(VTC News) – Phát hiện tàu đắm chứa nhiều châu báu, Nhật phản đối Hàn lập khu huấn luyện quân sự, Tổng thống Hàn sẽ thăm đảo tranh chấp với Nhật, … là những tin nổi bật trong ngày 10/8.
Nếu con tàu đang nằm sâu dưới đáy biển được chứng nhận là con tàu Port-au-Prince, số châu báu có thể vẫn còn trên tàu.
Bà Sandra Fifita, người phát ngôn của Bộ Du lịch Tonga, cho hay: "Số châu báu trên tàu được cho là một lượng lớn đồng, bạc và vàng. Ngoài ra, tàu còn nhiều đồ vật giá trị khác".
Theo thông báo của Bộ Du lịch, các thợ lặn địa phương hiện đang khoanh vùng tàu đắm để tiếp tục nghiên cứu.
Nhật phản đối Hàn lập khu huấn luyện quân sự
Tokyo hôm qua tuyên bố phản đối việc Hàn Quốc thiết lập khu vực huấn luyện quân sự và tổ chức tập trận quần đảo tranh chấp trên biển Nhật Bản.
"Seoul không thể thiết lập vùng trời huấn luyện quân sự trên đảo Takeshima, lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Nhật Bản yêu cầu chính phủ Hàn Quốc hủy bỏ quyết định đó", Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, không phận trên đảo Dokdo/Takeshima được Hàn Quốc thiết lập làm khu vực huấn luyện có chiều dài 90 km từ đông sang tây và 55-110 km từ bắc xuống nam.
Tuy nhiên, Seoul đã từ chối yêu cầu của Tokyo. Quần đảo tranh chấp hiện do Hàn Quốc quản lý trên thực tế.
4 nước tuần tra chung trên sông Mekong
Lực lượng cảnh sát bốn nước Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan hôm qua kết thúc cuộc tuần tra chung trên sông Mekong. Đây là cuộc tuần tra chung lần thứ 5 giữa các bên kể từ tháng 12/2011.
Trong quá trình tuần tra, các bên đã thiết lập "một điểm liên lạc chung" tại vùng sông thuộc khu vực Tam giác Vàng nhằm điều phối nỗ lực tăng cường thực thi luật pháp giữa các bên.
Chỉ huy hoạt động tuần tra của phía Trung Quốc, ông Chu Đức Trung, cho biết cùng với việc không ngừng thúc đẩy hoạt động tuần tra chung trên sông Mekong, bốn nước Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan đã thiết lập cơ chế liên lạc tại khu vực Tam giác Vàng trên sông Mekong, một phần nằm trên lãnh thổ Lào, nơi tình hình trị an hết sức phức tạp.
Việc đẩy mạnh hợp tác an ninh giữa bốn nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các hoạt động chống tội phạm buôn lậu ma túy và buôn lậu vũ khí.
Trong tương lai, bốn nước nêu trên sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa để đảm bảo giữ gìn an ninh chung ở lưu vực sông Mekong.
Tổng thống Hàn sẽ thăm đảo tranh chấp với Nhật
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sẽ thăm một nhóm đảo mà cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền, hiện do Seoul kiểm soát trên thực tế.
Hãng thông tấn Kyodo và một số báo của Nhật Bản dẫn lời các nguồn tin ngoại giao đưa tin Seoul đã thông báo cho Tokyo về chuyến thăm hôm nay của ông Lee tới nhóm đảo mà người Hàn gọi là Dokdo, còn người Nhật gọi là Takeshima.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ Hàn Quốc tới Dokdo/Takeshima - nhóm đảo nằm gần giữa hai nước - từ khi tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh nhóm đảo bùng phát từ vài thập kỷ trước.
Giới chức Nhật Bản khuyến nghị Hàn Quốc hủy chuyến thăm của ông Lee để tránh gây thiệt hại cho quan hệ giữa hai nước.
Indonesia tậu 24 chiến đấu cơ F-16
Indonesia sẽ không mua thêm các máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga mà thay vào đó là chọn các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, Trung tướng không quân Indonesia Eris Herryanto cho biết hôm qua.
