Một tàu khảo sát Trung Quốc Hải dương Địa chất 8 đi cùng với các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và thường được hỗ trợ bởi máy bay quân sự Trung Quốc - bao gồm cả máy bay ném bom H-6K - xâm nhập sâu vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam. Theo báo Ấn Độ “điều này không khác gì chiến thuật bắt nạt”.
“Vì Trung Quốc ngày nay là quốc gia lớn có sức mạnh trong khu vực, họ nghĩ rằng họ có thể sử dụng sức nặng của mình theo nghĩa đen” - Times of India viết.
Trung Quốc rõ ràng có dã tâm "thống trị"Biển Đông. Nhưng có một lỗ hổng trong suy nghĩ của người Trung Quốc.
Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể từ từ leo thang chiếm đoạt Biển Đông mà không thực sự gây ra một cuộc xung đột. Họ đã nhầm.
Tất cả những động thái này đều ngầm nhằm mục đích đối trọng với Trung Quốc, theo Times of India, Và nếu Bắc Kinh tiếp tục với sự ngang ngược của mình trong Biển Đông, mọi thứ sẽ đến sớm hay muộn.
Mỹ và ASEAN đang thực hiện một cuộc tập trận hải quân chung ở Vịnh Thái Lan và Biển Đông. Tám tàu chiến, bốn máy bay và hơn một nghìn nhân viên từ Mỹ và tất cả 10 quốc gia ASEAN đang tham gia vào cuộc tập trận đầu tiên.
Và Biển Đông là trung tâm của sân chơi sức mạnh hàng hải mới. Trung Quốc, rõ ràng muốn thống trị ở đây. Nhưng các cuộc cạnh tranh ở châu Âu trong thế kỷ trước đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc. Nếu một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn nổ ra ở Đông Á ngày hôm nay, nó sẽ trở nên thảm khốc hơn nhiều lần.
Bình luận