Tỉ phú trình làng tàu không gian
Tỉ phú mê phiêu lưu Richard Branson của Anh đã thu hút mọi sự chú ý của giới truyền thông với phiên bản tàu không gian SpaceShipTwo (SS2) tại triển lãm Farnborough gần London (Anh).
Như thường lệ, tỉ phú Branson đã có cuộc xuất hiện một cách hoành tráng và đầy ấn tượng trong tuần triển lãm hàng không tại Farnborough.
Tỉ phú Anh Branson và phiên bản tàu SS2 |
Ông đích thân giới thiệu phiên bản của chiếc SS2 cùng với tuyên bố mình và gia đình sẽ có mặt trên chuyến du lịch không gian đầu tiên do hãng Virgin Galactic thực hiện.
“Rõ ràng đây là chuyến du hành kích thích nhất mà tôi từng trải qua”, theo AFP dẫn lời tỉ phú Anh, nhà sáng lập chương trình không gian Virgin Galactic.
Theo ông, đây là cuộc phiêu lưu trong lĩnh vực kinh doanh, kèm theo đó là sự thỏa mãn niềm đam mê cá nhân, và ông rủ rê luôn hai đứa con (đã trưởng thành) cùng lên chuyến tàu đầu tiên.
Tổng cộng có đến 529 người đăng ký chương trình du lịch vũ trụ, kéo dài 2 giờ đồng hồ và lên đến độ cao 96 km cách mặt đất với giá 200.000 USD/vé.
Mỹ cho phép đầu tư vào Myanmar
Chính phủ Mỹ hôm 11/7 đã bật đèn xanh cho các công ty trong nước được phép đổ tiền đầu tư vào Myanmar sau một thời gian dài cấm vận quốc gia Đông Nam Á này, theo tin tức của hãng AFP.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra thông báo nói trên chỉ vài giờ sau khi cử chính trị gia Derek Mitchell đến Myanmar với tư cách là đại sứ Mỹ. Đây là vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Myanmar sau hơn hai thập kỷ qua.
Đại sứ Mỹ Derek Mitchell (trái) đứng cạnh Tổng thống Myanmar Thein Sein tại Phủ tổng thống Myanmar. Ông vừa đến Myanmar để nhậm chức vào hôm 11/7 |
Các công ty Mỹ đã hối thúc chính quyền Obama sớm hủy bỏ lệnh cấm vận Myanmar vì lo sợ rằng họ sẽ bị mất thị trường béo bở này về tay các công ty đối thủ tại châu Âu và châu Á.
Tuy nhiên, quyết định của Washington lại đang vấp phải trở ngại hiếm hoi từ nữ đại biểu quốc hội Myanmar Aung Suu Kyi, người đã lên tiếng cảnh báo rằng không nên cho phép các công ty nước ngoài liên doanh với Tổng công ty Xăng dầu Myanmar (MOGE) do nhà nước kiểm soát.
Bà Suu Kyi cho rằng MOGE cần phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như quy tắc minh bạch hoạt động của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thái Lan sẽ không rút quân khỏi đền Preah Vihear
Ngày 12/7, Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Sukumpol Suwanatat cho biết nước này sẽ bố trí lại lực lượng mà không rút quân khỏi khu vực tranh chấp xung quanh ngôi đền Preah Vihear.
Việc điều chuyển quân đội sẽ được thực hiện theo kế hoạch quốc phòng hoặc theo yêu cầu tình hình trên thực địa.
Việc điều chuyển quân đội sẽ được thực hiện theo kế hoạch quốc phòng hoặc theo yêu cầu tình hình trên thực địa.
Binh sĩ Thái Lan tại khu vực biên giới với Thái Lan ngôi đền cổ Preah Vihear |
Bình luận thông tin mới đây cho rằng Campuchia sẽ tuyên bố rút quân theo yêu cầu của Tòa quốc tế, ông Sukumpol cho biết hành động đó cũng chỉ đơn thuần là bố trí lại lực lượng chứ không phải rút quân.
Vấn đề rút quân nói trên có thể được thảo luận song phương giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước trong thời gian đoàn Thái Lan tham dự Diễn đàn thương mại ASEAN – Mỹ, tổ chức tại Siem Reap, Campuchia ngày 13/7.
Vấn đề rút quân nói trên có thể được thảo luận song phương giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước trong thời gian đoàn Thái Lan tham dự Diễn đàn thương mại ASEAN – Mỹ, tổ chức tại Siem Reap, Campuchia ngày 13/7.
NATO và Nga điều thêm quân tới Đông Địa Trung Hải
Các nguồn tin khu vực ngày 11/7 cho biết NATO và Nga đều đang phái những lực lượng hải quân lớn tới phía Đông Địa Trung Hải, đối diện với bờ biển của Syria.
Theo đó, Nga đã phái một đội gồm ít nhất 11 tàu chiến từ các căn cứ hạm đội Biển Đen, Biển Bắc và Bantích lên đường tới vùng biển Syria để tham gia diễn tập. NATO cũng điều lực lượng hải quân phản ứng nhanh tới vùng biển, hiện đã có tới 5 tàu chiến của Israel.
Các nguồn tin khu vực ngày 11/7 cho biết NATO và Nga đều đang phái những lực lượng hải quân lớn tới phía Đông Địa Trung Hải, đối diện với bờ biển của Syria.
Theo đó, Nga đã phái một đội gồm ít nhất 11 tàu chiến từ các căn cứ hạm đội Biển Đen, Biển Bắc và Bantích lên đường tới vùng biển Syria để tham gia diễn tập. NATO cũng điều lực lượng hải quân phản ứng nhanh tới vùng biển, hiện đã có tới 5 tàu chiến của Israel.
Ảnh minh họa |
Khối quân sự này còn tăng các chuyến bay giám sát trên Địa Trung Hải xuất phát từ căn cứ không quân Geilenkirchen ở Đức.
Trong khi Pháp được cho là đang tập trung một lực lượng hải quân lớn tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Tàu sân bay Charles de Gaulle R91 của Pháp dự kiến sẽ sớm tới căn cứ hải quân ở bờ biển Đông Bắc của Abu Dhabi, đối diện với Eo biển Hormuz.
Ngoài ra, Pháp cũng đang tăng cường các đơn vị không quân tại căn cứ al-Dhafra, nơi có sự hiện diện lớn của không quân Mỹ.
Trong khi Pháp được cho là đang tập trung một lực lượng hải quân lớn tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).
Tàu sân bay Charles de Gaulle R91 của Pháp dự kiến sẽ sớm tới căn cứ hải quân ở bờ biển Đông Bắc của Abu Dhabi, đối diện với Eo biển Hormuz.
Ngoài ra, Pháp cũng đang tăng cường các đơn vị không quân tại căn cứ al-Dhafra, nơi có sự hiện diện lớn của không quân Mỹ.
Philippines mời thầu 3 lô dầu khí ở Biển Đông
Bất chấp những căng thẳng leo thang trong quan hệ với Trung Quốc ở Biển Đông, Manila vẫn tuyên bố mời thầu 3 lô dầu khí ở khu vực này vào cuối tháng này.
Tham dự diễn đàn năng lượng ở Manila hôm 11/7, Thứ trưởng Năng lượng Philippines James Layug cho hay, Philippines sẽ đấu thầu quyền khai thác, thăm dò 3 lô dầu khí ở Biển Đông vào cuối tháng này.
"Tất nhiên, khu vực mời thầu nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Manila", Thứ trưởng James Layug nói.
Philippines dự định khai thác khí đốt trên Biển Đông |
Trong khi đó, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia đang triển khai hàng loạt hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN để thảo luận về vấn đề nóng nhất: Biển Đông.
Báo chí Trung Quốc khi dẫn lại thông tin Philippines mời thầu dầu khí đã cho rằng, Manila "lựa chọn thời điểm khá nhạy cảm".
3 lô dầu khí nằm ở ngoài khơi đảo Palawan, Philippines, thuộc vùng biển tranh chấp với Trung Quốc, đây được cho là vùng biển có khả năng khai thác nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Khu vực này áp sát với các khu có lượng lớn khí đốt của Philippines, những lô dầu khí này cung cấp khoảng 40% năng lượng cho đảo Luzon của Philippines.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc hội đàm
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 45 (AMM 45) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, chiều 11/7, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì.
Hai bên đã trao đổi ý kiến về quan hệ hai nước thời gian qua, các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong thời gian tới cũng như tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác |
Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại của Việt Nam đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa và việc công khai mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận