(VTC News) - Tàu quân sự Nhật đâm chìm tàu cá; Một phụ nữ Đan Mạch bị cưỡng dâm tập thể tại Ấn Độ;... là những tin đáng chú ý trong ngày.
Tàu quân sự Nhật đâm chìm tàu cá
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MOD) ngày 15/1 xác nhận một tàu vận tải của quân đội nước này đã va chạm mạnh và làm chìm một tàu đánh cá.
Ban đầu truyền thông Nhật Bản đưa tin vụ va chạm xảy ra vào sáng sớm ngày 15/1 tại vùng biển nội địa Seto ở Otake, tỉnh Hiroshima.
Sau đó một quan chức MOD xác nhận lại tàu cá bị chìm do va chạm với tàu Osumi thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) vào lúc 8 giờ (theo giờ địa phương) ngày 15/1.
Vụ va chạm đã làm chìm tàu đánh cá, cả bốn ngư dân trên tàu đã được giải cứu, nhưng hai người vẫn trong tình trạng nguy kịch.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bày tỏ đáng tiếc về sự số trên và cam kết MOD sẽ hợp tác chặt chẽ với Cảnh sát biển để điều tra làm rõ vụ việc.
Hiện Chính phủ Nhật Bản đã lập một ủy ban đặc biệt để tiến hành cuộc điều tra và giải quyết sự cố trên.
Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân mới tới Nhật Bản
Việc triển khai tàu sân bay mới tới Nhật Bản sẽ giúp các lực lượng hải quân Mỹ phản ứng nhanh nhất với các tình huống xảy ra.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin của Hải quân Mỹ hôm 14/1 cho biết, Mỹ sẽ triển khai 1 tàu sân bay hạt nhân mới đến Nhật Bản để thay thế cho tàu sân bay USS George Washington.
Tàu sân bay mới sẽ thay thế nhiệm vụ của USS George Washington có tên gọi USS Ronald Reagan được đưa vào hoạt động từ năm 2003 và hiện neo đậu tại căn cứ hải quân ở San Diego.
Tàu USS Ronald Reagan, cùng với 6.000 thành viên thủy thủ đoàn, sẽ được triển khai đến căn cứ hải quân Yokosuka của Nhật Bản, như một phần trong các nỗ lực quốc phòng của Mỹ nhằm đẩy mạnh khả năng sẵn sàng chiến đấu trong khu vực.
Một phụ nữ Đan Mạch bị cưỡng dâm tập thể tại Ấn Độ
Một phụ nữ Đan Mạch vừa bị cưỡng dâm tập thể tại New Delhi sau khi đi lạc đường và hỏi đường một nhóm đàn ông.
Theo Hãng tin AFP, người phụ nữ 51 tuổi bị nhóm 6 gã đàn ông dùng dao khống chế và cưỡng hiếp sau khi không thể tìm được đường về khách sạn. “Bà ấy bị lạc đường khi vụ cưỡng hiếp xảy ra. Cảnh sát đã xác định được các nghi can và đang thẩm vấn bọn chúng” - một người phát ngôn cảnh sát New Delhi tuyên bố.
Nạn nhân đã kể lại vụ việc cho một người bạn sau khi lết được về đến khách sạn. Bà cho biết đã hỏi đường nhóm đàn ông đó ở gần trạm đường sắt New Delhi. Tuy nhiên chúng đã gí dao vào người bà, dắt đến một khu vực vắng vẻ và cưỡng hiếp bà.
Philippines muốn có thêm 2 khinh hạm đề phòng Trung Quốc
Theo AFP, ngày 15/1, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Emmanuel Bautista cho biết nước này muốn có thêm 2 tàu hải quân của Mỹ để tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển trước những đe dọa từ Trung Quốc.
Theo Tướng Bautista, chủ trương của Manila xuất phát từ cam kết hỗ trợ quân sự của Washington được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố trong chuyến thăm Philippines hồi tháng trước.
Trả lời kênh truyền hình ANC, ông Bautista nói: "Từ năm ngoái, chúng tôi đã nhận thấy có mối đe dọa thực sự liên quan tới công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Trên thực tế, chúng tôi đang phấn đấu có thêm 2 khinh hạm và hy vọng sẽ có trong vài năm nữa."
Ông cũng cho biết lý tưởng nhất là Philippines cần thêm 6 khinh hạm để bảo vệ đường bờ biển dài một cách hiệu quả.
Nguy cơ đảo chính ở Triều Tiên hậu thanh trừng Jang Song-thaek
Cựu đầu bếp người Nhật của cố lãnh đạo Kim Jong-il là Kenji Fujimoto tiết lộ nguy cơ về một cuộc đảo chính quân sự ở Triều Tiên hậu thanh trừng Jang Song-thaek.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Nk News hôm 9/1 ở Tokyo, ông Kenji đã đưa ra một vài phát biểu đáng chú ý mặc dù vợ và con ông hiện vẫn còn sinh sống ở Triều Tiên. Cùng với đó, ông còn bày tỏ sự lo ngại về một cuộc trả thù từ phía chính phủ Bình Nhưỡng.
Trong số đó, ông Kenji cho biết, nguy cơ về một cuộc đảo chính hay nổi dậy quân sự thời kì hậu thanh trừng Song-thaek khi mà quyền lực của gia tộc họ Kim dần yếu thế do sự thiếu vắng các thành viên quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo.
Giới chức Mỹ đề nghị bỏ luật can thiệp quân sự vào Iraq
Ngày 14/1, một số nghị sỹ Mỹ đã đề xuất xóa bỏ đạo luật "Quyền sử dụng lực lượng quân sự " (AUMF) đối với Iraq nhằm ngăn chặn Washington can thiệp quân sự vào quốc gia Vùng Vịnh này trong tương lai.
Phát biểu trước báo giới, nghị sỹ Cộng hòa Rand Paul, người đứng đầu đề xuất trên, cho biết mặc dù cách đây hai năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố kết thúc sứ mệnh chiến đấu của Mỹ tại Iraq, song đạo luật AUMF vẫn có thể cho phép các tổng thống Mỹ tương lai quyền phát động chiến tranh nhằm vào nước này.
Do đó, ông Paul cho rằng đã đến lúc xóa bỏ đạo luật AUMF nhằm chính thức khép lại cuộc chiến tại Iraq trong bối cảnh Washington đã rút toàn bộ binh lính ra khỏi quốc gia này hồi năm 2011.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MOD) ngày 15/1 xác nhận một tàu vận tải của quân đội nước này đã va chạm mạnh và làm chìm một tàu đánh cá.
Ban đầu truyền thông Nhật Bản đưa tin vụ va chạm xảy ra vào sáng sớm ngày 15/1 tại vùng biển nội địa Seto ở Otake, tỉnh Hiroshima.
Tàu Osumi của Nhật - Ảnh: minh họa |
Sau đó một quan chức MOD xác nhận lại tàu cá bị chìm do va chạm với tàu Osumi thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) vào lúc 8 giờ (theo giờ địa phương) ngày 15/1.
Vụ va chạm đã làm chìm tàu đánh cá, cả bốn ngư dân trên tàu đã được giải cứu, nhưng hai người vẫn trong tình trạng nguy kịch.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bày tỏ đáng tiếc về sự số trên và cam kết MOD sẽ hợp tác chặt chẽ với Cảnh sát biển để điều tra làm rõ vụ việc.
Hiện Chính phủ Nhật Bản đã lập một ủy ban đặc biệt để tiến hành cuộc điều tra và giải quyết sự cố trên.
Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân mới tới Nhật Bản
Việc triển khai tàu sân bay mới tới Nhật Bản sẽ giúp các lực lượng hải quân Mỹ phản ứng nhanh nhất với các tình huống xảy ra.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin của Hải quân Mỹ hôm 14/1 cho biết, Mỹ sẽ triển khai 1 tàu sân bay hạt nhân mới đến Nhật Bản để thay thế cho tàu sân bay USS George Washington.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan |
Tàu sân bay mới sẽ thay thế nhiệm vụ của USS George Washington có tên gọi USS Ronald Reagan được đưa vào hoạt động từ năm 2003 và hiện neo đậu tại căn cứ hải quân ở San Diego.
Tàu USS Ronald Reagan, cùng với 6.000 thành viên thủy thủ đoàn, sẽ được triển khai đến căn cứ hải quân Yokosuka của Nhật Bản, như một phần trong các nỗ lực quốc phòng của Mỹ nhằm đẩy mạnh khả năng sẵn sàng chiến đấu trong khu vực.
Một phụ nữ Đan Mạch bị cưỡng dâm tập thể tại Ấn Độ
Một phụ nữ Đan Mạch vừa bị cưỡng dâm tập thể tại New Delhi sau khi đi lạc đường và hỏi đường một nhóm đàn ông.
