(VTC News) - Philippines mua 10 trực thăng chiến đấu, Mỹ diễn tập chống ngư lôi rầm rộ cùng 20 nước, Trung Quốc sẽ đưa tàu lặn sâu ra biển Đông,... là những tin nổi bật trong ngày.
“Những gì chúng tôi sắp sửa có là các trực thăng tấn công vũ trang… có thể chở theo nhiều vũ khí hơn chiếc MG-520”, trung tá Miguel Okol nói với AFP.
Ông này từ chối cho biết chi phí của việc mua sắm song nói rằng chính phủ đã phân bổ khoản tiền cần thiết.
Loại máy bay mới sẽ được sử dụng cho “các hoạt động an ninh nội địa, an ninh biên giới và hoạt động hỗ trợ”.
Mỹ diễn tập chống ngư lôi rầm rộ cùng 20 quốc gia
Mỹ và khoảng 20 quốc gia khác sẽ tổ chức một cuộc diễn tập chống ngư lôi quy mô lớn gần vịnh Péc-xích vào tháng 9 tới, Lầu Năm Góc hôm qua cho biết, sau khi Iran đe doạ đóng eo biển Hormuz.
Các cuộc diễn tập, bao gồm một hội nghị về các biện pháp đối phó với ngư lôi, sẽ được tổ chức từ 16-27/9, theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little.
“Đó là một cuộc diễn tập phòng thủ nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế ở Trung Đông”, ông Little nói.
Mỹ đã triển khai tàu hải quân USS Ponce tới vịnh Péc-xích để hỗ trợ hậu cần trong nỗ lực chống ngư lôi. Mỹ cũng tăng gấp đôi số lượng các tàu dò ngư lôi lên 8 tàu tại vịnh Péc-xích và điều tới 4 trực thăng chống ngư ngôi MH-53 Sea Stallion cũng như các thiết bị do thám dưới nước.
“Đây không phải là một cuộc diễn tập nhằm gửi đi một thông điệp tới Iran mà là một cuộc tập trận được phác thảo để đẩy mạnh năng lực và sự hợp tác của chúng ta trong diễn đàn đa quốc gia”, ông Little nói.
Mỹ xây căn cứ phòng thủ tên lửa bí mật tại Qatar
Mỹ đang xây dựng một căn ra-đa phòng thủ tên lửa tại một địa điểm bí mật ở Qatar và việc thi công sự kiến sẽ hoàn tất trong tháng này, tờ Wall Street Journal ngày 17/7 đưa tin.
Căn cứ ra-đa nằm trong khuôn khổ một hệ thống nhằm bảo vệ các lợi ích của Mỹ và các đồng minh chống lại các tên lửa đạn đạo của Iran, tờ báo dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên.
Căn cứ tại Qatar dự kiến sẽ được trang bị một ra-đa AN/TPY-2, bổ sung cho 2 căn cứ tương tự đã được đặt tại sa mạc Negev của Israel và ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ.
3 căn cứ ra-đa sẽ tạo thành một hình cung mà giới chức Mỹ nói là có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa từ phía đông, bắc và tây Iran. Các địa điểm đó cũng sẽ cho phép giới chức Mỹ và các quân đội đồng minh theo dõi các tên lửa được phóng đi từ sâu trong lãnh thổ Iran.
Các ra-đa được liên kết với các tổ hợp đánh chặn tên lửa trên khắp khu vực và tới các tàu chiến Mỹ với các tên lửa đánh chặn ở tầm cao.
Trung Quốc sẽ đưa tàu lặn sâu ra Biển Đông
Trung Quốc hôm qua cho biết con tàu Giao Long, mới lập kỷ lục lặn sâu hơn 7.000m hồi tháng trước, sẽ lặn xuống Biển Đông vào năm tới.
Đây là "một phần của kế hoạch chuẩn bị khai thác thương mại khu vực đáy biển trong tương lai", China Daily dẫn nguồn Hiệp hội nghiên cứu tài nguyên khoáng sản đại dương của Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết Giao Long, tàu lặn có người lái được trang bị công nghệ tiên tiến nhất Trung Quốc, sẽ thực thi nhiệm vụ lặn xuống Biển Đông vào tháng 4 và tháng 5/2013, sau khi đạt được độ sâu kỷ lục hơn 7.000 m xuống rãnh Mariana tại tây bắc Thái Bình Dương hồi tháng 6 vừa qua.
Các chuyên gia Trung Quốc nói với AFP rằng tàu Giao Long có thể được sử dụng để nghiên cứu khoa học, thu thập các mẫu sinh vật biển và nghiên cứu các cấu trúc địa chất, cũng như phát triển khoáng sản trong tương lai. Con tàu sẽ cho Trung Quốc năng lực khám phá 99% đáy biển thế giới
.
Nhiệm vụ đầu tiên của con tàu trong khu vực là nghiên cứu "những thông tin và sự phát triển" ở dưới đáy Biển Đông. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ dưới đáy Biển Đông đạt hơn 213 tỷ thùng dầu, tương đương với khoảng 80% trữ lượng dầu mỏ của Saudi Arabia.
Nhật đấu giá "Đại sứ quán Triều Tiên" để thu hồi nợ
Cơ quan xử lý và thu nợ (RCC) được Chính phủ Nhật Bản bảo trợ ngày 17/7 thông báo Tòa án Tokyo vừa quyết định tiến hành bán đấu giá trụ sở và cơ ngơi của Tổng hội Người Triều Tiên tại Nhật Bản (Chongryon) - một tổ chức ủng hộ Triều Tiên - để RCC thu hồi các khoản nợ.
Các quan chức của RCC cho biết tòa án sẽ định giá cơ ngơi của Chongryon tại trung tâm thủ đô Tokyo và đấu thầu. Các thủ tục này dự kiến hoàn tất nhanh nhất trong vài tháng.
Chongryon, tổ chức đóng vai trò đại sứ quán không chính thức của Triều Tiên tại Nhật Bản do hai nước không có quan hệ ngoại giao, có thể sẽ bị buộc phải rời khỏi trụ sở chính của tổ chức này tại khu vực Chiyoda như là kết quả của việc bán đấu giá nói trên.
Kim Jong-Un được phong làm Nguyên soái quân đội
Hãng thông tấn trung ương Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên KCNA vừa phát đi một bản thông báo đặc biệt và "tối quan trọng," cho biết nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un đã được suy tôn làm "Nguyên soái" Quân đội Triều Tiên, cương vị cao nhất trong quân đội nước này, từng do cha ông là cố lãnh đạo Kim Jong-Il nắm giữ.
Theo Reuters, động thái này đã hoàn tất việc nắm giữ quyền lực cao nhất cả về mặt nhà nước lẫn quân đội của ông Kim Jong-Un.
"Quyết định tấn phong Nguyên soái DCDCND Triều Tiên cho đồng chí Kim Jong-Un, chỉ huy tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên," bản tin của KCNA cho hay.
Sự kiện này chỉ diễn ra hai ngày sau khi Triều Tiên thông báo bãi miễn mọi chức vụ đối với ông Ri Yong-Ho, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nước này vì "tình trạng bệnh tật," đồng thời bổ nhiệm ông Hyon Yong-Chol làm Phó Nguyên soái.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Philippines mua 10 trực thăng chiến đấu
Philippines sẽ mua 10 trực thăng chiến đấu kể từ đầu năm tới nhằm tăng cường năng lực của quân đội, người phát ngôn của không quân nước này hôm nay cho biết.
Các trực thăng mới sẽ nâng cấp đội trực thăng chiến đấu MG-520 do Mỹ sản xuất được không quân Philippines sử dụng từ thập niên 1990, theo AFP.
Một chiếc trực thăng chiến đấu MI-24 |
“Những gì chúng tôi sắp sửa có là các trực thăng tấn công vũ trang… có thể chở theo nhiều vũ khí hơn chiếc MG-520”, trung tá Miguel Okol nói với AFP.
Ông này từ chối cho biết chi phí của việc mua sắm song nói rằng chính phủ đã phân bổ khoản tiền cần thiết.
Loại máy bay mới sẽ được sử dụng cho “các hoạt động an ninh nội địa, an ninh biên giới và hoạt động hỗ trợ”.
Mỹ diễn tập chống ngư lôi rầm rộ cùng 20 quốc gia
Mỹ và khoảng 20 quốc gia khác sẽ tổ chức một cuộc diễn tập chống ngư lôi quy mô lớn gần vịnh Péc-xích vào tháng 9 tới, Lầu Năm Góc hôm qua cho biết, sau khi Iran đe doạ đóng eo biển Hormuz.
Các cuộc diễn tập, bao gồm một hội nghị về các biện pháp đối phó với ngư lôi, sẽ được tổ chức từ 16-27/9, theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little.
Tàu USS Ponce của hải quân Mỹ |
“Đó là một cuộc diễn tập phòng thủ nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế ở Trung Đông”, ông Little nói.
Mỹ đã triển khai tàu hải quân USS Ponce tới vịnh Péc-xích để hỗ trợ hậu cần trong nỗ lực chống ngư lôi. Mỹ cũng tăng gấp đôi số lượng các tàu dò ngư lôi lên 8 tàu tại vịnh Péc-xích và điều tới 4 trực thăng chống ngư ngôi MH-53 Sea Stallion cũng như các thiết bị do thám dưới nước.
“Đây không phải là một cuộc diễn tập nhằm gửi đi một thông điệp tới Iran mà là một cuộc tập trận được phác thảo để đẩy mạnh năng lực và sự hợp tác của chúng ta trong diễn đàn đa quốc gia”, ông Little nói.
Mỹ xây căn cứ phòng thủ tên lửa bí mật tại Qatar
Mỹ đang xây dựng một căn ra-đa phòng thủ tên lửa tại một địa điểm bí mật ở Qatar và việc thi công sự kiến sẽ hoàn tất trong tháng này, tờ Wall Street Journal ngày 17/7 đưa tin.
