(VTC News) - “Tên lửa Đài Loan có khả năng tấn công hải quân Trung Quốc”; Hé lộ kế hoạch chế tạo bom hạt nhân thứ hai của Iran; … là những tin đáng chú ý trong ngày 27/2.
Mỹ triển khai tàu tác chiến ven biển tới Singapore
Hải quân Mỹ sẽ triển khai tàu tác chiến ven bờ USS Freedom đến Singapore vào đầu tháng tới, trong lần đầu tiên cử loại tàu này ra nước ngoài.
Press TV hôm 25/2 dẫn lời hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến ven bờ USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1/3 để tới Singapore.
Hải quân Mỹ sẽ triển khai tàu tác chiến ven bờ USS Freedom đến Singapore vào đầu tháng tới, trong lần đầu tiên cử loại tàu này ra nước ngoài.
Press TV hôm 25/2 dẫn lời hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến ven bờ USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1/3 để tới Singapore.
Tàu tác chiến ven bờ USS Freedom |
Tàu USS Freedom dài 115 m, là tàu đầu tiên thuộc lớp tàu này, được đưa vào phục vụ năm 2008. Nó đã phải mất nhiều năm để bước ra từ bản vẽ đến việc thực sự phục vụ do hàng loạt các vấn đề liên quan đến các vết nứt, hệ thống thông tin liên lạc và vấn đề ăn mòn thân tàu.
Tàu được thiết kế nhằm chiến đấu ở vùng biển duyên hải, và kết cấu môđun của tàu cho phép nó đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ. Tốc độ tối đa của tàu là 40 hải lý/giờ.
Trong chuyến đi dự kiến kéo dài 8 tháng, tàu Freedom sẽ thực hiện những chiến dịch an ninh hàng hải, tham gia triển lãm quốc tế và huấn luyện cùng tàu các nước khác, theo trang Navy.Patch.com.
“Tên lửa Đài Loan có khả năng tấn công hải quân Trung Quốc”
Đài Loan có khả năng gây thiệt hại nặng nề cho hải quân Trung Quốc bằng tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3, trang Strategy Page có trụ sở tại Mỹ chuyên về các vấn đề quân sự và quốc phòng mới đây cho biết.
Strategy Page đưa tin, hải quân Đài Loan gần đây đã trang bị tên lửa Hùng Phong-3 cho 16 trong số các tàu chiến của hòn đảo này. 4 tàu khu trục, 12 tàu hộ tống loại nhỏ và 31 tàu tuần tra cũng được bố trí tên lửa hiện đại này.
Tên lửa Hùng Phong-3 |
Các tên lửa tốc độ dưới âm trên 8 tàu chiến lớp Perry và 6 tàu lớp Lafayette cũng sẽ được thay thế bằng các tên lửa Hùng Phong-3, nguồn tin trên cho biết thêm.
Với đầu đạn nặng 181kg và tốc độ tối đa 2.300km/h, Hùng Phong-3 có thể phát hiện và tấn công tàu đối phương bằng hệ thống dẫn đường quán tính và GPS.
Tên lửa Hùng Phong-3 được tiết lộ lần đầu tiên trong một cuộc diễu binh hồi năm 2007. Tuy nhiên, trang Strategy Page cho hay chính quyền Đài Loan đã “im hơi lặng tiếng” về Hùng Phong-3 để tránh báo chí “săm soi” các sự cố phát triển của loại tên lửa này.
Tàu sân bay Liêu Ninh cập cảng quân sự Thanh Đảo
THX đưa tin theo một tuyên bố của quân đội Trung Quốc, sáng 27/2, tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên "Liêu Ninh" đã neo đậu tại một quân cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông ở miền Đông nước này.
Động thái này cho thấy cảng tàu sân bay ở Thanh Đảo được xây dựng trong bốn năm, đã tạo dựng được các cơ sở hậu cần.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc |
Tàu Liêu Ninh đã rời xưởng đóng tàu Đại Liên hôm 26/2 để tới Thanh Đảo. Trong hải trình này, tàu sân bay này đã trải qua các đợt thử nghiệm về hệ thống vũ khí.
Hé lộ kế hoạch chế tạo bom hạt nhân thứ hai của Iran
Tờ Telegraph hôm 26/2 khẳng định Iran đang "triển khai kế hoạch B" để chế tạo bom hạt nhân bằng cách vận hành một nhà máy nước nặng có thể sản xuất plutonium.
Tờ báo ở Anh đã đăng tải những hình ảnh chụp từ vệ tinh tiết lộ nhà máy sản xuất nước nặng Arak của Iran đã đi vào hoạt động, làm dấy lên lo ngại nước này đang cố gắng sản xuất plutonium cho một quả bom hạt nhân.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy làn hơi nước bốc lên từ nhà máy nước nặng Ara |
Các hình ảnh đăng tải trên website của tờ Telegraph cho thấy hơi nước bốc lên từ các máy làm lạnh cưỡng bức, gợi ý rằng việc sản xuất nước nặng đang diễn ra tại đây. Nhà máy này vốn "cấm cửa" với các thanh sát viên quốc tế trong 18 tháng qua.
Nước nặng là nguyên liệu cần thiết cho các lò phản ứng sản xuất plutonium, theo AFP.
Phát hiện nguồn gốc thiên thạch Nga
Sau khi nghiên cứu hướng đi của thiên thạch Nga, các chuyên gia đoán rằng nó đến từ vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Các nhà thiên văn học đã tính toán được nguồn gốc của thiên thạch nổ tung trên bầu trời Nga khiến ít nhất 1.200 người bị thương.
Họ sử dụng các clip quay của những người không chuyên để dựng lại chuyến hành trình định mệnh của thiên thạch. Kết quả cho thấy nó thuộc họ hàng đá trời nổi tiếng, gọi là các tiểu hành tinh Apollo, và nhiều khả năng đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Quỹ đạo của thiên thạch Nga, ký hiệu ChM |
Hàng chục đoạn clip về quả cầu lửa lao đến từ trời cao đã được ghi lại bằng điện thoại di động, hệ thống camera an ninh… Và nhóm chuyên gia của Đại học Antioquia (Colombia) đã chọn được hai clip có thể xác định được nguồn gốc của nó.
Nhóm nghiên cứu ước tính được thiên thạch di chuyển với tốc độ từ 13 đến 19 km/giây, sáng rực trên bầu trời Korkin khi ở độ cao từ 32 đến 47 km.
Các tiểu hành tinh Apollo là nhóm xuyên ngang quỹ đạo của Trái đất. Apollo đầu tiên đã được phát hiện vào năm 1918 nhờ công của nhà thiên văn học Max Wolf ở Heidelberg, Đức.
Trung Quốc tiến hành 40 cuộc tập trận trong năm nay
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ tiến hành 40 cuộc tập trận trong năm 2013 nhằm tăng cường năng lực chiến đấu, theo Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng tham mưu PLA.
Thông báo được đưa ra vào hôm 26.2 cho biết PLA sẽ đặt các lợi ích liên quan đến an ninh cốt lõi ở vị trí nổi bật hơn và sẽ tăng cường các cuộc tập trận bắn đạn thật và đối đầu, theo Tân Hoa xã.
Một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc |
Các cuộc tập trận với cường độ mạnh và khó hơn nhằm cải thiện năng lực chiến đấu của quân đội cũng như giúp các binh sĩ chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh, theo thông báo.
Theo Cục Quân huấn, các cuộc tập trận sẽ bao gồm phối hợp tác chiến trên không và trên bộ, đối đầu bắn đạn thật ngoài biển và phối hợp phòng không.
Khánh Thục (tổng hợp)
Bình luận