Người Ấn Độ biểu tình phản đối nạn cưỡng hiếp |
Theo Hãng tin AFP, người phụ nữ 51 tuổi bị nhóm 6 gã đàn ông dùng dao khống chế và cưỡng hiếp sau khi không thể tìm được đường về khách sạn. “Bà ấy bị lạc đường khi vụ cưỡng hiếp xảy ra. Cảnh sát đã xác định được các nghi can và đang thẩm vấn bọn chúng” - một người phát ngôn cảnh sát New Delhi tuyên bố.
Nạn nhân đã kể lại vụ việc cho một người bạn sau khi lết được về đến khách sạn. Bà cho biết đã hỏi đường nhóm đàn ông đó ở gần trạm đường sắt New Delhi. Tuy nhiên chúng đã gí dao vào người bà, dắt đến một khu vực vắng vẻ và cưỡng hiếp bà.
Philippines muốn có thêm 2 khinh hạm đề phòng Trung Quốc
Theo AFP, ngày 15/1, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Emmanuel Bautista cho biết nước này muốn có thêm 2 tàu hải quân của Mỹ để tăng cường bảo vệ chủ quyền trên biển trước những đe dọa từ Trung Quốc.
Khinh hạm BRP Ramon Alcaraz |
Theo Tướng Bautista, chủ trương của Manila xuất phát từ cam kết hỗ trợ quân sự của Washington được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố trong chuyến thăm Philippines hồi tháng trước.
Trả lời kênh truyền hình ANC, ông Bautista nói: "Từ năm ngoái, chúng tôi đã nhận thấy có mối đe dọa thực sự liên quan tới công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Trên thực tế, chúng tôi đang phấn đấu có thêm 2 khinh hạm và hy vọng sẽ có trong vài năm nữa."
Ông cũng cho biết lý tưởng nhất là Philippines cần thêm 6 khinh hạm để bảo vệ đường bờ biển dài một cách hiệu quả.
Nguy cơ đảo chính ở Triều Tiên hậu thanh trừng Jang Song-thaek
Cựu đầu bếp người Nhật của cố lãnh đạo Kim Jong-il là Kenji Fujimoto tiết lộ nguy cơ về một cuộc đảo chính quân sự ở Triều Tiên hậu thanh trừng Jang Song-thaek.
Ông Kenji trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ Nk News hôm 9/1 |
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Nk News hôm 9/1 ở Tokyo, ông Kenji đã đưa ra một vài phát biểu đáng chú ý mặc dù vợ và con ông hiện vẫn còn sinh sống ở Triều Tiên. Cùng với đó, ông còn bày tỏ sự lo ngại về một cuộc trả thù từ phía chính phủ Bình Nhưỡng.
Trong số đó, ông Kenji cho biết, nguy cơ về một cuộc đảo chính hay nổi dậy quân sự thời kì hậu thanh trừng Song-thaek khi mà quyền lực của gia tộc họ Kim dần yếu thế do sự thiếu vắng các thành viên quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo.
Giới chức Mỹ đề nghị bỏ luật can thiệp quân sự vào Iraq
Ngày 14/1, một số nghị sỹ Mỹ đã đề xuất xóa bỏ đạo luật "Quyền sử dụng lực lượng quân sự " (AUMF) đối với Iraq nhằm ngăn chặn Washington can thiệp quân sự vào quốc gia Vùng Vịnh này trong tương lai.
Binh lính Iraq kiểm tra phương tiện giao thông tại một trạm kiểm soát nằm phía đông thủ đô Baghdad ngày 10/1 |
Phát biểu trước báo giới, nghị sỹ Cộng hòa Rand Paul, người đứng đầu đề xuất trên, cho biết mặc dù cách đây hai năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố kết thúc sứ mệnh chiến đấu của Mỹ tại Iraq, song đạo luật AUMF vẫn có thể cho phép các tổng thống Mỹ tương lai quyền phát động chiến tranh nhằm vào nước này.
Do đó, ông Paul cho rằng đã đến lúc xóa bỏ đạo luật AUMF nhằm chính thức khép lại cuộc chiến tại Iraq trong bối cảnh Washington đã rút toàn bộ binh lính ra khỏi quốc gia này hồi năm 2011.
Thục Anh (tổng hợp)
Bình luận