Mỹ đã lắp đặt một căn cứ ra-đa phòng thủ tên lửa tại sa mạc Negev ở Israel |
Căn cứ ra-đa nằm trong khuôn khổ một hệ thống nhằm bảo vệ các lợi ích của Mỹ và các đồng minh chống lại các tên lửa đạn đạo của Iran, tờ báo dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên.
Căn cứ tại Qatar dự kiến sẽ được trang bị một ra-đa AN/TPY-2, bổ sung cho 2 căn cứ tương tự đã được đặt tại sa mạc Negev của Israel và ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ.
3 căn cứ ra-đa sẽ tạo thành một hình cung mà giới chức Mỹ nói là có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa từ phía đông, bắc và tây Iran. Các địa điểm đó cũng sẽ cho phép giới chức Mỹ và các quân đội đồng minh theo dõi các tên lửa được phóng đi từ sâu trong lãnh thổ Iran.
Các ra-đa được liên kết với các tổ hợp đánh chặn tên lửa trên khắp khu vực và tới các tàu chiến Mỹ với các tên lửa đánh chặn ở tầm cao.
Trung Quốc sẽ đưa tàu lặn sâu ra Biển Đông
Trung Quốc hôm qua cho biết con tàu Giao Long, mới lập kỷ lục lặn sâu hơn 7.000m hồi tháng trước, sẽ lặn xuống Biển Đông vào năm tới.
Đây là "một phần của kế hoạch chuẩn bị khai thác thương mại khu vực đáy biển trong tương lai", China Daily dẫn nguồn Hiệp hội nghiên cứu tài nguyên khoáng sản đại dương của Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết Giao Long, tàu lặn có người lái được trang bị công nghệ tiên tiến nhất Trung Quốc, sẽ thực thi nhiệm vụ lặn xuống Biển Đông vào tháng 4 và tháng 5/2013, sau khi đạt được độ sâu kỷ lục hơn 7.000 m xuống rãnh Mariana tại tây bắc Thái Bình Dương hồi tháng 6 vừa qua.
Tàu lặn sâu nhất Trung Quốc sẽ lặn xuống Biển Đông trong năm sau |
Các chuyên gia Trung Quốc nói với AFP rằng tàu Giao Long có thể được sử dụng để nghiên cứu khoa học, thu thập các mẫu sinh vật biển và nghiên cứu các cấu trúc địa chất, cũng như phát triển khoáng sản trong tương lai. Con tàu sẽ cho Trung Quốc năng lực khám phá 99% đáy biển thế giới
.
Nhiệm vụ đầu tiên của con tàu trong khu vực là nghiên cứu "những thông tin và sự phát triển" ở dưới đáy Biển Đông. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ dưới đáy Biển Đông đạt hơn 213 tỷ thùng dầu, tương đương với khoảng 80% trữ lượng dầu mỏ của Saudi Arabia.
Nhật đấu giá "Đại sứ quán Triều Tiên" để thu hồi nợ
Cơ quan xử lý và thu nợ (RCC) được Chính phủ Nhật Bản bảo trợ ngày 17/7 thông báo Tòa án Tokyo vừa quyết định tiến hành bán đấu giá trụ sở và cơ ngơi của Tổng hội Người Triều Tiên tại Nhật Bản (Chongryon) - một tổ chức ủng hộ Triều Tiên - để RCC thu hồi các khoản nợ.
Tổng hội Người Triều Tiên tại Nhật Bản |
Các quan chức của RCC cho biết tòa án sẽ định giá cơ ngơi của Chongryon tại trung tâm thủ đô Tokyo và đấu thầu. Các thủ tục này dự kiến hoàn tất nhanh nhất trong vài tháng.
Chongryon, tổ chức đóng vai trò đại sứ quán không chính thức của Triều Tiên tại Nhật Bản do hai nước không có quan hệ ngoại giao, có thể sẽ bị buộc phải rời khỏi trụ sở chính của tổ chức này tại khu vực Chiyoda như là kết quả của việc bán đấu giá nói trên.
Kim Jong-Un được phong làm Nguyên soái quân đội
Hãng thông tấn trung ương Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên KCNA vừa phát đi một bản thông báo đặc biệt và "tối quan trọng," cho biết nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un đã được suy tôn làm "Nguyên soái" Quân đội Triều Tiên, cương vị cao nhất trong quân đội nước này, từng do cha ông là cố lãnh đạo Kim Jong-Il nắm giữ.
Theo Reuters, động thái này đã hoàn tất việc nắm giữ quyền lực cao nhất cả về mặt nhà nước lẫn quân đội của ông Kim Jong-Un.
Ông Kim Jong-Un và ông Ri Yong-Ho, người vừa bị bãi miễn |
"Quyết định tấn phong Nguyên soái DCDCND Triều Tiên cho đồng chí Kim Jong-Un, chỉ huy tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên," bản tin của KCNA cho hay.
Sự kiện này chỉ diễn ra hai ngày sau khi Triều Tiên thông báo bãi miễn mọi chức vụ đối với ông Ri Yong-Ho, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nước này vì "tình trạng bệnh tật," đồng thời bổ nhiệm ông Hyon Yong-Chol làm Phó Nguyên soái.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận