ thuật in, đóng sách kiểu phương Tây hiện đại nhưng cách trình bày sách vẫn theo lối truyền thống các nước phương Đông, tức là phần nội dung đầu sách được bố trí từ bìa 4 quyển sách và đánh số trang thứ tự từ những trang từ phải qua trái, nội dung mỗi trang sách bố trí theo hàng dọc, đọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái…

Ngoài mục lục (mục thứ), sách có 50 bài khóa, nội dung mỗi bài về một chủ đề khác nhau. Mỗi bài khóa lại có hai phần: nội dung bài học và minh họa. Sách được Bộ Giáo dục nhà nước Trung Hoa dân quốc thẩm định, phê duyệt phần sách giáo khoa và phương pháp dạy học 2 lần, lần thứ nhất vào năm Trung Hoa dân quốc nguyên niên (1911), lần thứ hai vào năm Trung Hoa dân quốc lục niên (1916).

Sách cũng in ấn đầy đủ tên tác giả biên soạn, hiệu đính chế bản, phát hành…và ghi rõ phạm vi sử dụng “Quốc dân học hiệu dụng” (Dùng trong trường học quốc dân).

Bài Địa đồ trong sách Tân quốc văn và bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa. Điều quan tâm nhất trong cuốn sách giáo khoa này là bài học thứ 32 (Địa đồ /Bản đồ) in ở trang 35 và 36 và in kèm bản đồ nước Trung Hoa Dân quốc từ năm 1911.

Trung Quốc, Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Hải Nam
Bài Địa đồ trong sách Tân quốc văn và bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa 

Nội dung bài học được phiên âm như sau: “Đệ tam thập nhị khóa. Địa đồ. Bích gian huyền địa đồ nhất bức. Học sinh vấn ư sư viết: Thử vi hà đồ? Sư viết: Thử Trung Hoan dân quốc địa đồ dã. Nhữ đẳng thí quan chi.

Bắc Kinh vi quốc đô, trung ương chính phủ thiết lập ư thử. Kỳ dư hà giả vi sơn, hà giả vi thủy, hà giả vi thành ấp, giai nghi am tập chi dã”. Dịch bài khóa: “Bài thứ 32. Bản đồ. Giữa bức tường treo một bức bản đồ.

Học sinh hỏi thầy giáo rằng: Đây là bản đồ gì vậy? Thầy giáo bảo rằng: Đó là bản đồ Trung Hoa Dân quốc. Các em hãy nhìn bản đồ xem, Bắc Kinh là quốc đô (thủ đô của đất nước), trung ương chính phủ đóng ở đây. Còn lại đâu là núi, đâu là nước, đâu là thành ấp, (các em) cần tìm hiểu cho rõ trên bản đồ”. Kèm theo bài học là tấm bản đồ minh họa vẽ toàn bộ đất nước Trung Hoa dân quốc.

Nhìn bản đồ này thấy phía đông nước Trung Hoa dân quốc tiếp giáp biển Đông; phía Tây giới hạn bằng đường biên của Tây Tạng, Tân Cương; phía bắc giới hạn bằng Mông Cổ, Tân Cương và Hắc Long Giang; phía nam giới hạn bằng hòn đảo không đề tên nhưng đó chính là đảo Hải Nam.

Ở góc phải phía dưới trang sách có in phụ kèm một bản đồ một miền đất giống hình đảo Đài Loan, trên đó đề một số chữ Hán, đó là chữ lệ (nghĩa là lệ thuộc), và chữ trực (nghĩa thẳng, hầu, trực thuộc) mà ta có thể hiểu rằng miền đất này chính là hải đảo phụ thuộc nước Trung Hoa dân quốc (xem ảnh).

Video Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc Trung Quốc:

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Hán Nôm (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) và PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì hiện trong các cơ quan lưu trữ của Việt Nam chưa thấy có tập sách này.

Tập sách do chính người Trung Quốc biên soạn, phát hành dùng chính thống trong các trường học của Trung Quốc sẽ là tài liệu chứng minh thuyết phục vấn đề Trung Quốc không có chủ quyền trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Như vậy, tấm bản đồ cho thấy phần lãnh thổ, lãnh hải Trung Quốc thời bấy giờ về phía nam chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Về phía đông, phần đảo Đài Loan khi đó chưa có tên Đài Loan, mà chỉ được đề bằng những từ ngữ chỉ báo đó là miền đất phụ thuộc, trực thuộc nước Trung Hoa dân quốc.

Mộng bá quyền của người Trung Quốc thể hiện trong bản đồ này là “chôm” trọn lãnh thổ nước Mông Cổ vào phần lãnh thổ Trung Quốc nhưng không thấy dấu hiệu xâm lấn, mở rộng lãnh thổ, lãnh hải về phương nam như nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay.

Theo TPO

Bình luận
vtcnews.vn