Không quân Indonesia hiện có 10 máy bay Su-30 và Su-27 và thêm 6 chiến đấu cơ Sukhoi khác sẽ được bàn giao trong tương lai.
Ông Herryanto, tổng thư ký Bộ quốc phòng Indonesia, cho hay nước này đang chuẩn bị ngân sách để thực hiện việc tân trang hạm đội hiện thời gồm 15 chiếc C-130 của hãng Lockheed Martin, cũng như mua 4 chiếc C-130H từ Australia và nâng cấp chúng. Indonesia cũng sẽ mua thêm các máy bay vận tải Aerospace CN-295 do nước này chế tạo.
“Chúng tôi đang chờ 24 chiếc chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ. Với số này, chúng tôi sẽ có đủ máy bay chiến đấu cho 20 năm tới. Và điều đó có nghĩa là chúng tôi không cần mua thêm các máy bay Sukhoi”, ông Herryanto nói.
Trung Quốc đưa tàu sân bay vào trực chiến
Hãng Thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 9/8 đưa tin Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10).
Theo nguồn tin trên, tàu sân bay Trung Quốc Thi Lang được tu sửa và nâng cấp, trên cơ sở "mua sắt vụn" chiếc tàu Varyag của Liên Xô cũ từ phía Ukraine năm 1998.
Hiện tàu này chưa có tên chính thức, nhưng đã được đưa vào chạy thử chín lần. Lần cuối cùng tàu sân bay Trung Quốc ra khơi vào ngày 30/7, với hải trình 25 ngày đêm. Đây được coi là lần chạy thử lâu nhất kể từ khi Varyag ra khơi lần đầu tiên vào tháng 8/2011.
Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chiếc tàu đã được Trung Quốc tân trang lại toàn bộ với nhiệm vụ mới là phương tiện huấn luyện và nghiên cứu.
Tàu sân bay Varyag chạy thử lần đầu tiên từ một cảng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc, ngày 10/8/2011.
Syria có thủ tướng mới
Ngày 9/8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bổ nhiệm Bộ trưởng Y tế Wael al-Halqi lên làm thủ tướng mới thay thế cho cựu thủ tướng Riyad Hijab - người vừa mới đào tẩu sang Jordan đầu tuần qua.
“Tổng thống đã ký sắc lệnh số 298, chỉ định ông Wael al-Halqi làm thủ tướng mới”, kênh truyền hình Al Arabiya trích dẫn nguồn tin từ truyền hình quốc gia Syria cho hay.
Theo Hãng tin RIA (Nga), ông Wael al-Halqi, 48 tuổi, người tỉnh miền Nam Deraa - nơi đầu tiên diễn ra các cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad.
Quan chức này đã tốt nghiệp khoa y Trường đại học Damascus năm 1987, hiện có vợ và 4 con.
Ông Halqi sẽ thay thế cho thủ tướng lâm thời Omar Ghalawanji - người được giao trọng trách lãnh đạo nội các vài giờ sau khi cựu thủ tướng Riyad Hijab tẩu thoát.
Ngày 6/8, ông Hijab tuyên bố mình đã đào tẩu khỏi chính quyền của Tổng thống Assad và gia nhập lực lượng đối lập.
Vài giờ trước khi ông Hijab xuất hiện tại Jordan, truyền hình quốc gia Syria thông báo ông bị cách chức nhưng không đưa ra bất kỳ lý do cụ thể nào.
Phát hiện tàu đắm chứa nhiều châu báu ở Tonga
Người thợ lặn ở Tonga vừa phát hiện thấy tàn tích con tàu 200 năm tuổi với số lượng châu báu lớn, được cho là con tàu huyền thoại Port-au-Prince.
Port-au-Prince bị những chiến binh địa phương tấn công vào năm 1806 sau khi cập cảng ở Tonga. Nhiều người trong số thủy thủ đoàn khi đó đã bị hành quyết theo lệnh của Nhà vua Finau Ulukalala II.
Con tàu trên từng bị cho là mất tích cho đến khi một thợ lặn địa phương phát hiện được những mảnh vỡ trên hòn đảo Foa, vốn có những đặc điểm tương tự con tàu bị đắm.
>>Phát hiện tàu đắm của huyền thoại cướp biển Morgan
Hòn đảo Foa |
Nếu con tàu đang nằm sâu dưới đáy biển được chứng nhận là con tàu Port-au-Prince, số châu báu có thể vẫn còn trên tàu.
Bà Sandra Fifita, người phát ngôn của Bộ Du lịch Tonga, cho hay: "Số châu báu trên tàu được cho là một lượng lớn đồng, bạc và vàng. Ngoài ra, tàu còn nhiều đồ vật giá trị khác".
Theo thông báo của Bộ Du lịch, các thợ lặn địa phương hiện đang khoanh vùng tàu đắm để tiếp tục nghiên cứu.
Nhật phản đối Hàn lập khu huấn luyện quân sự
Tokyo hôm qua tuyên bố phản đối việc Hàn Quốc thiết lập khu vực huấn luyện quân sự và tổ chức tập trận quần đảo tranh chấp trên biển Nhật Bản.
"Seoul không thể thiết lập vùng trời huấn luyện quân sự trên đảo Takeshima, lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Nhật Bản yêu cầu chính phủ Hàn Quốc hủy bỏ quyết định đó", Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Đảo Dokdo/Takeshima |
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, không phận trên đảo Dokdo/Takeshima được Hàn Quốc thiết lập làm khu vực huấn luyện có chiều dài 90 km từ đông sang tây và 55-110 km từ bắc xuống nam.
Tuy nhiên, Seoul đã từ chối yêu cầu của Tokyo. Quần đảo tranh chấp hiện do Hàn Quốc quản lý trên thực tế.
4 nước tuần tra chung trên sông Mekong
Lực lượng cảnh sát bốn nước Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan hôm qua kết thúc cuộc tuần tra chung trên sông Mekong. Đây là cuộc tuần tra chung lần thứ 5 giữa các bên kể từ tháng 12/2011.
Trong quá trình tuần tra, các bên đã thiết lập "một điểm liên lạc chung" tại vùng sông thuộc khu vực Tam giác Vàng nhằm điều phối nỗ lực tăng cường thực thi luật pháp giữa các bên.
>>Trung Quốc bắt đầu tuần tra chung trên sông Mekong
Cảnh sát biên giới Trung Quốc tham gia tuần tra chung trên sông Mekong |
Chỉ huy hoạt động tuần tra của phía Trung Quốc, ông Chu Đức Trung, cho biết cùng với việc không ngừng thúc đẩy hoạt động tuần tra chung trên sông Mekong, bốn nước Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan đã thiết lập cơ chế liên lạc tại khu vực Tam giác Vàng trên sông Mekong, một phần nằm trên lãnh thổ Lào, nơi tình hình trị an hết sức phức tạp.
Việc đẩy mạnh hợp tác an ninh giữa bốn nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các hoạt động chống tội phạm buôn lậu ma túy và buôn lậu vũ khí.
Trong tương lai, bốn nước nêu trên sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa để đảm bảo giữ gìn an ninh chung ở lưu vực sông Mekong.
Tổng thống Hàn sẽ thăm đảo tranh chấp với Nhật
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sẽ thăm một nhóm đảo mà cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền, hiện do Seoul kiểm soát trên thực tế.
Hãng thông tấn Kyodo và một số báo của Nhật Bản dẫn lời các nguồn tin ngoại giao đưa tin Seoul đã thông báo cho Tokyo về chuyến thăm hôm nay của ông Lee tới nhóm đảo mà người Hàn gọi là Dokdo, còn người Nhật gọi là Takeshima.
Nhóm đảo đá Dokdo/Takeshima |
Đây là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ Hàn Quốc tới Dokdo/Takeshima - nhóm đảo nằm gần giữa hai nước - từ khi tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xung quanh nhóm đảo bùng phát từ vài thập kỷ trước.
