(VTC News) - Chu kỳ 10 năm của phát triển kinh tế sắp đi hết vào năm 2018 và thế giới đang có nguy cơ tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng mà không thể làm gì hơn.
Theo cảnh báo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), thế giới sẽ chỉ biết khoanh tay đứng nhìn cuộc khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra khi các Ngân hàng Trung ương đã dùng hết tất cả lượng dự trữ tiền tệ để khống chế những hệ quả nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Cụ thể, các hoạt động cắt giảm lãi suất của các Ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới đang khiến họ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Lãi suất cho vay thấp mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư vay tiền, tuy nhiên lại tăng hiểm họa bị vỡ nợ và làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Claudio Borio, người đứng đầu bộ phận tiền tệ và kinh tế cho biết "Lãi suất thấp đang mang lại những hậu quả nặng nề cho các Ngân hàng Trung ương cũng như các ngân hàng thương mại khắp thế giới".
"Lãi suất thúc đẩy việc đi vay, làm tăng nợ và giảm tỷ lệ tăng trưởng" - ông cho biết. Ngoài ra, BIS cũng cảnh báo rằng với lãi suất thấp như vậy, rất khó để thế giới có thể đương đầu với giai đoạn suy thoái kinh tế trước mắt.
Thực tế là các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển hay Thụy Sĩ vẫn duy trì chính sách lãi suất cho vay rất thấp trong thời gian qua để trợ giúp nền kinh tế và điều này ngay lập tức làm giảm lãi suất trái phiếu.
Như vậy, trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện, BIS đang kỳ vọng các quốc gia cùng hợp tác để tìm cách đối phó, tránh đi theo "vết xe đổ" của Hy Lạp - nền kinh tế xuống dốc không phanh và ngập chìm trong nợ.
Linh Trần (theo Telegraph)
Theo cảnh báo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), thế giới sẽ chỉ biết khoanh tay đứng nhìn cuộc khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra khi các Ngân hàng Trung ương đã dùng hết tất cả lượng dự trữ tiền tệ để khống chế những hệ quả nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Cụ thể, các hoạt động cắt giảm lãi suất của các Ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới đang khiến họ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Lãi suất cho vay thấp mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư vay tiền, tuy nhiên lại tăng hiểm họa bị vỡ nợ và làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Thế giới sẽ bó tay trước khủng hoảng kinh tế sắp tới? |
"Lãi suất thúc đẩy việc đi vay, làm tăng nợ và giảm tỷ lệ tăng trưởng" - ông cho biết. Ngoài ra, BIS cũng cảnh báo rằng với lãi suất thấp như vậy, rất khó để thế giới có thể đương đầu với giai đoạn suy thoái kinh tế trước mắt.
Thực tế là các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển hay Thụy Sĩ vẫn duy trì chính sách lãi suất cho vay rất thấp trong thời gian qua để trợ giúp nền kinh tế và điều này ngay lập tức làm giảm lãi suất trái phiếu.
Như vậy, trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện, BIS đang kỳ vọng các quốc gia cùng hợp tác để tìm cách đối phó, tránh đi theo "vết xe đổ" của Hy Lạp - nền kinh tế xuống dốc không phanh và ngập chìm trong nợ.
Linh Trần (theo Telegraph)
Bình luận