(VTC News) - Hàn Quốc muốn tậu máy bay do thám tối tân Mỹ; một loạt cường quốc Thái Bình Dương tập trận; người Mỹ đổi súng lấy quà sau thảm sát;… là những tin đáng chú ý trong ngày 27/12.
Israel tăng cường lực lượng dọc biên giới với Ai Cập
Quân đội Israel ngày 26/12 đã công bố việc thành lập lữ đoàn thứ ba để bổ sung cho sư đoàn miền Nam của nước này đang triển khai dọc biên giới với Ai Cập.
Trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ ở ngoại ô thành phố cảng Eilat bên bờ Biển Đỏ, các quan chức cấp cao thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết vào tháng tới sẽ hoàn tất việc thiết lập hàng rào công nghệ cao dọc đường biên giới dài 240 km với Ai Cập.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Phương Nam Tal Russo tuyên bố IDF đang điều chỉnh "khái niệm tác chiến" nhằm đối phó với hàng loạt mối đe dọa mới, trong đó có việc gia tăng các vụ đột kích qua biên giới cũng như các cuộc tấn công bằng rốckét của các chiến binh đóng căn cứ tại bán đảo Sinai nhằm vào thường dân và binh sĩ Israel.
Ông Russo chỉ rõ việc tăng mạnh các cuộc tuần tra và giám sát điện tử trên biên giới tại khu vực phụ cận Eilat đã "làm giảm đáng kể hoạt động thâm nhập dọc biên giới".
Việc tăng cường an ninh bao gồm lắp đặt rađa và hệ thống anten cảm biến rung có tác dụng báo hiệu cho các sĩ quan trực chiến nhận biết vị trí xảy ra vụ thâm nhập.
Hàn Quốc muốn tậu máy bay do thám tối tân Mỹ
Chính quyền Mỹ đã chính thức đề xuất một hợp đồng mua bán các loại máy bay do thám tối tân gây tranh cãi với Hàn Quốc.
Nếu hợp đồng này suôn sẻ, Hàn Quốc có thể củng cố tiềm lực quốc phòng trước bất kỳ cuộc tấn công tiềm năng nào từ phía Triều Tiên.
Seoul đang xem xét mua 4 máy bay không người lái RQ-4 “Global Hawk” của hãng Northrop Grumman Corp với tổng trị giá 1,2 tỉ USD. Hàn Quốc cần tới những hệ thống như vậy để nhận trách nhiệm thu thập thông tin tình báo từ Chỉ huy lực lượng kết hợp do Mỹ dẫn đầu từ năm 2015.
“Thương vụ đề xuất RQ-4 này sẽ duy trì tiềm lực thu thập thông tin tình báo, do thám và giám sát và sẽ đảm bảo rằng liên minh có khả năng duy giám sát và phát hiện các mối đe dọa trong khu vực kể từ năm 2015 trở đi” – trích tuyên bố của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc.
Washington cũng đồng ý với Seoul sẽ chuyển giao bộ chỉ huy lực lượng Hàn Quốc vào cuối thập kỷ này.
Một loạt cường quốc Thái Bình Dương tập trận
Australia và Trung Quốc đang lên kế hoạch tập trận quân sự chung với sự tham gia của Mỹ và các quốc gia khác để đảm bảo ổn định trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Hurley cho biết, kế hoạch này vẫn đang là dự định ‘trong phạm vi trước mắt’.
Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh Washington tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược sống còn là châu Á – Thái Bình Dương.
Chiến lược đặt châu Á làm trọng tâm của Washington bao gồm việc hải quân Mỹ hiện diện trong khu vực và triển khai hơn 2.500 lính thủy đánh bộ ở gần thành phố cảng Darwin của Australia.
Đội quân lính thủy đánh bộ Mỹ tại Australia đã khiến Bắc Kinh khó chịu và coi sự hiện diện của họ là một bằng chức về ‘tâm lý Chiến tranh Lạnh’.
Ông Hurley cũng cho biết thêm là các lãnh đạo quân đội của Australia và Trung Quốc đã thảo luận về các cuộc tập trận chung ‘về mặt nguyên tắc’.
Philippines lên án Trung Quốc xây dựng 'Tam Sa'
Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc tại những hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông là hành động vi phạm luật quốc tế.
"Hành động của Trung Quốc để củng cố 'thành phố Tam Sa' và tuyên bố đường 9 đoạn của mình là vi phạm luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển", Inquirer dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói.
Người phát ngôn của Philippines cũng cho biết sẽ tiến hành các biện pháp về chính trị, pháp luật và ngoại giao để giải quyết vấn đề tranh chấp với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough và các đảo khác trong khu vực.
Ngoài Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, tuyến đường giao thông huyết mạch của thương mại quốc tế và có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc dẫn lời chủ tịch tỉnh Hải Nam Tưởng Định Chi cho biết chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng cho cái gọi là thành phố Tam Sa trên Biển Đông. Số tiền này sẽ được dùng để xây dựng sân bay, bến cảng và việc thi hành luật biển và nghề cá, chi cho các tàu tuần tra và tàu cung ứng.
Người Mỹ đổi súng lấy quà sau thảm sát
Thành phố Los Angeles, Mỹ, hôm qua chứng kiến một hàng dài xe ô tô của những người tự nguyện đổi súng lấy phiếu quà tặng 200 USD, một sự kiện có ý nghĩa được tổ chức sau vụ thảm sát ở Connecticut.
Chính quyền thành phố Los Angeles (LA) cam kết sẽ không đưa ra câu hỏi nào tại sự kiện này, nơi nhiều người Mỹ bàn giao trực tiếp các vũ khí của họ từ xe ô tô để đổi lấy các thẻ quà tặng mua hàng. Họ sẽ được tặng lại một thẻ mua hàng trị giá 100 USD nếu đổi súng lục, súng ngắn hay súng trường, và thẻ 200 USD cho các loại vũ khí tự động.
Một số nhà hoạt động ủng hộ dùng súng lại biến sự kiện này thành một cuộc biểu tình phản đối chương trình đổi súng lấy quà vốn được tổ chức thường niên ở LA, nhằm cố gắng thuyết phục những người dùng súng giao nộp vũ khí để tiêu hủy.
Trung sĩ Rudy Lopez, sở cảnh sát LA, cho hay sự kiện đã diễn ra thành công hơn so với những năm trước đây.
"Nhiều người đã xếp hàng chờ một tiếng rưỡi và chúng tôi đã nhận được 420 khẩu súng ngắn, súng trường và súng lục", ông cho biết vào giữa ngày hôm qua. "Mọi người đều muốn làm một điều gì đó để giảm bớt súng ống trên các đường phố".
Philippine "tậu" 3 trực thăng tuần tra biển
Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng Philippine thông báo sẽ tiến hành mua 3 trực thăng hải quân nhằm củng cố và hiện đại hóa quân đội giữa lúc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc chưa hạ nhiệt.
3 trực thăng quân đội Philippine sắp được trang bị do AgustaWestland, một liên doanh giữa Anh và Italia sản xuất mang mã hiệu AW 109 Power. Tổng chi phí cho thương vụ mua sắm này là 1,337 tỷ peso (tương đương 32,5 triệu USD).
Theo Bộ Quốc phòng Philippine đây là một phần trong chương trình mua sắm khẩn cấp nhằm thực thi kế hoạch hiện đại hóa quân đội. “Việc mua 3 trực thăng hải quân là một bước đi vững chắc hướng tới việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hải quân Philippine và các lực lượng vũ trang của chúng ta nói chung”, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin khẳng định.
Theo AFP, ông Gazmin cho rằng với đợt mua sắm này cũng như các kế hoạch đang chờ thực thi khác, lực lượng vũ trang Philippine đang cho thấy rõ ý định “bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ”.
Quân đội Israel ngày 26/12 đã công bố việc thành lập lữ đoàn thứ ba để bổ sung cho sư đoàn miền Nam của nước này đang triển khai dọc biên giới với Ai Cập.
Trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ ở ngoại ô thành phố cảng Eilat bên bờ Biển Đỏ, các quan chức cấp cao thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết vào tháng tới sẽ hoàn tất việc thiết lập hàng rào công nghệ cao dọc đường biên giới dài 240 km với Ai Cập.
Cờ 2 nước Ai Cập và Israel |
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Phương Nam Tal Russo tuyên bố IDF đang điều chỉnh "khái niệm tác chiến" nhằm đối phó với hàng loạt mối đe dọa mới, trong đó có việc gia tăng các vụ đột kích qua biên giới cũng như các cuộc tấn công bằng rốckét của các chiến binh đóng căn cứ tại bán đảo Sinai nhằm vào thường dân và binh sĩ Israel.
Ông Russo chỉ rõ việc tăng mạnh các cuộc tuần tra và giám sát điện tử trên biên giới tại khu vực phụ cận Eilat đã "làm giảm đáng kể hoạt động thâm nhập dọc biên giới".
Việc tăng cường an ninh bao gồm lắp đặt rađa và hệ thống anten cảm biến rung có tác dụng báo hiệu cho các sĩ quan trực chiến nhận biết vị trí xảy ra vụ thâm nhập.
Hàn Quốc muốn tậu máy bay do thám tối tân Mỹ
Chính quyền Mỹ đã chính thức đề xuất một hợp đồng mua bán các loại máy bay do thám tối tân gây tranh cãi với Hàn Quốc.
Nếu hợp đồng này suôn sẻ, Hàn Quốc có thể củng cố tiềm lực quốc phòng trước bất kỳ cuộc tấn công tiềm năng nào từ phía Triều Tiên.
Máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ |
Seoul đang xem xét mua 4 máy bay không người lái RQ-4 “Global Hawk” của hãng Northrop Grumman Corp với tổng trị giá 1,2 tỉ USD. Hàn Quốc cần tới những hệ thống như vậy để nhận trách nhiệm thu thập thông tin tình báo từ Chỉ huy lực lượng kết hợp do Mỹ dẫn đầu từ năm 2015.
“Thương vụ đề xuất RQ-4 này sẽ duy trì tiềm lực thu thập thông tin tình báo, do thám và giám sát và sẽ đảm bảo rằng liên minh có khả năng duy giám sát và phát hiện các mối đe dọa trong khu vực kể từ năm 2015 trở đi” – trích tuyên bố của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc.
Washington cũng đồng ý với Seoul sẽ chuyển giao bộ chỉ huy lực lượng Hàn Quốc vào cuối thập kỷ này.
Một loạt cường quốc Thái Bình Dương tập trận
Australia và Trung Quốc đang lên kế hoạch tập trận quân sự chung với sự tham gia của Mỹ và các quốc gia khác để đảm bảo ổn định trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Hurley cho biết, kế hoạch này vẫn đang là dự định ‘trong phạm vi trước mắt’.
Các lính thủy đánh bộ Mỹ và Australia nghe Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại căn cứ quân sự Mỹ tại Australia |
Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh Washington tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược sống còn là châu Á – Thái Bình Dương.
Chiến lược đặt châu Á làm trọng tâm của Washington bao gồm việc hải quân Mỹ hiện diện trong khu vực và triển khai hơn 2.500 lính thủy đánh bộ ở gần thành phố cảng Darwin của Australia.
Đội quân lính thủy đánh bộ Mỹ tại Australia đã khiến Bắc Kinh khó chịu và coi sự hiện diện của họ là một bằng chức về ‘tâm lý Chiến tranh Lạnh’.
Ông Hurley cũng cho biết thêm là các lãnh đạo quân đội của Australia và Trung Quốc đã thảo luận về các cuộc tập trận chung ‘về mặt nguyên tắc’.
Philippines lên án Trung Quốc xây dựng 'Tam Sa'
Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc tại những hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông là hành động vi phạm luật quốc tế.
"Hành động của Trung Quốc để củng cố 'thành phố Tam Sa' và tuyên bố đường 9 đoạn của mình là vi phạm luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển", Inquirer dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói.
Trung Quốc xây dựng trái phép đường băng và nhiều công trình khác trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam |
Người phát ngôn của Philippines cũng cho biết sẽ tiến hành các biện pháp về chính trị, pháp luật và ngoại giao để giải quyết vấn đề tranh chấp với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough và các đảo khác trong khu vực.
Ngoài Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, tuyến đường giao thông huyết mạch của thương mại quốc tế và có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc dẫn lời chủ tịch tỉnh Hải Nam Tưởng Định Chi cho biết chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng cho cái gọi là thành phố Tam Sa trên Biển Đông. Số tiền này sẽ được dùng để xây dựng sân bay, bến cảng và việc thi hành luật biển và nghề cá, chi cho các tàu tuần tra và tàu cung ứng.
Người Mỹ đổi súng lấy quà sau thảm sát
Thành phố Los Angeles, Mỹ, hôm qua chứng kiến một hàng dài xe ô tô của những người tự nguyện đổi súng lấy phiếu quà tặng 200 USD, một sự kiện có ý nghĩa được tổ chức sau vụ thảm sát ở Connecticut.
Chính quyền thành phố Los Angeles (LA) cam kết sẽ không đưa ra câu hỏi nào tại sự kiện này, nơi nhiều người Mỹ bàn giao trực tiếp các vũ khí của họ từ xe ô tô để đổi lấy các thẻ quà tặng mua hàng. Họ sẽ được tặng lại một thẻ mua hàng trị giá 100 USD nếu đổi súng lục, súng ngắn hay súng trường, và thẻ 200 USD cho các loại vũ khí tự động.
Một rổ súng mà cảnh sát LA nhận được trong sự kiện đổi súng lấy quà hôm qua |
Một số nhà hoạt động ủng hộ dùng súng lại biến sự kiện này thành một cuộc biểu tình phản đối chương trình đổi súng lấy quà vốn được tổ chức thường niên ở LA, nhằm cố gắng thuyết phục những người dùng súng giao nộp vũ khí để tiêu hủy.
Trung sĩ Rudy Lopez, sở cảnh sát LA, cho hay sự kiện đã diễn ra thành công hơn so với những năm trước đây.
"Nhiều người đã xếp hàng chờ một tiếng rưỡi và chúng tôi đã nhận được 420 khẩu súng ngắn, súng trường và súng lục", ông cho biết vào giữa ngày hôm qua. "Mọi người đều muốn làm một điều gì đó để giảm bớt súng ống trên các đường phố".
Philippine "tậu" 3 trực thăng tuần tra biển
Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng Philippine thông báo sẽ tiến hành mua 3 trực thăng hải quân nhằm củng cố và hiện đại hóa quân đội giữa lúc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc chưa hạ nhiệt.
3 trực thăng quân đội Philippine sắp được trang bị do AgustaWestland, một liên doanh giữa Anh và Italia sản xuất mang mã hiệu AW 109 Power. Tổng chi phí cho thương vụ mua sắm này là 1,337 tỷ peso (tương đương 32,5 triệu USD).
Một rổ súng mà cảnh sát LA nhận được trong sự kiện đổi súng lấy quà hôm qua |
Theo Bộ Quốc phòng Philippine đây là một phần trong chương trình mua sắm khẩn cấp nhằm thực thi kế hoạch hiện đại hóa quân đội. “Việc mua 3 trực thăng hải quân là một bước đi vững chắc hướng tới việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hải quân Philippine và các lực lượng vũ trang của chúng ta nói chung”, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin khẳng định.
Theo AFP, ông Gazmin cho rằng với đợt mua sắm này cũng như các kế hoạch đang chờ thực thi khác, lực lượng vũ trang Philippine đang cho thấy rõ ý định “bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ”.
Khánh Thục (tổng hợp)
Bình luận