Giới chức Nhật Bản khuyến nghị Hàn Quốc hủy chuyến thăm của ông Lee để tránh gây thiệt hại cho quan hệ giữa hai nước.
Indonesia tậu 24 chiến đấu cơ F-16
Indonesia sẽ không mua thêm các máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga mà thay vào đó là chọn các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, Trung tướng không quân Indonesia Eris Herryanto cho biết hôm qua.
Không quân Indonesia hiện có 10 máy bay Su-30 và Su-27 và thêm 6 chiến đấu cơ Sukhoi khác sẽ được bàn giao trong tương lai.
Các máy bay chiến đấu F-11 |
Ông Herryanto, tổng thư ký Bộ quốc phòng Indonesia, cho hay nước này đang chuẩn bị ngân sách để thực hiện việc tân trang hạm đội hiện thời gồm 15 chiếc C-130 của hãng Lockheed Martin, cũng như mua 4 chiếc C-130H từ Australia và nâng cấp chúng. Indonesia cũng sẽ mua thêm các máy bay vận tải Aerospace CN-295 do nước này chế tạo.
“Chúng tôi đang chờ 24 chiếc chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ. Với số này, chúng tôi sẽ có đủ máy bay chiến đấu cho 20 năm tới. Và điều đó có nghĩa là chúng tôi không cần mua thêm các máy bay Sukhoi”, ông Herryanto nói.
Trung Quốc đưa tàu sân bay vào trực chiến
Hãng Thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 9/8 đưa tin Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10).
Theo nguồn tin trên, tàu sân bay Trung Quốc Thi Lang được tu sửa và nâng cấp, trên cơ sở "mua sắt vụn" chiếc tàu Varyag của Liên Xô cũ từ phía Ukraine năm 1998.
Tàu sân bay của Trung Quốc |
Hiện tàu này chưa có tên chính thức, nhưng đã được đưa vào chạy thử chín lần. Lần cuối cùng tàu sân bay Trung Quốc ra khơi vào ngày 30/7, với hải trình 25 ngày đêm. Đây được coi là lần chạy thử lâu nhất kể từ khi Varyag ra khơi lần đầu tiên vào tháng 8/2011.
Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chiếc tàu đã được Trung Quốc tân trang lại toàn bộ với nhiệm vụ mới là phương tiện huấn luyện và nghiên cứu.
Tàu sân bay Varyag chạy thử lần đầu tiên từ một cảng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc, ngày 10/8/2011.
Syria có thủ tướng mới
Ngày 9/8, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bổ nhiệm Bộ trưởng Y tế Wael al-Halqi lên làm thủ tướng mới thay thế cho cựu thủ tướng Riyad Hijab - người vừa mới đào tẩu sang Jordan đầu tuần qua.
“Tổng thống đã ký sắc lệnh số 298, chỉ định ông Wael al-Halqi làm thủ tướng mới”, kênh truyền hình Al Arabiya trích dẫn nguồn tin từ truyền hình quốc gia Syria cho hay.
Ông Riyad Hijab, Thủ tướng mới của Syria |
Theo Hãng tin RIA (Nga), ông Wael al-Halqi, 48 tuổi, người tỉnh miền Nam Deraa - nơi đầu tiên diễn ra các cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad.
Quan chức này đã tốt nghiệp khoa y Trường đại học Damascus năm 1987, hiện có vợ và 4 con.
Ông Halqi sẽ thay thế cho thủ tướng lâm thời Omar Ghalawanji - người được giao trọng trách lãnh đạo nội các vài giờ sau khi cựu thủ tướng Riyad Hijab tẩu thoát.
Ngày 6/8, ông Hijab tuyên bố mình đã đào tẩu khỏi chính quyền của Tổng thống Assad và gia nhập lực lượng đối lập.
Vài giờ trước khi ông Hijab xuất hiện tại Jordan, truyền hình quốc gia Syria thông báo ông bị cách chức nhưng không đưa ra bất kỳ lý do cụ thể nào.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận