(VTC News) - Trung Quốc lén mua phần mềm quân sự Mỹ, Israel tăng hệ thống phòng thủ dọc biên giới Syria, 3 nhà du hành vũ trụ Trung Quốc trở về trái đất,... là những tin đáng chú ý trong ngày.
Thế giới 24h: Trung Quốc nghi Mỹ có vũ khí không gian
Thế giới 24h: Nga biên chế siêu tên lửa đạn đạo Bulava
Trung Quốc lén mua phần mềm quân sự Mỹ
Chi nhánh Canada của một công ty đa quốc gia đóng tại Mỹ hôm 28/6 thừa nhận đã gửi phần mềm mà công ty này dùng trong phát triển trực thăng tấn công tiên tiến cho Trung Quốc.
Thừa nhận trên được đưa ra tại một tòa án liên bang Mỹ, luật sư tại Connecticut cho hay.
Pratt & Whitney Canada - một chi nhánh của Hartford, tập đoàn công nghệ United (UTC) đóng tại Connecticut, đã thừa nhận vi phạm Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
Trong một vụ việc từ cách đây hơn một thập niên, công ty này thú nhận đã bán phần mềm dùng cho phát triển và thử nghiệm trực thăng mới Z-10 cho quân đội Trung Quốc.
UTC, Pratt & Whitney Canada và một chi nhánh khác của UTC là - Hamilton Sundstrand Corporation - đã chấp thuận trả hơn 75 triệu USD như một phần của thỏa thuận với chính phủ Mỹ vì vi phạm xuất khẩu vũ khí và báo cáo sai, theo báo cáo của luật sư Mỹ David B. Fein và nhiều quan chức liên bang khác.
Công ty và các chi nhánh trên dự kiến phải trả 20,7 triệu USD cho Bộ Tư pháp và 55 triệu USD cho Bộ Ngoại giao để giải quyết những vấn đề xuất khẩu còn tồn tại, gồm cả những gì liên quan tới Z-10, tài liệu của tòa án cho thấy.
Các quan chức liên bang đã chỉ trích UTC và chi nhánh của nó, nói rằng vụ này là một ví dụ rõ ràng cho thấy việc xuất khẩu những công nghệ nhạy cảm làm giảm lợi thế của quân đội Mỹ như thế nào.
Nga sắp biên chế tàu ngầm tối tân Alexander Nevsky
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ 2 của Nga, Alexander Nevsky, sẽ được đưa vào biên chế chính thức vào cuối năm nay, RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Sukhorukov nói hôm 28/6.
Tàu ngầm Alexander Nevsky đã có chuyến đi đến Bạch Hải từ ngày 21/6 để tham gia với tàu ngầm chiến lược lớp Borey đầu tiên là Yuri Dolgoruky thực hiện chuyến đi thử nghiệm trên biển.
Theo Thứ trưởng Sukhorukov, nếu các báo cáo của ủy ban nhà nước vào ngày 1/8 tới cho thấy chương trình thử nghiệm đối với Alexander Nevsky đạt kết quả tốt thì con tàu ngầm tối tân này sẽ ngay lập tức được đưa vào vận hành chính thức.
Cũng theo ông Sukhorukov thì kế hoạch bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ tàu Alexander Nevsky sẽ được thực hiện sau khi tàu ngầm được đưa vào phục vụ trong Hải quân Nga.
RIA Novosti cho biết, theo kế hoạch Hải quân Nga sẽ nhận được ít nhất 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey đến năm 2020. Ngoài hai chiếc đầu tiên là Yuri Dolgoruky và Alexander Nevsky, Nga cũng đang trong quá trình xây dựng hai chiếc tàu ngầm lớp Borey khác là Vladimir Monomakh và Svyatitel Nikolai.
Những tàu ngầm này sẽ được triển khai cho các hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương. Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Borey sẽ có thủy thủ đoàn khoảng 130 người, trang bị 16 tên lửa Bulava và sáu tên lửa hành trình SS-N-15.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava có tầm bắn hơn 8.000 km, có thể mang đến 10 đầu đạn hạt nhân, được xem sẽ là vũ khí chiến lược hàng đầu của quân đội Nga trong thời gian tới.
Nhật-Mỹ ký thỏa thuận mua máy bay tàng hình F-35
Theo nhật báo Sankei, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sáng 29/6 đã ký hợp đồng mua bốn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới F-35A Lightning của hãng Lockheed Martin mà Tokyo dự kiến sử dụng làm máy bay chiến đấu chủ lực thế tiếp theo của Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF).
Chính phủ Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí với mức giá cuối cùng là 10,2 tỷ yen (khoảng 127,5 triệu USD) cho mỗi chiếc F-35. Giá ban đầu đưa ra là 9,9 tỷ yen/chiếc nhưng sau đó đã tăng thêm khoảng 300 triệu yên/chiếc.
Cùng với mức giá trên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn tăng thêm kinh phí nằm trong ngân sách năm 2012 liên quan đến việc mua sắm thiết bị mô phỏng dùng cho huấn luyện phi công đối với loại máy bay chiến đấu mới này. Vì vậy, tổng chi phí của vụ chuyển giao lần này lên tới 60 tỷ yen.
Theo nguồn tin trên, việc tăng giá là do trong quá trình phát triển phầm mềm phát sinh sai sót và phải tiến hành điều chỉnh khiến dự án phát triển quốc tế của hãng bị chậm trễ và chi phí phát triển máy bay bị đội lên.
Israel sẽ tăng hệ thống phòng thủ dọc biên giới Syria
Thông báo của Các lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) ngày 28/6 cho biết quân đội Israel sẽ tăng cường hệ thống phòng thủ dọc biên giới với Syria để chuẩn bị đối phó với "khả năng xảy ra các cuộc tấn công của phiến quân từ cao nguyên Golan và làn sóng người tị nạn Syria một khi bạo lực tiếp tục lan rộng."
Theo thông báo của IDF, ngoài việc nâng cấp các hệ thống an ninh ở khu vực biên giới chung, quân đội Israel cũng sẽ cải tiến hoạt động của các bộ chỉ huy tác chiến để đối phó với những thách thức dọc biên giới.
Ngoài ra, IDF cũng thiết lập các khu vực bảo vệ đặc biệt ở biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn Syria có thể đổ sang khi chiến sự trở nên ác liệt hơn. IDF cho biết mặc dù hiện nay ở khu vực biên giới chung không xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào, nhưng quân đội Israel vẫn phải chuẩn bị cho mọi tình huống.
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo đã triển khai pháo cao xạ và nhiều loại vũ khí khác dọc biên giới với Syria. Kênh truyền hinh nhà nước TRT của Thổ Nhĩ Kỳ phát đi các hình ảnh cho thấy có khoảng 30 xe quân sự kéo theo pháo cao xạ đang trên đường tới thị trấn duyên hải Iskenderun, cách biên giới với Syria 50km.
Mỹ phạt 3 công ty bán công nghệ trực thăng cho Trung Quốc
Tập đoàn United Technologies Corp (UTC) của Mỹ ngày 28/6 đã thừa nhận bán cho Trung Quốc phần mềm giúp Bắc Kinh phát triển loại máy bay trực thăng quân sự tấn công hiện đại đầu tiên, một trong hàng trăm vụ vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu trong gần hai thập kỷ qua.
Theo Reuters, trong một phiên xét xử của tòa án liên bang ở thành phố Bridgeport, bang Connecticut, UTC và hai công ty con của tập đoàn này - gồm Pratt&Whitney Canada (P&WC) và Hamilton Sundstrand Corp - đã chấp nhận nộp Chính phủ Mỹ hơn 75 triệu USD tiền phạt cho các tội hình sự và hành chính liên quan vi phạm trên.
Cụ thể, P&WC đã thừa nhận hai cáo buộc liên bang gồm vi phạm luật hạn chế xuất khẩu của Mỹ và làm báo cáo giả.
