(VTC News) - Kiến trúc sư Pháp được miễn truy tố nếu hợp tác trong vụ Bạc Hy Lai, tàu bệnh viện hải quân Mỹ đến Nghệ An, ... là những tin đáng chú ý trong ngày.
Patrick Henri Devillers, 52 tuổi, đã bị bắt giữ tại Phnom Penh hôm 13/6 sau khi Trung Quốc yêu cầu dẫn độ ông này. Nhưng cho tới chưa lời buộc tội nào được đưa ra chống lại ông Devillers.
Cư dân London thua kiện vụ đặt tên lửa trên nóc nhà bảo vệ Olympic
Người dân sống gần các địa điểm Olympic ở thủ đô London đã thất bại trong một cuộc chiến pháp lý nhằm ngăn chặn các tên lửa đất đối không được triển khai trên mái toà nhà chung cư của họ để bảo vệ kỳ Thế vận hội.
Người dân sống gần các địa điểm Olympic ở thủ đô London đã thất bại trong một cuộc chiến pháp lý nhằm ngăn chặn các tên lửa đất đối không được triển khai trên mái toà nhà chung cư của họ để bảo vệ kỳ Thế vận hội.
6 địa điểm ở London dự kiến sẽ được đặt các tên lửa trong thời gian diễn ra Olympic |
Các cư dân nói rằng việc đặt tên lửa trên nóc tòa nhà 15 tầng Fred Wigg ở Leytonstone, phía tây London, có thể biến toà nhà này trở thành mục tiêu khủng bố. Người dân tại đây đã đưa đơn kiện lên tòa án tối cao.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) nói việc triển khai tên lửa là hợp pháp và cân xứng.
Kiến trúc sư Pháp được miễn truy tố nếu hợp tác trong vụ Bạc Hy Lai
Giới chức Trung Quốc đã cam kết rằng họ sẽ không truy tố một kiến trúc sư Pháp bị bắt vì có liên hệ với vụ bê bối Bạc Hy Lai nếu ông này hợp tác với các nhân viên điều tra.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) nói việc triển khai tên lửa là hợp pháp và cân xứng.
Kiến trúc sư Pháp được miễn truy tố nếu hợp tác trong vụ Bạc Hy Lai
Giới chức Trung Quốc đã cam kết rằng họ sẽ không truy tố một kiến trúc sư Pháp bị bắt vì có liên hệ với vụ bê bối Bạc Hy Lai nếu ông này hợp tác với các nhân viên điều tra.
Patrick Henri Devillers, 52 tuổi, đã bị bắt giữ tại Phnom Penh hôm 13/6 sau khi Trung Quốc yêu cầu dẫn độ ông này. Nhưng cho tới chưa lời buộc tội nào được đưa ra chống lại ông Devillers.
Bà Cốc Khai Lai và ông Patrick Devillers |
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc tin rằng kiến trúc sư Pháp có thể tiết lộ các vấn đề tài chính của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và bà vợ Cốc Khai Lai.
Ông Devillers từng là bạn bè thân thiết của vợ chồng ông Bạc.
Bà Cốc là nghi phạm chính trong cuộc điều tra về cái chết bí ẩn của Neil Heywood, một doanh nhân Anh được phát hiện đã chết tại một phòng khách sạn ở Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái.
Cái chết bí ẩn của Heywood đã gây ra một vụ bê bố chính trị làm tiêu tan sự nghiệp chính trị đang lên của ông Bạc Hy Lai và gây chấn động đảng Cộng sản Trung Quốc ngay trước cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng vào cuối năm nay.
Bà Cốc là nghi phạm chính trong cuộc điều tra về cái chết bí ẩn của Neil Heywood, một doanh nhân Anh được phát hiện đã chết tại một phòng khách sạn ở Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái.
Cái chết bí ẩn của Heywood đã gây ra một vụ bê bố chính trị làm tiêu tan sự nghiệp chính trị đang lên của ông Bạc Hy Lai và gây chấn động đảng Cộng sản Trung Quốc ngay trước cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng vào cuối năm nay.
Nga điều 7 chiến hạm tới Syria
Một nhóm tàu gồm 7 chiến hạm vừa được Nga cử tới căn cứ hải quân tại cảng Tartus của Syria, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông ngày một phức tạp.
Dẫn đầu nhóm tàu chiến của Nga là khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Chiến hạm này cùng với 3 tàu đổ bộ khác rời cảng nhà ở Severomorsk tại Vòng Bắc Cực và đang trên đường tới Địa Trung Hải, nơi chúng sẽ gặp tàu tuần tra Yaroslav Mudry cũng như một tàu hỗ trợ khác.
Một nhóm tàu gồm 7 chiến hạm vừa được Nga cử tới căn cứ hải quân tại cảng Tartus của Syria, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông ngày một phức tạp.
Dẫn đầu nhóm tàu chiến của Nga là khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Chiến hạm này cùng với 3 tàu đổ bộ khác rời cảng nhà ở Severomorsk tại Vòng Bắc Cực và đang trên đường tới Địa Trung Hải, nơi chúng sẽ gặp tàu tuần tra Yaroslav Mudry cũng như một tàu hỗ trợ khác.
Chiến hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko |
Tàu tuần tra Smetlivy từ căn cứ của Hạm đội Hắc Hải tại cảng Sevastopol ở Ukraina cũng đang trên đường tới Tartus, hãng tin Interfax của Nga cho hay.
>>Tổng thống Syria có gặp kết cục như đại tá Gaddafi?
Theo một nguồn tin giấu tên, kế hoạch của nhóm tàu trên là một chuyến ghé thăm cảng Tartus. 7 tàu chiến của Nga đang tiến hành một nhiệm vụ huấn luyện cũng như cung cấp lương thực, nước và nhiên liệu cho căn cứ sửa chữa và bảo trì hải quân của Nga tại Tartus. Đây là căn cứ hải quân duy nhất của Nga nằm bên ngoài lãng thổ Liên Xô cũ. Hải quân Nga thường xuyên có các hoạt động tại đây.
Moscow là đồng minh lớn của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tuy nhiên Interfax dẫn một nguồn tin cho hay nhiệm vụ của các tàu nói trên không liên quan gì tới tình hình phức tạp hiện nay ở quốc gia Trung Đông.
Tàu bệnh viện hải quân Mỹ đến Nghệ An
Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) thuộc Tư lệnh Hải Vận Quân sự của Hải quân Mỹ vừa cập cảng Cửa Lò chiều qua để cung cấp hỗ trợ dân sự và nhân đạo cho tỉnh Nghệ An.
Theo thông cáo từ sứ quán Mỹ, hơn 1.200 thành viên quân sự và dân sự có mặt trên tàu sẽ lưu lại Nghệ An từ ngày 10 đến 24/7, theo chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2012.
Moscow là đồng minh lớn của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tuy nhiên Interfax dẫn một nguồn tin cho hay nhiệm vụ của các tàu nói trên không liên quan gì tới tình hình phức tạp hiện nay ở quốc gia Trung Đông.
Tàu bệnh viện hải quân Mỹ đến Nghệ An
Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) thuộc Tư lệnh Hải Vận Quân sự của Hải quân Mỹ vừa cập cảng Cửa Lò chiều qua để cung cấp hỗ trợ dân sự và nhân đạo cho tỉnh Nghệ An.
Theo thông cáo từ sứ quán Mỹ, hơn 1.200 thành viên quân sự và dân sự có mặt trên tàu sẽ lưu lại Nghệ An từ ngày 10 đến 24/7, theo chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2012.
Các thành viên tham dự chương trình đến từ nhiều quốc gia, trong đó có lực lượng dân sự và quân sự của Mỹ, Australia, Canada, Nhật Bản, cùng các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) của Hải quân Mỹ |
"Sau thảm hoạ sóng thần và động đất tàn phá Đông Nam Á vào năm 2004, các quốc gia đối tác trong khu vực hôm nay hợp tác với nhau nhằm đối phó tốt hơn với những thảm họa thiên nhiên bất ngờ", đô đốc, tư Lệnh Cecil Haney, thuộc hạm đội Thái Bình Dương, giám sát chương trình tại Việt Nam, cho biết. "Chương trình Đối tác Thái Bình Dương cho phép chúng ta bình tĩnh chuẩn bị để đối phó với khủng hoảng".
Cùng với tàu Oosumi của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hai dự án xây dựng, 6 dự án y tế và nha khoa, 4 dự án thú y, 3 dự án y sinh học và 3 dự án trao đổi chuyên môn giữa các chuyên gia sẽ được thực hiện trong suốt 15 ngày diễn ra chương trình.
Trung Quốc mở cửa một loạt hầm tránh bom
Tại nhiều thành phố ở miền đông và trung Trung Quốc, các hầm tránh bom và các cuộc không kích đang có một chức năng mới: nơi trốn nóng cho cư dân.
Các thành phố như Hàng Châu, Hợp Phì, Lạc Dương và Nam Kinh đã mở cửa các hầm ngầm miễn phí cho công chúng do một số cư dân không chịu được điều hòa nhiệt độ, gồm cả người về hưu, sinh viên đang nghỉ hè, lao động di cư và một số gia đình muốn tránh nóng.
Cùng với tàu Oosumi của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hai dự án xây dựng, 6 dự án y tế và nha khoa, 4 dự án thú y, 3 dự án y sinh học và 3 dự án trao đổi chuyên môn giữa các chuyên gia sẽ được thực hiện trong suốt 15 ngày diễn ra chương trình.
Trung Quốc mở cửa một loạt hầm tránh bom
Tại nhiều thành phố ở miền đông và trung Trung Quốc, các hầm tránh bom và các cuộc không kích đang có một chức năng mới: nơi trốn nóng cho cư dân.
Các thành phố như Hàng Châu, Hợp Phì, Lạc Dương và Nam Kinh đã mở cửa các hầm ngầm miễn phí cho công chúng do một số cư dân không chịu được điều hòa nhiệt độ, gồm cả người về hưu, sinh viên đang nghỉ hè, lao động di cư và một số gia đình muốn tránh nóng.
Người dân Trung Quốc tại hầm tránh bom |
Trung tâm khí tượng quốc gia đóng tại Bắc Kinh cho biết, đợt nóng sẽ kéo dài và hoành hành ở nhiều khu vực tại Trung Quốc trong hai ngày tới.
Nhiều thành phố đã mở cửa các dự án phòng không cho cư dân và trang bị ở đó nhiều dịch vụ cần thiết, thậm chí còn sắp xếp các buổi biểu diễn để mọi người giải trí.
Trên khắp Trung Quốc, hàng trăm nghìn hầm tránh bom đã được xây dựng vào những năm 1960 và 1970 để phòng các cuộc không kích của Liên Xô. Nhiều hầm đã bị phá bỏ để xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm trong khi những cái khác được dùng làm kho hoặc nơi đậu xe, hoặc cho thuê.
Tàu Trung Quốc đến gần đảo tranh chấp với Nhật
Tuần duyên Nhật thông báo ba tàu công vụ Trung Quốc đã đến gần quần đảo tranh chấp giữa hai nước vào hôm nay, 11/7, trong một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng.
Hãng AFP dẫn nguồn từ tuần duyên Nhật cho biết, ba con tàu đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông vào sáng sớm.
Nhiều thành phố đã mở cửa các dự án phòng không cho cư dân và trang bị ở đó nhiều dịch vụ cần thiết, thậm chí còn sắp xếp các buổi biểu diễn để mọi người giải trí.
Trên khắp Trung Quốc, hàng trăm nghìn hầm tránh bom đã được xây dựng vào những năm 1960 và 1970 để phòng các cuộc không kích của Liên Xô. Nhiều hầm đã bị phá bỏ để xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm trong khi những cái khác được dùng làm kho hoặc nơi đậu xe, hoặc cho thuê.
Tàu Trung Quốc đến gần đảo tranh chấp với Nhật
Tuần duyên Nhật thông báo ba tàu công vụ Trung Quốc đã đến gần quần đảo tranh chấp giữa hai nước vào hôm nay, 11/7, trong một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng.
Hãng AFP dẫn nguồn từ tuần duyên Nhật cho biết, ba con tàu đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông vào sáng sớm.
Tàu tuần duyên Nhật |
3 tàu Trung Quốc được nhận diện là tàu Ngư chính 35001, Ngư chính 204 và Ngư chính 202. Tuần duyên Nhật cho biết, họ đã yêu cầu các con tàu “rời khỏi lãnh hải của đất nước chúng tôi”.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura cũng thông báo chính phủ nước này đã gửi kháng nghị đến phía Trung Quốc về vụ xâm nhập của các con tàu, theo Reuters.
Theo ông Fujimura, ba chiếc tàu rốt cuộc đã rời khỏi vùng biển song có hai chiếc vẫn lượn lờ tại vùng biển tiếp giáp vào khoảng 10h30’, giờ địa phương.
Trong khi đó, Tân Hoa xã loan tin các tàu tuần tra đã đi vào vùng biển "để thực thi sứ mệnh bảo vệ ngư trường trong vùng đặc quyền kinh tế" của Trung Quốc và lặp lại rằng quần đảo và những vùng biển xung quanh đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura cũng thông báo chính phủ nước này đã gửi kháng nghị đến phía Trung Quốc về vụ xâm nhập của các con tàu, theo Reuters.
Theo ông Fujimura, ba chiếc tàu rốt cuộc đã rời khỏi vùng biển song có hai chiếc vẫn lượn lờ tại vùng biển tiếp giáp vào khoảng 10h30’, giờ địa phương.
Trong khi đó, Tân Hoa xã loan tin các tàu tuần tra đã đi vào vùng biển "để thực thi sứ mệnh bảo vệ ngư trường trong vùng đặc quyền kinh tế" của Trung Quốc và lặp lại rằng quần đảo và những vùng biển xung quanh đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận