(VTC News) - Trung Quốc sắp thử vũ khí chống vệ tinh lần 3?; Anh có thể trang bị vũ khí cho phe đối lập Syria; học sinh nã súng tại trường cấp ba Mỹ; … là những tin đáng chú ý trong ngày 11/1.
Trung Quốc sắp thử vũ khí chống vệ tinh lần 3?
Dựa trên thông tin nhận được từ cộng đồng tình báo Mỹ, một số chuyên gia trong lĩnh vực vũ khí chiến lược nước này cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho vụ thử hệ thống các vũ khí chống vệ tinh lần 3.
Các chuyên gia cho rằng hai lần thử trước hệ thống vũ khí này được Trung Quốc tiến hành năm 2007 và 2010 đều trong cùng một ngày – ngày 11/1, do đó nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục xu hướng này.
Hiện chưa rõ những dấu hiệu chuẩn bị cho vụ thử được các cơ quan tình báo Mỹ phát hiện thấy như thế nào, song theo ông Vasily Kashin, một chuyên gia tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga, thực tế về sự tồn tại ở Trung Quốc một chương trình phát triển các vũ khí chống vệ tinh là không thể nghi ngờ.
Anh có thể trang bị vũ khí cho phe đối lập Syria
Ngoại trưởng Anh William Hague ngày 10/1 tuyên bố chính phủ nước này không loại trừ khả năng hỗ trợ quân sự cho lực lượng đối lập ở Syria, nếu cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này tiếp tục diễn biến tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Hague cho biết Anh sẽ tìm cách thay đổi lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) để mở đường cho việc cung cấp "hỗ trợ bổ sung" cho lực lượng đối lập Syria.
Theo ông, cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường đối phó, trong bối cảnh tuần trước Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có bài phát biểu kêu gọi người dân Syria đoàn kết trong cuộc chiến chống lại lực lượng đối lập và điều này có nguy cơ làm gia tăng bạo lực ở Syria trong những tháng tới.
Ông Hague thừa nhận một bước đột phá về ngoại giao sẽ là giải pháp tốt nhất đối với người dân Syria vào thời điểm hiện nay nhằm chấm dứt đổ máu và thành lập một chính phủ mới có khả năng phục hồi sự ổn định của đất nước sau gần hai năm xung đột bạo lực.
Tuy nhiên, ông Hague cho biết Anh để ngỏ các lựa chọn để cứu sống người dân ở Syria và hỗ trợ các nhóm đối lập nếu bạo lực ở nước này tiếp tục leo thang.
Phát biểu của ông Hague được coi là động thái mới nhất thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Anh đối với lực lượng đối lập Syria. Cho đến nay, Anh đã cam kết viện trợ và cung cấp thiết bị "không gây chết người" trị giá lên tới 9,4 triệu bảng (hơn 15 triệu USD) cho lực lượng này.
Ngoài ra, tổng số tiền mà Chính phủ Anh dành cho các hoạt động nhân đạo ở Syria đã lên tới 68,5 triệu bảng (110 triệu USD).
Học sinh nã súng tại trường cấp ba Mỹ
Một học sinh 16 tuổi hôm qua cầm súng xông vào một trường cấp ba ở Mỹ, nã đạn vào hai bạn học, vì cho rằng mình bị bắt nạt.
Các học sinh ở trường cấp ba Taft, thành phố Taft, hạt Kern, bang California, được sơ tán đến một sân bóng đá, sau khi vụ nã súng xảy ra lúc 9h sáng (giờ địa phương). Các em sau đó được bố mẹ đến đón về nhà.
Theo phát ngôn viên cảnh sát bang, ông Ray Pruitt, nghi phạm được cho là một học sinh 16 tuổi của trường Taft, gây án bằng súng ngắn.
Trước đó, học sinh này xông vào một lớp học khoa học ở trường, nã súng vào một em trong lớp và bắn trượt em thứ hai. Giáo viên trong lớp đã nhanh chóng sơ tán các học sinh ra ngoài bằng cửa sau, rồi cùng một giám thị thuyết phục học sinh trên hạ súng.
Giáo viên trên bị thương nhẹ ở đầu. Học sinh trúng đạn cũng được chuyển đến trung tâm y tế Kern bằng máy bay để chữa trị.
Một cư dân gần đó nhìn thấy "tay súng" đi vào trường đã gọi cho 911. Cảnh sát có mặt sau đó không lâu và tạm giam học sinh trên. Theo CNN, em này nã súng vì cho rằng hai bạn đã bắt nạt mình suốt năm học trước.
Nhật Bản sẽ trợ giúp Philippine bảo vệ bờ biển
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến thăm Philippine để bàn về nhiều vấn đề hợp tác, trong đó có hợp tác biển vì cả hai quốc gia đều "đang đối mặt với sự thay đổi chiến lược trong môi trường khu vực".
Ông Kishida đưa ra thông báo hôm qua (10/1) trong bối cảnh Trung Quốc và Philippine đang căng thẳng trên Biển Đông, còn Nhật Bản đang căng thẳng với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
"Khi môi trường chiến lược trong khu vực thay đổi, điều cần thiết đối với chúng ta với vai trò ngoại trưởng là chia sẻ quan điểm về tình hình, củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, và hợp tác vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng", ông Kishida nói.
Chuyến thăm của ông Kishida tới Manila là chuyến công du đầu tiên trên cương vị đứng đầu ngành ngoại giao Nhật bản kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền vào tháng trước.
Dù vị quan chức Nhật bản không bình luận về các tranh chấp trên biển, nhưng ông Kishida đã thảo luận với Bộ trưởng ngoại giao Philippine Albert del Rosario rằng Nhật Bản sẽ trợ giúp Philippine để tăng cường bảo vệ bờ biển.
Phát biểu ngắn sau cuộc gặp, ông Del Rosaria nói rằng ông đã thảo luận với người đồng nhiệm về những thách thức chung "mà chúng ta đang đối mặt trước sự đòi hỏi ngang nhiên của Trung Quốc".
Thủ tướng Nhật: Trung Quốc đã "sai lầm"
Thủ tướng Nhật chỉ trích Trung Quốc "sai lầm" khi chủ ý gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của Nhật làm ăn tại Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
"Tôi muốn khẳng định, đối với những mục tiêu chính trị, gây hại cho các công ty và cá nhân Nhật ở Trung Quốc, vốn đang đóng góp cho kinh tế và xã hội Trung Quốc, là hoàn toàn sai lầm đối với một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế", ông Abe tuyên bố.
"Nó không chỉ gây hại cho quan hệ song phương, mà còn có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với kinh tế và xã hội Trung Quốc", tân Thủ tướng Nhật cho biết trong cuộc họp báo tại Tokyo . Đây là những công kích mới nhất của ông Abe nhằm vào Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung-Nhật vẫn hết sức căng thẳng trong nhiều tháng nay, khi hai nước liên tục "chạm trán" trên vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông.
Tàu chính phủ Trung Quốc đã được phái tới khu vực nhiều lần kể từ khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo vào tháng 9 năm ngoái. Thỉnh thoảng các tàu này còn tiến vào vùng biển 12 hải lý của quần đảo.
Nga chi 130 tỉ USD hiện đại hóa hải quân
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10.1 tuyên bố hải quân nước này sẽ nhận hơn 4.000 tỉ RUB (130 tỉ USD) cho việc hiện đại hóa của họ từ đây tới năm 2020.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Putin nhấn mạnh rằng “hiện đại hóa hải quân là ưu tiên” của chính phủ trong nỗ lực tăng cường sức mạnh cho các lực lượng vũ trang của Nga.
“Chương trình trang bị vũ khí quốc gia cho giai đoạn đến năm 2020 dành hơn 4.000 tỉ RUB để lập các nhóm tàu chiến và tàu ngầm”, ông Putin nói rõ.
Tổng thống Putin đưa ra tuyến bố trên trong ngày chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng hạt nhân đầu tiên Yuri Dolgoruky thuộc lớp Borei được đưa vào hoạt động tại căn cứ hải quân Severodvinsk thuộc miền bắc nước Nga.
Ngoài 8 tàu ngầm chiến lược thuộc lớp Borei nói trên, hải quân Nga sẽ nhận số lượng tương tự tàu ngầm đa nhiệm chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Yasen trước năm 2020, hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Putin cho hay.
“Nga cũng sẽ đóng thêm tàu ngầm hạt nhân chạy bằng dầu diesel”, ông Putin tuyên bố.
Dựa trên thông tin nhận được từ cộng đồng tình báo Mỹ, một số chuyên gia trong lĩnh vực vũ khí chiến lược nước này cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho vụ thử hệ thống các vũ khí chống vệ tinh lần 3.
Các chuyên gia cho rằng hai lần thử trước hệ thống vũ khí này được Trung Quốc tiến hành năm 2007 và 2010 đều trong cùng một ngày – ngày 11/1, do đó nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục xu hướng này.
Vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc đang được xem là “con át chủ bài” chống Mỹ |
Hiện chưa rõ những dấu hiệu chuẩn bị cho vụ thử được các cơ quan tình báo Mỹ phát hiện thấy như thế nào, song theo ông Vasily Kashin, một chuyên gia tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga, thực tế về sự tồn tại ở Trung Quốc một chương trình phát triển các vũ khí chống vệ tinh là không thể nghi ngờ.
Anh có thể trang bị vũ khí cho phe đối lập Syria
Ngoại trưởng Anh William Hague ngày 10/1 tuyên bố chính phủ nước này không loại trừ khả năng hỗ trợ quân sự cho lực lượng đối lập ở Syria, nếu cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này tiếp tục diễn biến tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Hague cho biết Anh sẽ tìm cách thay đổi lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) để mở đường cho việc cung cấp "hỗ trợ bổ sung" cho lực lượng đối lập Syria.
Ngoại trưởng Anh William Hague |
Theo ông, cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường đối phó, trong bối cảnh tuần trước Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có bài phát biểu kêu gọi người dân Syria đoàn kết trong cuộc chiến chống lại lực lượng đối lập và điều này có nguy cơ làm gia tăng bạo lực ở Syria trong những tháng tới.
Ông Hague thừa nhận một bước đột phá về ngoại giao sẽ là giải pháp tốt nhất đối với người dân Syria vào thời điểm hiện nay nhằm chấm dứt đổ máu và thành lập một chính phủ mới có khả năng phục hồi sự ổn định của đất nước sau gần hai năm xung đột bạo lực.
Tuy nhiên, ông Hague cho biết Anh để ngỏ các lựa chọn để cứu sống người dân ở Syria và hỗ trợ các nhóm đối lập nếu bạo lực ở nước này tiếp tục leo thang.
Phát biểu của ông Hague được coi là động thái mới nhất thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Anh đối với lực lượng đối lập Syria. Cho đến nay, Anh đã cam kết viện trợ và cung cấp thiết bị "không gây chết người" trị giá lên tới 9,4 triệu bảng (hơn 15 triệu USD) cho lực lượng này.
Ngoài ra, tổng số tiền mà Chính phủ Anh dành cho các hoạt động nhân đạo ở Syria đã lên tới 68,5 triệu bảng (110 triệu USD).
Học sinh nã súng tại trường cấp ba Mỹ
Một học sinh 16 tuổi hôm qua cầm súng xông vào một trường cấp ba ở Mỹ, nã đạn vào hai bạn học, vì cho rằng mình bị bắt nạt.
Các học sinh ở trường cấp ba Taft, thành phố Taft, hạt Kern, bang California, được sơ tán đến một sân bóng đá, sau khi vụ nã súng xảy ra lúc 9h sáng (giờ địa phương). Các em sau đó được bố mẹ đến đón về nhà.
Theo phát ngôn viên cảnh sát bang, ông Ray Pruitt, nghi phạm được cho là một học sinh 16 tuổi của trường Taft, gây án bằng súng ngắn.
Cảnh sát phong tỏa trường Taft |
Trước đó, học sinh này xông vào một lớp học khoa học ở trường, nã súng vào một em trong lớp và bắn trượt em thứ hai. Giáo viên trong lớp đã nhanh chóng sơ tán các học sinh ra ngoài bằng cửa sau, rồi cùng một giám thị thuyết phục học sinh trên hạ súng.
Giáo viên trên bị thương nhẹ ở đầu. Học sinh trúng đạn cũng được chuyển đến trung tâm y tế Kern bằng máy bay để chữa trị.
Một cư dân gần đó nhìn thấy "tay súng" đi vào trường đã gọi cho 911. Cảnh sát có mặt sau đó không lâu và tạm giam học sinh trên. Theo CNN, em này nã súng vì cho rằng hai bạn đã bắt nạt mình suốt năm học trước.
Nhật Bản sẽ trợ giúp Philippine bảo vệ bờ biển
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến thăm Philippine để bàn về nhiều vấn đề hợp tác, trong đó có hợp tác biển vì cả hai quốc gia đều "đang đối mặt với sự thay đổi chiến lược trong môi trường khu vực".
Ông Kishida đưa ra thông báo hôm qua (10/1) trong bối cảnh Trung Quốc và Philippine đang căng thẳng trên Biển Đông, còn Nhật Bản đang căng thẳng với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Tổng thống Philippine Aquino chào mừng Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 10/1 |
"Khi môi trường chiến lược trong khu vực thay đổi, điều cần thiết đối với chúng ta với vai trò ngoại trưởng là chia sẻ quan điểm về tình hình, củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, và hợp tác vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng", ông Kishida nói.
Chuyến thăm của ông Kishida tới Manila là chuyến công du đầu tiên trên cương vị đứng đầu ngành ngoại giao Nhật bản kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền vào tháng trước.
Dù vị quan chức Nhật bản không bình luận về các tranh chấp trên biển, nhưng ông Kishida đã thảo luận với Bộ trưởng ngoại giao Philippine Albert del Rosario rằng Nhật Bản sẽ trợ giúp Philippine để tăng cường bảo vệ bờ biển.
Phát biểu ngắn sau cuộc gặp, ông Del Rosaria nói rằng ông đã thảo luận với người đồng nhiệm về những thách thức chung "mà chúng ta đang đối mặt trước sự đòi hỏi ngang nhiên của Trung Quốc".
Thủ tướng Nhật: Trung Quốc đã "sai lầm"
Thủ tướng Nhật chỉ trích Trung Quốc "sai lầm" khi chủ ý gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của Nhật làm ăn tại Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
"Tôi muốn khẳng định, đối với những mục tiêu chính trị, gây hại cho các công ty và cá nhân Nhật ở Trung Quốc, vốn đang đóng góp cho kinh tế và xã hội Trung Quốc, là hoàn toàn sai lầm đối với một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế", ông Abe tuyên bố.
Tân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe |
"Nó không chỉ gây hại cho quan hệ song phương, mà còn có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với kinh tế và xã hội Trung Quốc", tân Thủ tướng Nhật cho biết trong cuộc họp báo tại Tokyo . Đây là những công kích mới nhất của ông Abe nhằm vào Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung-Nhật vẫn hết sức căng thẳng trong nhiều tháng nay, khi hai nước liên tục "chạm trán" trên vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông.
Tàu chính phủ Trung Quốc đã được phái tới khu vực nhiều lần kể từ khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo vào tháng 9 năm ngoái. Thỉnh thoảng các tàu này còn tiến vào vùng biển 12 hải lý của quần đảo.
Nga chi 130 tỉ USD hiện đại hóa hải quân
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10.1 tuyên bố hải quân nước này sẽ nhận hơn 4.000 tỉ RUB (130 tỉ USD) cho việc hiện đại hóa của họ từ đây tới năm 2020.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Putin nhấn mạnh rằng “hiện đại hóa hải quân là ưu tiên” của chính phủ trong nỗ lực tăng cường sức mạnh cho các lực lượng vũ trang của Nga.
“Chương trình trang bị vũ khí quốc gia cho giai đoạn đến năm 2020 dành hơn 4.000 tỉ RUB để lập các nhóm tàu chiến và tàu ngầm”, ông Putin nói rõ.
Tàu ngầm Yuri Dolgoruky của Nga đã được đưa vào hoạt động ngày 10/1 |
Tổng thống Putin đưa ra tuyến bố trên trong ngày chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng hạt nhân đầu tiên Yuri Dolgoruky thuộc lớp Borei được đưa vào hoạt động tại căn cứ hải quân Severodvinsk thuộc miền bắc nước Nga.
Ngoài 8 tàu ngầm chiến lược thuộc lớp Borei nói trên, hải quân Nga sẽ nhận số lượng tương tự tàu ngầm đa nhiệm chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Yasen trước năm 2020, hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Putin cho hay.
“Nga cũng sẽ đóng thêm tàu ngầm hạt nhân chạy bằng dầu diesel”, ông Putin tuyên bố.
Khánh Thục (tổng hợp)
Bình luận