Các công tố viên cho hay công ty này biết rằng việc xuất khẩu phần mềm được kiểm soát cho Trung Quốc sẽ tạo điều kiện để Bắc Kinh thử nghiệm và phát triển máy bay trực thăng quân sự mới, mang tên Z-10, sử dụng 10 động cơ được xuất khẩu hợp pháp như các mặt hàng thương mại.
3 nhà du hành vũ trụ Trung Quốc trở về Trái đất
3 nhà du hành vũ trụ Trung Quốc, trong đó có một phụ nữ, vừa trở về trái đất trên tàu Thần Châu 9, sau khi thực hiện thành công sứ mệnh kết nối thủ công đầu tiên giữa hai tàu vũ trụ trong quỹ đạo.
Cuộc trở về của 3 nhà du hành, đáp xuống khu hạ cánh quen thuộc ở vùng sa mạc xa xôi miền bắc Trung Quốc, đã được phát trên đài truyền hình quốc gia.
Khoang trở về của Thần Châu 9, tàu rời đi vào ngày 16/6 vừa qua, đã chạm đất vào khoảng 10h sáng nay, sau khi được giảm tốc độ nhờ một chiếc dù lớn.
Đội cứu hộ nhanh chóng vây quanh khoang đáp. Tân Hoa xã cho biết tình trạng sức khỏe của 3 nhà du hành rất tốt.
Trước đó, 3 nhà du hành đã thực hiện thành công việc ghép nối bằng tay đầu tiên của Trung Quốc giữa Thần Châu 9 và Thiên Cung 1 ở trong vũ trụ.
Đây là kỹ thuật khó và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng một trạm vũ trụ, mà Bắc Kinh dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Kỹ thuật này đã được người Nga và Mỹ thành thục từ những năm 1960, theo đó yêu cầu 2 tàu vũ trụ trong quỹ đạo trái đất bay với tốc độ hàng ngàn km/h ghép nối được với nhau mà không phá hủy nhau.
Đây là nhiệm vụ chính trong sứ mệnh vụ trụ lần này, sứ mệnh có người lái lần 4 của Trung Quốc.
'Mổ xẻ' sức mạnh xe tăng chủ lực T-90MS của Nga
Quân đội Nga đã mang xe tăng T-90MS đến Triển lãm kỹ thuật công nghệ quân sự lần thứ 2 đang diễn ra tại thị trấn Zhukovsky, ngoại ô Moscow.
>>Video mổ xẻ sức mạnh T-90MS
Dự kiến diễn ra từ 27/6 đến 8/7, Triển lãm kỹ thuật công nghệ quân sự lần thứ 2 của Nga là nơi tụ họp của nhiều loại vũ khí quân sự hiện đại.
Trong đó chủ yếu là sản phẩm phục vụ bộ binh như xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành... đáng chú ý nhất chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS.
T-90MS là một trong những phiên bản mới nhất của dòng tăng T-90 đầy sức mạnh của quân đội Nga. Thay đổi lớn nhất của T-90MS với các phiên bản khác là nó được trang bị giáp phản ứng nổ Relikt.
Bên cạnh đó T-90MS cũng có một số thay đổi khác trong cấu tạo tháp pháo, vỏ giáp và các thiết bị quang học tiên tiến.
T-90MS sử dụng loại pháo nòng trơn 125mm, đây là loại pháo có thể dễ dàng tháo lắp mà không cần thao tác đến cả tháp pháo.
Trung Quốc lập đội tuần tra “ứng chiến” ở Biển Đông
Ngày 28/6, Trung Quốc tiếp tục có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố đã bắt đầu các cuộc tuần tra sẵn sàng ứng chiến tại khu vực quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Các hãng tin AFP và Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết quân đội nước này đã thành lập các đội tuần tra biển thường xuyên tại Biển Đông.
Ngày 26/6, một nhóm tuần tra bao gồm bốn tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã di chuyển từ một thành phố duyên hải tiến về Biển Đông của Việt Nam.
>>"Không để Trung Quốc tự tung tự tác ở Biển Đông"
Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, nhóm tàu trên dự kiến thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra này, thậm chí còn nhấn mạnh rằng các cuộc diễn tập theo đội hình sẽ được tiến hành "nếu điều kiện hàng hải cho phép."
Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
"Syria đang trong tình trạng chiến tranh thực sự"
Hôm 28/6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã triển khai thêm nhiều súng phóng tên lửa và súng phòng không tới khu vực biên giới chung với Syria.
>>TOÀN CẢNH KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở SYRIA
Ngoài ra, nhiều phương tiện và vũ khí quân sự khác cũng đang được chuyển tới căn cứ quân sự gần biên giới Syria, nơi chiếc phản lực cơ F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công.
Ngày 26/6, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết đã huy động các lực lượng vũ trang tới gần biên giới Syria. Quyết định này được đưa ra 2 ngày sau khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan tuyên bố thay đổi chiến lược quân sự đối với chính quyền Damascus.
Trong cuộc họp nghị viện, Thủ tướng Erdogan khẳng định Syria là “ một mối đe dọa hiện hữu” và vì vậy, bất cứ mục tiêu quân sự nào từ Syria chạm tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đều sẽ bị tiêu diệt.
Trước đó, chính quyền tổng thống al- Assad đã xác nhận dùng một tên lửa chống máy bay tầm xa để "bắn hạ một chiếc phản lực cơ F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ trong không phận Syria".
Tuy nhiên, Ankara đã cáo buộc Syria tấn công máy bay của họ trong không phận quốc tế bằng một tên lửa dẫn đường.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Thế giới 24h: Trung Quốc nghi Mỹ có vũ khí không gian
Thế giới 24h: Nga biên chế siêu tên lửa đạn đạo Bulava
Trung Quốc lén mua phần mềm quân sự Mỹ
Chi nhánh Canada của một công ty đa quốc gia đóng tại Mỹ hôm 28/6 thừa nhận đã gửi phần mềm mà công ty này dùng trong phát triển trực thăng tấn công tiên tiến cho Trung Quốc.
Thừa nhận trên được đưa ra tại một tòa án liên bang Mỹ, luật sư tại Connecticut cho hay.
Pratt & Whitney Canada - một chi nhánh của Hartford, tập đoàn công nghệ United (UTC) đóng tại Connecticut, đã thừa nhận vi phạm Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
Trong một vụ việc từ cách đây hơn một thập niên, công ty này thú nhận đã bán phần mềm dùng cho phát triển và thử nghiệm trực thăng mới Z-10 cho quân đội Trung Quốc.
Ảnh: minh họa |
UTC, Pratt & Whitney Canada và một chi nhánh khác của UTC là - Hamilton Sundstrand Corporation - đã chấp thuận trả hơn 75 triệu USD như một phần của thỏa thuận với chính phủ Mỹ vì vi phạm xuất khẩu vũ khí và báo cáo sai, theo báo cáo của luật sư Mỹ David B. Fein và nhiều quan chức liên bang khác.
Công ty và các chi nhánh trên dự kiến phải trả 20,7 triệu USD cho Bộ Tư pháp và 55 triệu USD cho Bộ Ngoại giao để giải quyết những vấn đề xuất khẩu còn tồn tại, gồm cả những gì liên quan tới Z-10, tài liệu của tòa án cho thấy.
Các quan chức liên bang đã chỉ trích UTC và chi nhánh của nó, nói rằng vụ này là một ví dụ rõ ràng cho thấy việc xuất khẩu những công nghệ nhạy cảm làm giảm lợi thế của quân đội Mỹ như thế nào.
Nga sắp biên chế tàu ngầm tối tân Alexander Nevsky
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ 2 của Nga, Alexander Nevsky, sẽ được đưa vào biên chế chính thức vào cuối năm nay, RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Sukhorukov nói hôm 28/6.
Tàu ngầm Alexander Nevsky đã có chuyến đi đến Bạch Hải từ ngày 21/6 để tham gia với tàu ngầm chiến lược lớp Borey đầu tiên là Yuri Dolgoruky thực hiện chuyến đi thử nghiệm trên biển.
Theo Thứ trưởng Sukhorukov, nếu các báo cáo của ủy ban nhà nước vào ngày 1/8 tới cho thấy chương trình thử nghiệm đối với Alexander Nevsky đạt kết quả tốt thì con tàu ngầm tối tân này sẽ ngay lập tức được đưa vào vận hành chính thức.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey 1 Yuri Dolgoruky |
Cũng theo ông Sukhorukov thì kế hoạch bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava từ tàu Alexander Nevsky sẽ được thực hiện sau khi tàu ngầm được đưa vào phục vụ trong Hải quân Nga.
RIA Novosti cho biết, theo kế hoạch Hải quân Nga sẽ nhận được ít nhất 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey đến năm 2020. Ngoài hai chiếc đầu tiên là Yuri Dolgoruky và Alexander Nevsky, Nga cũng đang trong quá trình xây dựng hai chiếc tàu ngầm lớp Borey khác là Vladimir Monomakh và Svyatitel Nikolai.
Những tàu ngầm này sẽ được triển khai cho các hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương. Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Borey sẽ có thủy thủ đoàn khoảng 130 người, trang bị 16 tên lửa Bulava và sáu tên lửa hành trình SS-N-15.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava có tầm bắn hơn 8.000 km, có thể mang đến 10 đầu đạn hạt nhân, được xem sẽ là vũ khí chiến lược hàng đầu của quân đội Nga trong thời gian tới.
Nhật-Mỹ ký thỏa thuận mua máy bay tàng hình F-35
Theo nhật báo Sankei, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sáng 29/6 đã ký hợp đồng mua bốn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới F-35A Lightning của hãng Lockheed Martin mà Tokyo dự kiến sử dụng làm máy bay chiến đấu chủ lực thế tiếp theo của Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF).
Chính phủ Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí với mức giá cuối cùng là 10,2 tỷ yen (khoảng 127,5 triệu USD) cho mỗi chiếc F-35. Giá ban đầu đưa ra là 9,9 tỷ yen/chiếc nhưng sau đó đã tăng thêm khoảng 300 triệu yên/chiếc.
Máy bay tàng hình F-35 của Mỹ |
Cùng với mức giá trên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn tăng thêm kinh phí nằm trong ngân sách năm 2012 liên quan đến việc mua sắm thiết bị mô phỏng dùng cho huấn luyện phi công đối với loại máy bay chiến đấu mới này. Vì vậy, tổng chi phí của vụ chuyển giao lần này lên tới 60 tỷ yen.
Theo nguồn tin trên, việc tăng giá là do trong quá trình phát triển phầm mềm phát sinh sai sót và phải tiến hành điều chỉnh khiến dự án phát triển quốc tế của hãng bị chậm trễ và chi phí phát triển máy bay bị đội lên.
Israel sẽ tăng hệ thống phòng thủ dọc biên giới Syria
Thông báo của Các lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) ngày 28/6 cho biết quân đội Israel sẽ tăng cường hệ thống phòng thủ dọc biên giới với Syria để chuẩn bị đối phó với "khả năng xảy ra các cuộc tấn công của phiến quân từ cao nguyên Golan và làn sóng người tị nạn Syria một khi bạo lực tiếp tục lan rộng."
Theo thông báo của IDF, ngoài việc nâng cấp các hệ thống an ninh ở khu vực biên giới chung, quân đội Israel cũng sẽ cải tiến hoạt động của các bộ chỉ huy tác chiến để đối phó với những thách thức dọc biên giới.
Biên giới Israel-Syria |
Ngoài ra, IDF cũng thiết lập các khu vực bảo vệ đặc biệt ở biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn Syria có thể đổ sang khi chiến sự trở nên ác liệt hơn. IDF cho biết mặc dù hiện nay ở khu vực biên giới chung không xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào, nhưng quân đội Israel vẫn phải chuẩn bị cho mọi tình huống.
Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo đã triển khai pháo cao xạ và nhiều loại vũ khí khác dọc biên giới với Syria. Kênh truyền hinh nhà nước TRT của Thổ Nhĩ Kỳ phát đi các hình ảnh cho thấy có khoảng 30 xe quân sự kéo theo pháo cao xạ đang trên đường tới thị trấn duyên hải Iskenderun, cách biên giới với Syria 50km.
Mỹ phạt 3 công ty bán công nghệ trực thăng cho Trung Quốc
Tập đoàn United Technologies Corp (UTC) của Mỹ ngày 28/6 đã thừa nhận bán cho Trung Quốc phần mềm giúp Bắc Kinh phát triển loại máy bay trực thăng quân sự tấn công hiện đại đầu tiên, một trong hàng trăm vụ vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu trong gần hai thập kỷ qua.
Ảnh: minh họa |
Theo Reuters, trong một phiên xét xử của tòa án liên bang ở thành phố Bridgeport, bang Connecticut, UTC và hai công ty con của tập đoàn này - gồm Pratt&Whitney Canada (P&WC) và Hamilton Sundstrand Corp - đã chấp nhận nộp Chính phủ Mỹ hơn 75 triệu USD tiền phạt cho các tội hình sự và hành chính liên quan vi phạm trên.
Cụ thể, P&WC đã thừa nhận hai cáo buộc liên bang gồm vi phạm luật hạn chế xuất khẩu của Mỹ và làm báo cáo giả.
Các công tố viên cho hay công ty này biết rằng việc xuất khẩu phần mềm được kiểm soát cho Trung Quốc sẽ tạo điều kiện để Bắc Kinh thử nghiệm và phát triển máy bay trực thăng quân sự mới, mang tên Z-10, sử dụng 10 động cơ được xuất khẩu hợp pháp như các mặt hàng thương mại.
3 nhà du hành vũ trụ Trung Quốc trở về Trái đất
3 nhà du hành vũ trụ Trung Quốc, trong đó có một phụ nữ, vừa trở về trái đất trên tàu Thần Châu 9, sau khi thực hiện thành công sứ mệnh kết nối thủ công đầu tiên giữa hai tàu vũ trụ trong quỹ đạo.
Cuộc trở về của 3 nhà du hành, đáp xuống khu hạ cánh quen thuộc ở vùng sa mạc xa xôi miền bắc Trung Quốc, đã được phát trên đài truyền hình quốc gia.
Khoang trở về của Thần Châu 9, tàu rời đi vào ngày 16/6 vừa qua, đã chạm đất vào khoảng 10h sáng nay, sau khi được giảm tốc độ nhờ một chiếc dù lớn.
3 nhà du hành vũ trụ trở về Trung Quốc |
Đội cứu hộ nhanh chóng vây quanh khoang đáp. Tân Hoa xã cho biết tình trạng sức khỏe của 3 nhà du hành rất tốt.
Trước đó, 3 nhà du hành đã thực hiện thành công việc ghép nối bằng tay đầu tiên của Trung Quốc giữa Thần Châu 9 và Thiên Cung 1 ở trong vũ trụ.
Đây là kỹ thuật khó và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng một trạm vũ trụ, mà Bắc Kinh dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Kỹ thuật này đã được người Nga và Mỹ thành thục từ những năm 1960, theo đó yêu cầu 2 tàu vũ trụ trong quỹ đạo trái đất bay với tốc độ hàng ngàn km/h ghép nối được với nhau mà không phá hủy nhau.
Đây là nhiệm vụ chính trong sứ mệnh vụ trụ lần này, sứ mệnh có người lái lần 4 của Trung Quốc.
'Mổ xẻ' sức mạnh xe tăng chủ lực T-90MS của Nga
Quân đội Nga đã mang xe tăng T-90MS đến Triển lãm kỹ thuật công nghệ quân sự lần thứ 2 đang diễn ra tại thị trấn Zhukovsky, ngoại ô Moscow.
>>Video mổ xẻ sức mạnh T-90MS
Dự kiến diễn ra từ 27/6 đến 8/7, Triển lãm kỹ thuật công nghệ quân sự lần thứ 2 của Nga là nơi tụ họp của nhiều loại vũ khí quân sự hiện đại.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS của quân đội Nga |
Trong đó chủ yếu là sản phẩm phục vụ bộ binh như xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành... đáng chú ý nhất chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS.
T-90MS là một trong những phiên bản mới nhất của dòng tăng T-90 đầy sức mạnh của quân đội Nga. Thay đổi lớn nhất của T-90MS với các phiên bản khác là nó được trang bị giáp phản ứng nổ Relikt.
Bên cạnh đó T-90MS cũng có một số thay đổi khác trong cấu tạo tháp pháo, vỏ giáp và các thiết bị quang học tiên tiến.
T-90MS sử dụng loại pháo nòng trơn 125mm, đây là loại pháo có thể dễ dàng tháo lắp mà không cần thao tác đến cả tháp pháo.
Trung Quốc lập đội tuần tra “ứng chiến” ở Biển Đông
Ngày 28/6, Trung Quốc tiếp tục có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố đã bắt đầu các cuộc tuần tra sẵn sàng ứng chiến tại khu vực quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Các hãng tin AFP và Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết quân đội nước này đã thành lập các đội tuần tra biển thường xuyên tại Biển Đông.
Tàu Hải giám Trung Quốc trên biển Đông |
Ngày 26/6, một nhóm tuần tra bao gồm bốn tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã di chuyển từ một thành phố duyên hải tiến về Biển Đông của Việt Nam.
>>"Không để Trung Quốc tự tung tự tác ở Biển Đông"
Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, nhóm tàu trên dự kiến thực hiện hành trình 4.500 km trong chiến dịch tuần tra này, thậm chí còn nhấn mạnh rằng các cuộc diễn tập theo đội hình sẽ được tiến hành "nếu điều kiện hàng hải cho phép."
Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - một hành động mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định là "phi pháp và không có giá trị."
"Syria đang trong tình trạng chiến tranh thực sự"
Hôm 28/6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã triển khai thêm nhiều súng phóng tên lửa và súng phòng không tới khu vực biên giới chung với Syria.
>>TOÀN CẢNH KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở SYRIA
Ngoài ra, nhiều phương tiện và vũ khí quân sự khác cũng đang được chuyển tới căn cứ quân sự gần biên giới Syria, nơi chiếc phản lực cơ F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công.
Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp triển khai quân đội và vũ khí tới khu vực biên giới chung với Syria kể từ sau khi chính quyền Damascus tuyên bố bắn hạ một máy bay chiến đấu thuộc không quân nước này hồi đầu tuần trước |
Ngày 26/6, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết đã huy động các lực lượng vũ trang tới gần biên giới Syria. Quyết định này được đưa ra 2 ngày sau khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan tuyên bố thay đổi chiến lược quân sự đối với chính quyền Damascus.
Trong cuộc họp nghị viện, Thủ tướng Erdogan khẳng định Syria là “ một mối đe dọa hiện hữu” và vì vậy, bất cứ mục tiêu quân sự nào từ Syria chạm tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đều sẽ bị tiêu diệt.
Trước đó, chính quyền tổng thống al- Assad đã xác nhận dùng một tên lửa chống máy bay tầm xa để "bắn hạ một chiếc phản lực cơ F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ trong không phận Syria".
Tuy nhiên, Ankara đã cáo buộc Syria tấn công máy bay của họ trong không phận quốc tế bằng một tên lửa dẫn đường.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận